Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 13 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Hoạt động trải nghiệm (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 gồm 13 đề thi sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 13 Đề thi học kì 1 HĐTN, HN 6 sách mới, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử – Địa lí. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo

1.1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

UBND THÀNH PHỐ…….
TRƯỜNG THCS….……

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
HƯỚNG NGHIỆP KHỐI 6
THỜI GIAN: 45 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Những biểu hiện nào của cơ thể cho thấy ta đang nóng giận?

A. Người nóng dần lên, tim đạp nhanh và thở gấp hơn.
B. Hoa mắt, chóng mặt.
C. Đau đầu.
D. Khó thở, tim đập nhanh.

Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự tức giận?

A. Lá lành đùm lá rách.
B. Cả giận mất khôn.
C. Đổ thêm dầu vào lửa.
D. Nhất quỷ nhì ma.

Câu 3: Để tạo niềm vui và sự thư giãn, chúng ta có thể:

A. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
B. Dành thời gian cho những sở thích cá nhân.
C. Thử làm một điều mới mẻ.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Đâu không phải là cách để tạo niềm vui và sự thư giãn?

A. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
B. Dành thời gian cho những sở thích cá nhân.
C. Uống rượu hoặc vùi đầu vào công việc.
D. Thử làm một điều mới mẻ.

Câu 5: Chúng ta cần phải làm gì để có thể kiểm soát sự nóng giận?

A. Hít vào thật sâu, thở ra thật chậm.
B. Tập trung nghĩ đến những điều tích cực.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Nguyên nhân nào có thể dẫn đến sự lo lắng ở học sinh?

A. Kết quả học tập.
B. Quan hệ bạn bè.
C. Hành vi có lỗi khi không thực hiện đúng theo cam kết, theo quy định.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Tại sao việc điều hoà hơi thở có thể giúp giảm cơn nóng giận?

A. Khi tập trung vào hơi thở, bản thân sẽ không chú ý đến những việc trước đó.
B. Khi điều hoà hơi thở, chúng ta sẽ bị phân tâm.
C. Khi điều hoà hơi thở, chúng ta điều hoà nhịp tim và vì thế sẽ bình tĩnh lại.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 8: Tại sao tiếp tục làm để hoàn thành sớm công việc không có ích cho việc giải toả căng thẳng?

A. Gây ra áp lực, khiến não bộ trở nên kém minh mẫn, linh hoạt.
B. Là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ.
C. Làm công việc chậm hơn
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Việc không thể kiểm soát cơn nóng giận đem đến những tác hại gì?

A. Làm gia tăng nhịp tim, huyết áp.
B. Gây ảnh hưởng đến não bộ.
C. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Niềm vui, sự thư giãn sẽ đem đến những lợi ích gì cho con người?

A. Là cách chăm sóc đời sống tinh thần rất hiệu quả.
B. Giúp chúng ta xả hơi sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
C. Giúp kéo dài tuổi thọ, đem đến nguồn sinh lực mới cho con người.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Em nên làm gì khi lo lắng vì đến lớp không có bạn chơi cùng?

A. Nhờ thầy bố mẹ can thiệp.
B. Gặp các bạn mình muốn chơi cùng để chia sẻ và đưa ra mong muốn của cá nhân.
C. Nhờ thầy cô giáo can thiệp.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 12: Em nên làm gì khi lo sợ bị bắt nạt ở lớp?

A. Nhờ lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm làm cầu nối giữa mình với các bạn.
B. Đi đánh các bạn
C. Im lặng
D. Khóc to lên

Câu 13: Quan sát tranh và cho biết giữa các bạn trong tranh đang xảy ra vấn đề gì?

A. Nhóm bạn đang bàn tán, nói xấu về bạn nữ.
B. Nhóm bạn đang nói những điểm tốt về bạn nữ.
C. Cả A và B đều có khả năng xảy ra.
D. Cả A và B đều không có khả năng xảy ra.

Câu 14: Bạn nữ trong bức tranh nên làm gì trong trường hợp nêu trên?

A. Chủ động bắt chuyện, hỏi xem các bạn đang nói gì về mình.
B. Về nhà kể với bố mẹ.
C. Báo cáo với thầy cô giáo.
D. La mắng các bạn

Câu 15: Đâu là thái độ cần có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?

A. Chân thành, thẳng thắn.
B. Tức giận, khó chịu.
C. Vui vẻ.
D. Kiêu căng.

Câu 16: Đâu là thái độ không nên có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?

A. Chân thành.
B. Cáu giận.
C. Thẳng thắn.
D. Nhường nhịn.

Câu 17: Bài hát nào dưới đây viết về tình thầy trò?

A. Bài học đầu tiên.
B. Cô giáo em.
C. Bụi phấn.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Đâu không phải là câu danh ngôn về tình thầy trò?

A. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.
B. Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.
C. Nếu bạn không thể thất bại, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tiến bộ hơn.
D. Ước mơ bắt đầu với một người thầy tin ở bạn, người thầy ấy lôi kéo, xô đẩy bạn đến một vùng cao khác, và đôi khi thúc bạn là một cây gậy nhọn là “sự thực”.

Câu 19: Khi thầy cô gọi em trả lời câu hỏi liên quan đến bài học mà em không biết đáp án thì nên làm gì?

A. Đứng im, cúi mặt và không nói gì.
B. Cố gắng nói điều mình biết nhưng không liên qua đến câu hỏi.
C. Nói lời xin lỗi thầy cô vì chưa học bài hoặc chưa chú ý nghe giảng.
D. Nói với thầy cô mình chưa hiểu rõ câu hỏi và nhờ thầy cô giải thích lại.

Câu 20: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tham khảo thêm:   Cách đưa vật nuôi vào chuồng trong LEGO Fortnite

A. Trực tiếp phản bác lại thầy cô.
B. Chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép được trình bày rõ để thầy cô hiểu.
C. Im lặng không nói gì.
D. Thầy cô nói xong lập tức chạy ra khỏi lớp.

Câu 21: Trong giờ sinh hoạt lớp, khi thầy cô hỏi em về việc quên sách vở hoặc đồ dùng học tập, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Im lặng không nói gì.
B. Nhận lỗi và hứa sẽ soạn sách vở kĩ trước khi đi học.
C. Trình bày lí do, giải thích quanh co với thầy cô.
D. Không nhận lỗi với thầy cô giáo.

Câu 22: Những lí do nào có thể khiến nảy sinh các khó khăn trong giao tiếp giữa học sinh và thầy cô giáo?

A. Lời nói không rõ ràng, rành mạch khiến không truyền tải nội dung được tốt.
B. Không có chuyện gì để nói
C. Trò chuyện gây ra nhiều mâu thuẫn.
D. Tất cả đáp án trên.

Câu 23: Trong khi trao đổi với cô giáo về bài văn, H đã không đồng tình với đáp án mà cô giáo đưa. Cô giáo điềm tĩnh giảng lại bài để cho bạn hiểu rõ về bài tập đó. Tuy nhiên, H vẫn kiên quyết cho rằng mình đúng và nghĩ rằng cô giáo không coi trọng quan điểm của mình và tỏ thái độ với cô giáo. Em suy nghĩ gì về hành động của H?

A. Không đồng tình với hành động của H.
B. Đồng tình với hành động của H.
C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình.
D. Mắng H một trận

Câu 24: Trong học tập, Giang là cậu bạn luôn mạnh dạn đưa ra quan điểm của bản thân đối với thầy cô giáo về bài học. Ngoài giờ học, Giang thường trò chuyện thêm với các thầy cô về nhiều điều thú vị khác. Theo em, Giang là bạn như thế nào?

A. Giang là bạn học sinh đầy tự tin, chủ động.
B. Giang là bạn học sinh năng động, mạnh dạn trong việc học tập.
C. Giang là bạn học sinh lười biếng, ỷ lại.
D.Cả A và B đều đúng.

Câu 25: Hành vi nào sau đây không được phép diễn ra khi giao tiếp với thầy cô giáo?

A. Bạn M chửi tục.
B. Bạn K vô lễ, không chào thầy, cô giáo.
C. Bạn H nói trống không với thầy, cô giáo.
D.Tất cả đáp án trên.

Câu 26: Bạn C khi gặp cô giáo ở trên trường thì ngoan ngoãn, lễ phép chào cô. Tuy nhiên, khi ra ngoài đường gặp cô, bạn lại lờ đi, coi như không thấy cô để không phải chào hỏi. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn C?

A. Không đồng tình với hành động của C.
B. Đồng tình với hành động của C.
C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình
D. Em hành động giống C

Câu 27: Lớp em có một bạn nam thường xuyên ngồi một mình trong giờ ra chơi. Nếu là lớp trưởng, em sẽ giúp bạn ấy hòa nhập với tập thể lớp như thế nào?

A. Chủ động bắt chuyện với bạn.
B. Nhờ cô giáo giao việc để bạn tiếp xúc nhiều hơn với các bạn trong lớp.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 28: Lớp em có một cuộc tranh luận. Do có sự bất đồng về ý kiến nên các bạn tranh cãi rất căng thẳng. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ làm thế nào?

A. Báo với giáo viên để thầy/cô giải quyết.
B. Tập hợp các bạn trong lớp cùng ngồi lại để làm rõ và giải quyết từng vấn đề.
C. Mặc kệ không quan tâm.
D. Ủng hộ một ý kiến và phản đối bên còn lại

Câu 29: Theo em, gia đình là gì?

A. Gồm những người có quan hệ huyết thống, ruột thịt.
B. Là nơi chứng kiến mỗi người lớn lên, trưởng thành, chập chững những bước đi đầu đời đến lúc lớn khôn và khi về già.
C. Là nơi tạo nên những người con ưu tú cho xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 30: Đâu không phải là thành viên trong một gia đình?

A. Hàng xóm.
B. Ông bà.
C. Bố mẹ.
D. Chị em ruột.

Câu 31: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm ông bà – con cháu?

A. Anh em như thể tay chân,/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
B. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,/Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
C. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
D. Bạn bè là nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên.

Câu 32: Đâu không phải là cách để nuôi dưỡng tình cảm gia đình?

A. Ra ngoài ăn hầu hết các ngày trong tuần.
B. Thường xuyên quan tâm, hỏi han nhau về cuộc sống, công việc.
C. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi, ốm đau.
D. Dành nhiều thời gian quây quần bên nhau.

Câu 33: Việc làm nào sau đây góp phần nuôi dưỡng tình cảm gia đình?

A. Cả nhà cùng tập thể dục.
B. Em hỏi thăm sức khỏe ông bà.
C. Bố giặt quần áo cho cả nhà.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Việc làm nào sau đây không góp phần nuôi dưỡng tình cảm gia đình?

A. Em cùng mẹ nấu cơm và nấu món bố thích.
B. Xin tiền tiêu vặt của bố mẹ.
C. Em hỏi thăm sức khỏe ông bà.
D. Bố hỏi em về tình hình học tập ở trường.

Câu 35: Khi được quan tâm, chăm sóc, các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy như thế nào?

A. Vui vẻ, hạnh phúc.
B. Có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 36: H là con cả trong gia đình có 3 anh em. Ngoài giờ học, H không đi chơi với bạn mà tranh thủ về phụ giúp mẹ việc nhà, dạy các em học bài, đấm lưng cho ông,… Theo em, H là người như thế nào?

A. H là một người con hiếu thảo.
B. H là một người hiểu chuyện, biết chia sẻ với gia đình.
C. H là một người có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37: Gia đình P chỉ có mình bạn là con một nên bình thường mọi người đều rất chiều chuộng. P không phải làm bất cứ một công việc nhà nào, chỉ cần ăn và học. Dần dần P trở nên kiêu căng, tự phụ, đôi khi thiếu lễ phép với người lớn trong gia đình. Theo em, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tính cách của bạn như bây giờ?

A. Do sự chiều chuộng quá đà của gia đình, người thân.
B. Do P là con một.
C. Do ảnh hưởng của xã hội xung quanh.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 38: Bố em đi công tác xa 2 tháng. Mẹ thường đi làm cả ngày, công việc cũng rất vất vả. Hành động nào sau đây không nên làm trong thời điểm này?

A. Tranh thủ tụ tập, vui chơi cùng bạn bè nhiều hơn.
B. Nhanh chóng hoàn thành việc học và giúp đỡ mẹ công việc nhà.
C. Cùng mẹ nấu cơm.
D. Thường xuyên gọi điện trò chuyện với bố.

Câu 39: Mẹ dặn hai anh em B phân công nhau giúp bố mẹ việc nhà như: rửa bát, quét nhà, gấp gọn quần áo,… nhưng hai anh em thường xuyên xảy ra tranh cãi về việc người làm ít, người làm nhiều. Em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề giữa hai anh em?

A. Lập thời gian biểu cho từng người để phân chia lại công việc trong gia đình.
B. Thuê thêm người giúp việc.
C. Mắng cả hai anh em.
D. Không cần quan tâm vì anh em cãi nhau vài ngày sẽ hết.

Câu 40: M và C là hai chị em sinh đôi. Tuy M là chị nhưng thường xuyên tranh giành với C và không chịu làm việc nhà. Theo em, hành động của M sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

A. Khiến bố mẹ phiền lòng.
B. Khiến hai chị em dễ xung đột, cãi nhau.
C. Giúp tình cảm gia đình đi lên, ngày càng gắn bó, thân thiết.
D. Cả A và B đều đúng.

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

C

C

D

D

A

D

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

C

A

A

B

D

C

D

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

A

A

D

D

A

C

C

D

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

D

A

D

B

C

D

D

A

A

D

Tham khảo thêm:   Báo cáo tổng kết năm học của tổ chuyên môn năm 2021 - 2022 3 mẫu báo cáo tổng kết cuối năm học 2021 - 2022

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chủ đề 2

4

4

4

2

Chủ đề 3

4

4

2

4

Chủ đề 4

4

4

2

2

Tổng số câu

12

12

8

8

40

Tổng số điểm

3.0

3.0

2.0

2.0

10

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

100%

2. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều

2.1 Đề kiểm tra học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

UBND HUYỆN……

TRƯỜNG…..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6
Năm học: 2023 – 2024

(Thời gian: 60 phút không kể thời gian chép đề)

I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng:

Câu 1: Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.

A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp học các môn học mới.
D. Tất cả các ý trên trên.

Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?

A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.

Câu 3: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? Khoanh tròn vào đáp án đúng.

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 4: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ khuyết

Cách khắc phục khó khăn ở trường học mới (THCS)………..

A. Lập kế hoạch hợp lý.
B. Hỏi lại thầy cô khi chưa hiểu bài.
C. Học nhóm
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.

A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 6: Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt? Khoanh tròn đáp án đúng.

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 7: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không?

A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.

Câu 8: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.

A.Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.

Câu 9: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 10: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?

A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.

Câu 11: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 12: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 4 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới ?

Câu 2 (2 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?

Câu 3 (1 điểm) Sở thích của em là gì? Em đã làm gì để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả nhất?

Câu 4 (1 điểm) Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Nếu em là cán bộ trong lớp thì em cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

*PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: B

Câu 4:D

Câu 5: D

Câu 6: A

Câu 7: D

Câu 8: D

Câu 9: C

Câu 10: B

Câu 11: D

Câu 12: B

* PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Đáp án Biểu điểm

Câu 1

VD:

– Chủ động làm quen với bạn mới.

– Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp các môn học mới.

– Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.

– Thay đổi những thói quen không phù hợp trong môi trường học tập mới

GV lưu ý Hs có thể lấy những việc làm khác hợp lí vẫn cho điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

VD:

– Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…

– Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.

– Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.

– Những tay đổi về cảm xúc trong tình bạn, đối với người thân trong gia đình, thầy cô .

GV lưu ý Hs có thể lấy những sự thay đổi khác hợp lí vẫn cho điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

– HS nêu được sở thích của bản thân

– HS nêu được những việc mà mình đã làm để thực hiện sở thích

GV căn cứ vào nội dung HS bộc bạch để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những em HS có những biện pháp hay thuyết phục

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

Cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao bạn đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một số môn học. Nếu lý do bạn đó đưa ra là không hợp lý thì em cần phải giải thích rõ cụ thể cho bạn đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho bạn đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viên bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,…

1 điểm

QUY ĐỔI TỪ ĐIỂM SANG XẾP LOẠI

Điểm Xếp loại
Từ điểm 5,0 -10 Đạt (Đ)
Dưới 5,0 Chưa đạt (CĐ)

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Các cấp độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Số câu TN Số câu TL Số câu TL Số câu TL Số câu TL

1

Trường học mới của em

1.1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

1

2

Thích nghi với môi trường mới

2.1. Giới thiệu về người bạn mới

2.2. Khắc phục khó khăn ở trường học mới.

2.3. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân

5

1

1

1

3

Trở thành người lớn

3.1. Những thay đổi của bản thân.

4

1

4

Sinh hoạt trong gia đình

4.1. Gia đình em

4.2. Quan tâm chăm sóc người thân

2

T/số câu 13 1 1 1
T/số điểm 4 3 2 1
Tỉ lệ % 40% 30 % 30 % 10 %
Tỉ lệ chung% 40% 30% 20 % 10 %
Tham khảo thêm:   Mẫu Thông báo phát hành hóa đơn và quyết định về việc áp dụng hóa đơn tự in

2.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra Các cấp độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Số câu TN Số câu TL Số câu TL Số câu TL Số câu TL

1

Trường học mới của em

1.1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6

Nhận biết: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học

1

2

Thích nghi với môi trường mới

2.1. Giới thiệu về người bạn mới

2.2. Khắc phục khó khăn ở trường học mới.

2.3. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân

Nhận biết: những việc nên làm và không nên làm khi thiết lập mối quan hệ bạn bè phù hợp với môi trường học tập mới, nhận biết đặc điểm của người bạn tốt.

Thông hiểu: Nêu được những việc nên làm để điều chỉnh bản thân

Vận dụng cao: Nêu được sở thích của bản thân, các việc làm để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả

5

1

1

1

3

Trở thành người lớn

3.1. Những thay đổi của bản thân.

– Nhận biết: những thay đổi của bản thân, những việc làm biểu hiện em đã lớn

-Vận dụng: Nêu được sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học

4

1

4

Sinh hoạt trong gia đình

4.1. Gia đình em

4.2. Quan tâm chăm sóc người thân

2

T/số câu

13

1

1

1

T/số điểm

4

3

2

1

Tỉ lệ %

40%

30 %

30 %

10 %

Tỉ lệ chung%

40%

30%

20 %

10 %

3. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

3.1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
Năm học: 2023 – 2024
MÔN:HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP – LỚP 6

(Thời gian 60 phút – Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm).

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?

A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học mới, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.

Câu 2. Theo em đâu là cách để có thể sắp xếp góc học tập gọn gàng?

A. Xác định được những chỗ chưa gọn gàng ngăn nắp trong nơi ở của em.
B. Sắp xếp đồ dung cá nhân gọn gàng ngắn nắp.
C. Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp với khung cảnh gia đình.
D. Tất cả ý trên.

Câu 3.Đâu là biểu hiện của cách thức giao tiếp phù hợp?

A. Chê bai bạn, kể xấu người khác.
B. Có lời nói, thái độ,hành vi phù hợp để tạo sự hài long,hoặc tránh làm tổn thương người khác.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 4. Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?

A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.

Câu 5. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:

A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.

Câu 6 .Đâu là hành vi chi tiêu không hợp lí?

A. Căn cứ vào số tiền mình có để lựa chọn những thứ ưu tiên em cần mua.
B .Khảo giá những loại đồ em cần mua vài chỗ khác nhau.
C. Chỉ mua những đồ thật sự cần thiết.
D. Miễn thích là tìm mọi cách mua bằng được.

Câu 7. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 8. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 9. Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 10. Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.

Câu 11. Khi em gặp chuyện buồn em cần:

A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết.
B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và những người thân yêu.
C. Chịu đựng một mình.
D. Rủ bạn đi đánh điện tử.

Câu 12. Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?

A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng

II. TỰ LUẬN (7,0 đ)

Câu 1 (2đ) Em hãy nêu được ít nhất 4 việc nên làm để có một góc học tập gọn gàng ngăn nắp, khoa học ?

Câu 2 (2đ) Em hãy nêu được ít nhất 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?

Câu 3 (3đ) Tình huống: Nam đi học muộn nên cổng trường đã đóng. Đang lung túng không biết làm thế nào thì Nam thấy bóng dáng bác bảo vệ.Nam vội gọi bác và nói: “Bác mở cửa nhanh đi, muộn cháu rồi”. theo em cách giao tiếp như Nam là đúng hay sai? Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6

Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

D

D

B

D

A

D

A

B

D

A

B

D

Phần II. Tự luận (7.0 điểm)

Yêu cầu cần đạt Điểm

Câu 1 (2đ): HS nêu được 4 việc nên làm để có một góc học tập gọn gàng ngăn nắp, khoa học (Mỗi việc làm được 0,5đ)

– Nâng cao việc quản lí sách vở học tập.

– Chỉ để những món đồ cần thiết trên bàn và góc học tập.

– Lên lịch dọn dẹp góc học tập định kỳ.

– Trang trí góc học tập phù hợp, tạo không gian thoải mái,bắt mắt.

2,0

Câu 2 (2đ): HS nêu được 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi là học sinh tiểu học. (Mỗi một sự thay đổi được 0,5đ)

– Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…

– Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.

– Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.

– Những tay đổi về cảm xúc trong tình bạn, đối với người thân trong gia đình, thầy cô.

2,0

Câu 3 (3đ): Cách giao tiếp của bạn Nam là sai.

GV tùy vào cách ứng xử của học sinh cho điểm

(Nếu em là Nam em sẽ: Nhẹ nhàng xin lỗi bác bảo vệ vì đã đi muộn làm ảnh hưởng đến bác và nhà trường.Nhận lỗi và xin bác tạo điều kiện để vào trường học, hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.)

1,0

2,0

* Hướng dẫn xếp loại:

  • Bài đạt từ 5->10 xếp loại đạt (Đ)
  • Bài dưới 5 xếp loại chưa đạt (CĐ)

3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Mức độ
Nội dung/Chủ đề
Yêu cầu về nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

Chủ đề: Khám phá bản thân.

4

1

2

1/2

6

1

Chủ đề: Rèn luyện bản thân.

4

2

1

1/2

6

1

Tổng số câu

Điểm

%

8

2,0đ

20%

1

2,0

20%

4

1,0đ

10%

1

2,0

20%

1/2

2,0đ

20%

½

1,0

10

12

3,0

30%

3

7,0

70%

Tỉ lệ % chung

40%

30%

20%

10%

100%

…..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 13 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Hoạt động trải nghiệm (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *