Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử – Địa lý 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 6 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 6 Đề thi học kì 1 Lịch sử – Địa lí lớp 6 Cánh diều, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên, Toán, Giáo dục công dân. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều – Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

UBND QUẬN …….

TRƯỜNG THCS……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là

A. tể tướng.
B. pha-ra-ông.
C. tướng lĩnh.
D. tu sĩ.

Câu 2: Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở

A. lưu vực sông Ấn.
B. lưu vực sông Hằng.
C. miền Đông Bắc Ấn.
D. miền Nam Ấn.

Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Truyện cổ tích các loài vật.
D. Nghìn lẻ một đêm.

Câu 4: Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc

A. khai phá được nhiều vùng đất mới.
B. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.
C. năng suất lao động tăng lên.
D. xuất hiện các gia đình phụ hệ.

Câu 5: Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là

A. sông Ti-grơ.
B. sông Hằng.
C. Trường Giang.
D. sông Nin.

Câu 6: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Câu 7: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. đồng bằng Hoa Bắc.
B. đồng bằng Hoa Nam.
C. lưu vực Trường Giang.
D. lưu vực Hoàng Hà.

Câu 8: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Hạ.
B. Nhà Thương.
C. Nhà Chu.
D. Nhà Tần.

Câu 9. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết

A. Phương hướng của bản đồ
B. Bản đồ có nội dung như thế nào
C. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc gì
D. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực địa

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 11. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc bao nhiêu độ?

A. 23027’.
B. 56027’.
C. 66033’.
D. 32027’.

Câu 12. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình cầu.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình bầu dục.

Câu 13. Trái Đất có bán kính ở xích đạo là

A. 6387 km.
B. 6356 km.
C. 6378 km.
D. 6365 km.

Câu 14. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ khác nhau ?

A. 21 múi giờ.
B. 24 múi giờ.
C. 25 múi giờ.
D. 22 múi giờ.

Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái Đất

A. thay đổi.
B. không đổi.
C. thẳng đứng.
D. nằm ngang.

Câu 16. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây ?

A. 24 giờ.
B. 25 giờ.
C. 365 ngày.
D. 365 ngày 6 giờ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm): Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?

Câu 2 (1,5 điểm): 

Quan sát logo của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại? Hãy nêu hiểu biết của em về công trình kiến trúc đó?

Câu 2

Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào hình 7.1, hãy điền các nội dung để hoàn thành đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất:

Hình 7.1

+ Hình dạng quỹ đạo :…………………………………………………………………
+ Hướng chuyển động:…………………………………………………………….
+ Thời gian quay hết một vòng :…………………………………………………….
+ Góc nghiêng và hướng của trục: …………………………………………………..

Câu 4 (1,0 điểm): Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 2/12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là mấy giờ?

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm).Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

A

B

D

D

B

D

D

D

B

C

A

C

B

B

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

1

Điểm giống nhau về tự nhiên:

– Cả hai đều có đường bờ biển dài, có nhiều đảo, nhiều vũng vịnh tạo điều kiện phát triển thương nghiệp, giao thương hàng hóa khắp nơi.

– Ngoài ra cả hai còn có nhiều khoáng sản, trong lòng đất chứa nhiều đồng chì thúc đẩy phát triển các ngành thủ công nghiệp

0,75đ

0,75đ

2

UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Acropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

1,5đ

3

+ Hình dạng quỹ đạo: Hình elip gần tròn.

+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ)

+ Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ.

+ Góc nghiêng và hướng của trục: góc nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

4

– Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 02/ 12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là

14+2= 16 giờ ngày 02/12/2021

1,0 đ

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

PHẦN LỊCH SỬ

1. Sự chuyển biến từ XH nguyên thủy sang XH có giai cấp

Hiểu việc sử dụng công cụ lao động kim loại

1

0,25đ

2,5%

1

0,25đ

2,5%

2. Ai Cập cổ đại

Nhận biết người đứng đầu, địa điểm hình thành nền văn minh Ai cập

So sánh đặc điểm chung về tt văn hóa

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5đ

5%

1

0,25đ

2,5%

3

0,75đ

7,5%

3. Ấn Độ cổ đại

Biết thành thị đầu tiên, đời sống xã hội

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5đ

5%

2

0,5đ

5%

4. Trung Quốc từ thời cổ đại – TK XVII

Biết nhà nước đầu tiên và thời điểm hình thành nhà nước cổ đại

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5đ

5%

2

0,5đ

5%

5. Hy Lạp, La Mã cổ đại

So sánh ĐKTN của 2 nhà nước

Trình bày hiểu biết về công trình kiến trúc Pathenon

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1.5đ

15%

1

1.5đ

15%

2

3,0đ

30%

PHẦN ĐỊA LÍ

5. Tỉ lệ bản đồ

Hiểu khái niệm bản đồ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25đ

2,5%

1

0,25đ

2,5%

7. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

Nhận biết hình dạng Trái Đất, bán kính Trái Đất

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5đ

5%

8. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Hiểu góc nghiêng của trục Trái Đất, thời gian tự quay quanh trục

Tính giờ trên Trái Đất

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5đ

5%

1

2,0đ

20%

1

2,5đ

25%

9. Chuyển động quanh Mặt Trời của TD

Nhận biết được góc nghiêng, hướng nghiêng và độ nghiêng trục Trái Đất

Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5đ

1%

1

1,0đ

10%

1

2,0đ

20%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 11

Số điểm: 2,75đ

27,5%

Số câu: 5

Số điểm: 1,25

12,5%

Số câu: 4

Số điểm: 6

60%

Số câu: 20

Số điểm:10

100%

2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều – Đề 2

2.1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

Tên bài/chủ đề

Nhận biết (40%)

Thông hiểu (30%)

Vận dụng (20%)

Vận dụng cao (10%)

Cộng

PHẦN LỊCH SỬ

Chương III: XH cổ đại

Biết được thành tựu của các quốc gia cổ đại

Hiểu được ý nghĩa những thành tựu của các quốc gia cổ đại

Lí giải về những thành tựu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Tạo sao các công trình kiến trúc thường đồ sộ

Số câu

10

5

3

2

20

Số điểm

2,5

1,25

0,75

0,5

5

Tỉ lệ %

25

12.5

7.5

5

50

PHẦN ĐỊA LÍ

Chương III: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

Biết được cấu tạo của vỏ Trái Đất, quá trình nội sinh, ngoại sinh, động đất và núi lửa

Hiểu được các hiện tượng nội sinh, ngoại sinh

– Biết ứng dụng kiến thức để giải quyết tình huống: Động đất

– Phân biệt được các trường hợp nội sinh, ngoại sinh

Chương IV: Khí hậu và biến đổi khí hậu

Biết được thành phần, các tầng của khí quyển

Hiểu được sự hình thành các khối khí, sự phân bố các đới khí áp, các loại gió trên Trái Đất

– Vận dụng kiến thức để xác định hướng gió

Số câu

10

5

5

20

Số điểm

2.5

1.25

1.25

5

Tỉ lệ %

25

12.5

12.5

50

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội năm học 2012 - 2013 Môn: Toán

2.2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

UBND HUYỆN…..

TRƯỜNG THCS ……..

Đề kiểm tra học kì I
Môn: Lịch sử và Địa lí 6
Năm học: 2023 – 2024
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I: Lịch sử

Câu 1: Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là

A. Tể tướng.
B. Pha-ra-ông.
C. Tướng lĩnh.
D. Tu sĩ.

Câu 2: Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở

A. Lưu vực sông Ấn.
B. Lưu vực sông Hằng.
C. Miền Đông Bắc Ấn.
D. Miền Nam Ấn.

Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Truyện cổ tích các loài vật.
D. Nghìn lẻ một đêm.

Câu 4: Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là

A. Sông Ti-grơ.
B. Sông Hằng.
C. Trường Giang.
D. Sông Nin.

Câu 5: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.
D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Câu 6: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. Đồng bằng Hoa Bắc.
B. Đồng bằng Hoa Nam.
C. Lưu vực Trường Giang.
D. Lưu vực Hoàng Hà.

Câu 7: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Hạ.
B. Nhà Thương.
C. Nhà Chu.
D. Nhà Tần.

Câu 8: Vườn treo ba-bi-lon là công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào?

A. Ai Cập.
B. Lưỡng Hà.
C. Ấn Độ.
D. Trung Quốc.

Câu 9: Nhà nước Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại được hình thành ở

A. Lưu vực các dòng sông lớn.
B. Ven đồi núi.
C. Trong thung lũng.
D. Miền trung du.

Câu 10: Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là

A. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phrát.
B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.

Câu 11: Chữ viết phổ biến nhất của cư dân Ấn Độ cổ đại là

A. Chữ Hán
B. Chữ hình nêm.
C. Chữ Nôm.
D. Chữ Phạn

Câu 12: Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc bằng

A. Chiến tranh đánh bại các nước khác.
B. Thu phục các nước khác bằng hòa bình.
C. Luật pháp
D. Tư tưởng, tôn giáo.

Câu 13: Quan sát logo của Tổ chức Văn hóa,Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại?

A. Đấu trường Cô-li-dê.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Đền Pác-tê-nông.
D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Câu 14: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?

A. Chữ Phạn.
B. Vạn Lí Trường Thành.
C. Phát minh ra La bàn.
D. Chữ số La Mã, định luật Pi-ta-go.

Câu 15: Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có mấy đẳng cấp?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 16: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành từ:

A. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
B. Thế kỉ VI TCN đến thế kỉ VI.
C. Thế kỉ V TCN đến thế kỉ V.
D. Thế kỉ IV TCN đến thế kỉ IV.

Câu 17: Nền tảng kinh tế của Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 18: Tặng phẩm quan trọng nhất mà sông Nin đem đến cho Ai Cập đó là gì?

A. Những đồng bằng phù sa màu mỡ.
B. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
C. Làm đường giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế.
D. Phát triển du lịch

Câu 19:Tại sao các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại thường đồ sộ?

A. Thể hiện sức mạnh của thần thánh.
B. Thể hiện sức mạnh của đất nước.
C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc.

Câu 20: Khu vực Đông Nam Á cổ được biết đến là

A. Con đường hàng hải
B. Cái nôi của nền văn minh lúa nước và là quê hương của nhiều loại gia vị, hương liệu nổi tiếng.
C. Nơi có trữ lượng mưa lớn nhiều nhất châu Á.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm.

Phần II: Địa lí

Câu 21: Cấu tạo bên trong Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài là

A. Nhân – Manti – Vỏ Trái Đất.
B. Vỏ Trái Đất – Manti – Nhân.
C. Manti – Nhân – Vỏ Trái Đất.
D. Nhân – Vỏ Trái Đất – Manti.

Câu 22: Độ dày 5 – 70 km là của lớp nào?

A. Nhân.
B. Manti.
C. Vỏ Trái Đất.
D. Nhân và Manti.

Câu 23: Vật chất nóng chảy trong lớp man-ti gọi là:

A. Mac-ma
B. Dung nham
C. Ba-dan
D. 5. Núi lửa

Câu 24: Nếu nội sinh lớn hơn ngoại sinh thì có hiện tượng gì?

A. làm di chuyển các mảng kiến tạo
B. bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn
C. bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn
D. các lớp đất đá bị uốn lên, đứt gãy

Câu 25: là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển…là nói đến dạng địa hình nào?

A. Núi
B. Đồi
C. Cao nguyên
D. Đồng bằng

Câu 26: Gió Mậu dịch còn có tên gọi khác là gì?

A. Gió mùa Đông Bắc
B. Gió Tây ôn đới
C. Gió Đông cực
D. Gió Tín phong

Câu 27: Trong ngày 22-12, nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời?

A. Nửa cầu Nam.
B. Bằng nhau.
C. Nửa cầu Bắc.
D. Xích đạo.

Câu 28: Sấm sét và cầu vồng là hiện tượng thời tiết xuất hiện ở tầng nào?

A. tầng đối lưu
B. tầng cao
C. tầng tầng khuếch tán
D. tầng bình lưu

Câu 29: Vùng ven bờ lục địa của đại dương nào sau đây có rất nhiều núi lửa hoạt động?

A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương.
D. Ấn Độ Dương.

Câu 30: Đường đồng mức càng gần thì địa hình có đặc điểm như thế nào?

A. địa hình càng dốc
B. địa hình càng thoải
C. địa hình bằng phẳng
D. địa hình gồ ghề

Câu 31: Đơn vị đo khí áp là gì?

A. độ rích-te
B. mi-li-ba (mb).
C. ki-lô-mét
D. Hertz ( Hz)

Câu 32: Khoáng sản có thể được chia thành mấy nhóm?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 33: lớp ô- dôn nằm ở tầng nào của khí quyển?

A. tầng đối lưu
B. tầng cao
C. tầng tầng khuếch tán
D. tầng bình lưu

Câu 34: Loại gió nào thổi từ áp áp cao cận chí tuyến đến áp thấp ôn đới

A. Gió Mậu dịch
B. gió Tín phong
C. Gió Tây ôn đới
D. Gió Đông cực

Câu 35: Quá trình tạo núi là kết quả tác động

A. nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
B. lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
C. lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
D. nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.

Câu 36: Trên bề mặt Trái Đất được chia ra bao nhiêu đai áp cao và bao nhiêu đai áp thấp?

A. 2 đai áp cao và 2 đai áp thấp
B. 2 đai áp cao và 3 đai áp thấp
C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
D. 4 đai áp thấp và 3 đai áp cao

Câu 37: Khi xảy ra động đất, hành động nào sau đây không phù hợp?

A. Không đi cầu thang máy.
B. Chui xuống gầm bàn.
C. Trú ở góc nhà.
D. Tìm cách chạy ra khỏi nhà.

Câu 38: Khi có núi lửa phun trào, người dân sống ở gần khu vực núi lửa cần làm gì?

A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc.
B. Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
C. Chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa.
D. Đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra khỏi nhà.

Câu 39: Ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt (cả trên lục địa và đại dương) tạo thành

A. núi lửa.
B. động đất.
C. thủy triều.
D. vòi rồng.

Câu 40: Quan sát hình 2- Các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất, điền từ còn thiếu vào dấu… trong câu sau: “Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Mảng Âu-Á và mảng Phi sẽ ………., mảng Bắc Mỹ và mảng Âu-Á sẽ……..”

A. xô vào nhau, tách xa nhau.
B. tách xa nhau, xô vào nhau.
C. xô vào nhau, xô vào nhau.
D. tách xa nhau, tách xa nhau

2.3. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

1. B

2. A

3. B

4. D

5. C

6. D

7. D

8. B

9. A

10. A

11. D

12. A

13. C

14. D

15. B

16. A

17. D

18. A

19. C

20. B

21. A

22. C

23. A

24. C

25. C

26. D

27. A

28. A

29. C

30. A

31. B

32. B

33. D

34. C

35. C

36. C

37. D

38. B

39. A

40. A

3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều – Đề 3

3.1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời gian % tổng điểm
Số CH Thời gian(phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian(phút) TN TL

1

Vì sao cần học lịch sử

Bài 1: Lịch sử là gì

1

1

1

1

0,25

Bài 2: Thời gian trong lịch sử

1

1

1

1

0,25

2

Thời nguyên thuỷ

Bài 3: Nguồn gốc loài người

1

1

1

1

0,25

Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thuỷ

1

10

1

11

1

3

Xã hội cổ đại

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

1

1

1

1

0,25

Bài 7: Ấn Độ cổ đại

1

1

1

1

0,25

Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII

1

1

1

1

0,25

Bài 9 : Hy Lạp và La Mã cổ đại

1/3

14

1/3

7

1/3

7

1

28

2,5

Tổng

5

5

7/3

25

1/3

7

1/3

7

6

2

45

5.0

Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức

5

25

7

7

15

35

45

50

45

5.0

3.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Vì sao cần học lịch sử

Bài 1: Lịch sử là gì

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử, tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

– Nêu được ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử

Thông hiểu:

– Giải thích được lý do vì sao phải học lịch sử

Vận dụng

– Phân biệt được các nguồn tư liệu lịch sử

Vận dụng cao:

– Liên hệ thực tế về các nguồn sử liệu tại địa phương.

1

(Câu 1)

Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Nhận biết:

– Nêu được cách tính thời gian trong lịch sử: Trước và sau công nguyên

Thông hiểu:

– Giải thích được âm lịch là gì, dương lịch là gì

– Hiểu các khái niệm “ thập kỉ”, “ thế kỷ”, “ thiên niên kỷ”, “ thời gian “ trước công nguyên”, “ sau công nguyên”

Vận dụng

– Tính được thời gian xảy ra của sự kiện TCN cách ngày nay bao nhiêu năm

Vận dụng cao:

– Liên hệ đến ngày Tết và các ngày lễ hội truyền thống của dân tộ

1*

(Câu 2)

2

Thời nguyên thuỷ

Bài 3: Nguồn gốc loài người

Nhận biết:

– Nêu được quá trình tiến hoá từ vượn thành người trên Trái Đất. Kể tên được địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

Thông hiểu:

– Giải thích được k/v ĐNA trong đó có Việt Nam là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm

Vận dụng

– Xác định được những dấu tích của Người tối cổ ở ĐNA

Vận dụng cao:

– Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

1

(Câu 3)

Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thuỷ

Nhận biết:

– Trình bày được vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.

– Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam.

Thông hiểu:

– Giải thích được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã

Vận dụng

– Nêu cảm nhận về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ ở Việt Nam

Vận dụng cao:

– Liên hệ đến đời sống vật chất, tinh thần của con người này nay.

1*

(Câu 7)

Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Nhận biết:

– Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà

– Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà.

Thông hiểu:

– Giải thích được lý do người Ai Cập giỏi về hình học, người Lưỡng Hà giỏi về số học.

Vận dụng:

– Giới thiệu về một thành tựu văn hoá của Lưỡng Hà hoặc Ai Cập mà HS ấn tượng nhất. – Liên hệ thành tựu còn sử dụng đến nay

Vận dụng cao:

– Trách nhiệm của bản thân HS trước giá trị văn hoá mà nhân loại để lại và góp phần xây dựng nền văn hoá dân tộc

1

(Câu 4)

Bài 7: Ấn Độ cổ đại

Nhận biết:

– Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại

– Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ấn Độ cổ đại

Thông hiểu:

– Giải thích được sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ với Việt Nam

Vận dụng:

– Giới thiệu về một thành tựu văn hoá của Ấn Độ mà HS ấn tượng nhất. – Liên hệ thành tựu còn sử dụng đến nay

Vận dụng cao:

– Trách nhiệm của bản thân HS trước giá trị văn hoá mà nhân loại để lại và góp phần xây dựng nền văn hoá dân tộc

1

(Câu 5)

Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII

Nhận biết:

– Trình bày được quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ PK dưới thời Tần Thuỷ Hoàng

– Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn minh ở Trung Quốc thời cổ đại đến thế kỷ VII

Thông hiểu:

– Vẽ sơ đồ quá trình hình thành XHPK ở TQ thời Tần Thuỷ Hoàng

– Vẽ sơ đồ đường thời gian từ nhà Hán đến nhà Tuỳ.

Vận dụng:

– Giới thiệu về một thành tựu văn hoá của Trung Quốc mà HS ấn tượng nhất. – Liên hệ thành tựu còn sử dụng đến nay

Vận dụng cao:

– Trách nhiệm của bản thân HS trước giá trị văn hoá mà nhân loại để lại và góp phần xây dựng nền văn hoá dân tộc

1

(Câu 6)

Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Nhận biết:

– Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.

– Nêu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. – Liên hệ thành tựu còn sử dụng đến nay

Thông hiểu:

– Lập bảng thống kê thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Vận dụng:

– Giới thiệu về một thành tựu văn hoá của Hy Lạp và La Mã cổ đại mà HS ấn tượng nhất.

– Liên hệ thành tựu còn sử dụng đến nay

Vận dụng cao:

– Trách nhiệm của bản thân HS trước giá trị văn hoá mà nhân loại để lại và góp phần xây dựng nền văn hoá dân tộc

1/3

(Câu 8)

1/3

(Câu 8)

1/3

(Câu 8)

Tổng

5

7/3

1/3

1/3

Tỉ lệ % theo từng mức độ

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 10 Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

3.3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1: Học Lịch sử để biết được.

A. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại.
B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với khó khăn gì
C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất
D. sự vận động của thế giới tự nhiên

Câu 2: Nhà Tần thống nhất Trung Quốc năm 221TCN cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. 2240 năm
B. 2241 năm
C. 2242 năm
D. 2243 năm

Câu 3: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng.

A. 500000 năm trước
B. 600000 năm trước
C. 700000 năm trước
D. 800000 năm trước

Câu 4: Cư dân Ai Cập và lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Tôn thờ rất nhiều vị thần
B. Viết chữ trên giấy
C. Có tục ướp xác
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp

Câu 5: Các chữ số tự nhiên là phát minh của nước nào?

A. Ai Cập
B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà
D. Trung Quốc

Câu 6: Công trình kiến trúc nào được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

A. Vạn Lý Trường Thành
B. Thành Ba- bi-lon
C. Đấu trường Cô-li-dê
D. Đền Pác-tê-nông

II – PHẦN TỰ LUẬN( 7đ)

Câu 7: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?

Câu 8: Hoàn thành bảng thống kê về thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã? Thành tựu nào còn được sử dụng đến ngày nay? Trách nhiệm của bản thân em với những thành tựu văn hoá đó?

Tên thành tựu Ví dụ
Lịch
Chữ viết
Văn học
Sử học
Toán học
Vật lý
Kiến trúc, điêu khắc

3.4. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ): Mỗi ý đúng 0,25đ:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/a

A

C

D

A

B

A

II – PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu hỏi Nội dung Điểm

Câu 7.

(1,0)

Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?

Kim loại ra đời-> diện tích mở rộng-> năng suất lao động tăng-> sản phẩm dồi dào-> dư thừa-> chiếm đoạt-> giàu- nghèo-> giai cấp thống trị, bị trị-> xã hội nguyên thuỷ tan rã

1,0

Câu 8

( 2, 5 điểm)

Hoàn thành bảng thống kê về thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã?

Tên thành tựu

Ví dụ

Lịch

Dương lịch

Chữ viết

Chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ của người Hi Lạp

Mẫu tự La- tin của người La Mã

Văn học

Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê

Sử học

Lịch sử của Hê- rô- đốt

Toán học

Số La Mã, Ta-lét, Pi-ta-go

Vật lý

Ác-si-mét

Kiến trúc, điêu khắc

Tượng lực sĩ ném đĩa, đấu trường Cô-li-dê

1,5

Thành tựu nào còn được sử dụng đến ngày nay?

– Lịch dương, chữ viết, các ngành khoa học cơ bản, thành tựu kiến trúc, điêu khắc

0,5

Trách nhiệm của bản thân em với những thành tựu văn hoá đó?

– Giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá nhân loại để lại.

0,5

4. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều – Đề 4

4.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

A. Khoảng thế kỉ VII TCN.
B. Khoảng thế kỉ VI TCN.
C. Khoảng thế kỉ V TCN.
D. Khoảng thế kỉ IV TCN.

Câu 2. Thành tựu nào dưới đây là phát minh của cư dân Ấn Độ cổ đại?

A. Hệ thống 10 chữ số.
B. Hệ chữ cái La-tinh.
C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Câu 3: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, săn bắt, hái lượm.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước, khai hoang, hái lượm và săn bắn.
C. Trồng trọt, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm, luyện kim.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu, trồng dâu và nuôi tằm, luyện kim.

Câu 4. Thành Cổ Loa là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ rất đáng tự hào vì

A. kết cấu của thành gồm 3 vòng khép kín được xây theo hình xoáy trôn ốc.
B. thành Cổ Loa được xây dựng rất kiên cố.
C. thành là minh chứng cho trí tuệ của người Việt cổ.
D. thể hiện được sức mạnh quân sự của nhà nước Âu Lạc.

Câu 5. Triệu Đà chia nước Âu Lạc thành hai quận và sát nhập vào quốc gia nào?

A . Nam Hán.
B. Nam Việt.
C. Trung Quốc
D. An Nam.

Câu 6. Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta?

A. Đồng hoá dân tộc ta
B. Bắt nhân dân ta hầu hạ, phục dịch cho người Hán.
C. Chiếm đất của nhân dân ta.
D. Vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Câu 7. Mục đích của chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc?

A. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
B. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
C. Bắt nhân dân ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền.
D. Muốn xâm chiếm nước ta lâu dài.

Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của văn minh Trung Quốc?

A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Dụng cụ đô động đất (địa động nghi).
C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
D. La Bàn.

Câu 9. Trái đất tự quay quanh trục theo hướng

A. từ Tây sang Đông.
B. từ Đông sang Tây.
C. từ Bắc xuống Nam.
D. từ Nam lên Bắc.

Câu 10. Trái đất quay một vòng quanh trục trong thời gian

A. 23h
B. 24h
C. 365h
D. 356h

Câu 11. Mắc ma được phun trào ra ngoài qua bộ phận nào của một núi lửa?

A. Ống phun
B. Miệng phụ
C. Miệng núi lửa.
D. Lò mắc ma.

Câu 12. Lớp dung nham sau khi núi lửa ngừng hoạt động sẽ phong hóa và nằm ở lớp nào của Trái đất?

A. Lớp vỏ.
B. Lớp Man- ti
C. Lớp nhân.
D. Không thuộc lớp nào.

Câu 13.Tầng đối lưu là nơi có hiện tượng nào sau đây?

A.Cực quang, sao băng.
B. Không khí cực loãng
C.Các hiện tượng khí tượng.
D. Lớp ô dôn giúp ngăn các tia bức xạ có hại.

Câu 14: Gió là sự di chuyển của không khí

A. từ khí áp cao về nơi khí áp thấp.
B. từ khí áp thấp về nơi khí áp cao
C. theo chiều thẳng đứng.
D. từ biển vào đất liền.

Tham khảo thêm:   Toán 10 Bài 1: Mệnh đề Giải SGK Toán 10 trang 14 - Tập 1 sách Chân trời sáng tạo

Câu 15. Ở tầng đối lưu, nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào?

A. Tăng theo độ cao.
B. Giảm theo độ cao.
C. Không thay đổi.
D. Duy trì ở mức thấp.

Câu 16. Ý nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự hình thành của khối khí lạnh?

A. Ở vùng vĩ độ thấp.
B. Ở vùng vĩ độ cao.
C. Ở trên biển và đại dương.
D. Ở các vùng đất liền.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm). Các triều đại phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị nào đối với nhân dân ta? Theo em,chính sách nào là thâm độc nhất, vì sao?

Câu 2. (1,0 điểm). Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày nào? Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng?

Câu 3. (0,5 điểm) .Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

Câu 4. (1.5 điểm): Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh?( Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, kết quả).

Câu 5 (1.5đ)

a. (1.0đ): Phân biệt dạng địa hình núi và đồi?( giống nhau; khác nhau về: độ cao, đặc điểm hình thái)

b. (0.5đ): Hiện nay, người ta đã phát hiện ra lỗ thủng của tầng ô- dôn đang ngày càng mở rộng nhất là ở khu vực Nam Cực. Em đã làm gì để góp phần bảo vệ tầng ô- dôn của Trái đất?

4.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Mỗi câu được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A A D A C A B C
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A B C A C A B B

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1.

(1,5 điểm).

– Nhà Hán đặt ra những chính sách cai trị vô cùng tàn bạo:

+ Về tổ chức bộ máy cai trị: Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, áp dụng pháp luật hà khắc, tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

+Về kinh tế: Bắt nhân dân ta hằng năm phải nộp rất nhiều loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt, thuế đay, gai, tơ lụa…và hàng trăm thứ thuế vô lí. Ngoài ra nhân dân ta còn phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi, trầm hương,vàng,bạc…để cống nạp cho nhà Hán.

+ Về văn hóa: Cho người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta; bắt dân ta theo phong tục,tập quán của người Hán …

– Theo em chính sách cho người Hán sang ở với dân ta là chính sách thâm độc nhất.Vì nó nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta, biến nước ta thành một quận huyện của Trung Quốc, và xóa bỏ văn hóa bản địa, tạo ra tầng lớp tay sai.

0,25

0,5

0,25

0,5

Câu 2.

(1,0 điểm).

– Lễ hội đền Hùng hằng năm được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ. Lễ hội là minh chứng cụ thể cho phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước.

– Ý nghĩa của lễ hội đền Hùng: thể hiện rõ đạo lí uống nước nhớ nguồn và tâm thức luôn hướng về nguồn cội của người Việt.

0,5

0,5

Câu 3.

( 0,5 điểm)

Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại:

– Lòng yêu nước. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Học sinh cần phải

– Bảo vệ thành quả đó, học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc.Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã dày công xây dựng.

0,25

0,25

Câu 4( 1.5 điểm):

Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh:

Quá trình

Nội sinh

Ngoại sinh

Khái niệm

Là quá trình xảy ra trong lòng Trái đất.

Là quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái đất.

Nguyên nhân

Do các lực ở bên trong Trái đất

Do các lực ở bên ngoài Trái đất

Biểu hiện

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép đất đá làm chúng bị uốn nếp, đứt gãy…

Phá vỡ, san bằng, bồi tụ địa hình

Kết quả

Nâng cao địa hình, tạo thành núi, núi lửa, động đất…

Tạo ra các dạng địa hình mới, hạ thấp địa hình.

0,5

0,25

0,25

0,5

Câu 5( 1.5 điểm):

a.Phân biệt địa hình núi và đồi:.( 1.0đ):

* Giống nhau: đều là dạng địa hình nhô cao

* Khác nhau:

Dạng địa hình

Núi

Đồi

Độ cao

Từ 500 m trở lên so với mực nước biển

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh

Đặc điểm hình thái

Đỉnh nhọn, sườn dốc

Đỉnh tròn, sườn thoải

b.( 0.5đ):

– Hs trình bày được ít nhất 4 việc làm của bản thân cho điểm tối đa

– Hs trình bày từ 1 – 3 việc làm đúng của bản thân: cho 0.25đ

0,25

0.75

0.5

4.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

PHẦN ĐỊA LÍ

1

Chủ đề

Trái đất – Hành tinh của hệ Mặt trời

( 0.5đ)

–Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

–Hình dạng, kích thước Trái Đất

–Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí

2TN

10%

2

Cấu tạo của TĐ. Vỏ TĐ
( Từ 3.0đ – 3.5đ)

– Cấu tạo của Trái Đất

–Các mảng kiến tạo

–Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này

–Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

–Các dạng địa hình chính

– Khoáng sản

2TN

1TL

1TL

1TL

(a)*

60% – 70%

3

Khí hậu và biến đổi khí hậu

( Từ 1.0đ – 1.5đ)

– Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

–Các khối khí. Khí áp và gió

– Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

– Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.

4TN

1TL

(b)*

20%-

30%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

PHẦN LỊCH SỬ

1

Chủ đề Xã hội cổ đại

Ấn Độ cổ đại

1

(0,25đ)

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1

(0,25đ)

2

Chủ đề Chủ đề : Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc

(%)

Nhà nước Văn Lang

2

(0,5đ)

1

(1,0đ)

Nhà nước Âu Lạc

1

(0,25đ)

3

Chủ đề Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

(……%)

3

(0,75đ)

1

(1,5đ)

1

(0,5đ)

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

Tỉ lệ chung

40%

30%

20%

10%

4.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

PHẦN ĐỊA LÍ

Chủ đề

Nhận biết

Trái đất – Hành tinh của hệ Mặt trời ( 10 % kiến thức kì 1 – 0.5 điểm)

–Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

–Hình dạng, kích thước Trái Đất

–Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí

Nhận biết

– Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

– Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất.

– Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời.

Thông hiểu

– Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ).

– Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau

– Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Vận dụng

– Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

– So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

2TN

Cấu tạo của TĐ. Vỏ TĐ

( 60 % – 3.0đ)

– Cấu tạo của Trái Đất

–Các mảng kiến tạo

–Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này

–Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

–Các dạng địa hình chính

– Khoáng sản

Nhận biết

– Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.

– Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa

– Kể được tên một số loại khoáng sản.

Thông hiểu

– Nêu được nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa.

– Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, kết quả.

– Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

Vận dụng

– Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

– Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất: Núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

– Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

Vận dụng cao

– Tìm kiếm được thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra.

2TN

1TL

1TL

1TL(a)*

Khí hậu và biến đổi khí hậu( 30%- 1.5đ)

– Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

– Các khối khí. Khí áp và gió

– Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

– Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó.

Nhận biết

-Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu;

-Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

-Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

-Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

Thông hiểu

– Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống.

– Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu: ranh giới, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió.

– Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

– Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.

Vận dụng

– Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế.

Vận dụng cao

– Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới.

– Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4TN

1TL(b)*

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

PHẦN LỊCH SỬ

1

Chủ đề

Xã hội cổ đại

Nội dung 1:

Ấn Độ cổ đại

Nhận biết

Nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại

1

(0,25đ)

Nội dung 2: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Nhận biết

Nêu một số thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc cổ đại

1

(0,25đ)

2

Chủ đề Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc

Nội dung 1: Nhà nước Văn Lang

Nhận biết

Trình bày được tổ chức Nhà nước Văn Lang

Thông hiểu

Mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Vận dụng

Giải thích được ý nghĩa của các lễ hội, tục lệ của người Việt cổ

2

(0,5đ)

1

(1,0đ)

Nội dung 2. Nhà nước Âu Lạc

Nhận biết

Trình bày được khoảng thời gian thành lập và tổ chức nhà nước Âu Lạc

Thông hiểu

Mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

1

(0,25đ)

3

Chủ đề Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Nhận biết

Nêu được các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

Thông hiểu

Hiểu được các chính sách cai trị và ảnh hưởng của các chính sách này tới nhân dân ta

Vận dụng

Giải thích được chính sách nào là thâm độc nhất

Vận dụng cao

Giải thích được những thành quả mà ông cha ta đã để lại trong quá trình nước nhà bị phương Bắc đô hộ từ đó liên hệ với bản thân

3

(0,75đ)

1

(1,5đ)

1

(0,5đ)

Tổng

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

….

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử – Địa lý 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *