Trong thực tế, gương phẳng là vật dụng được con người sử dụng phổ biến hàng ngày như dùng để phản chiếu lại hình ảnh của mình, chỉnh sửa quần áo,…. Tuy nhiên, lại rất ít bạn biết về đặc điểm của ảnh được tạo ra bởi gương phẳng. Ở bài viết ngày hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn về lý thuyết, tính chất của ảnh được tạo bởi gương phẳng cũng như những ứng dụng mà gương phẳng được dùng trong cuộc sống.

Gương phẳng là gì?

Gương phẳng là gương có bề mặt là một phần của mặt phẳng, hay không có mặt cong, từ một tấm kính nhưng có mặt sau được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn nên có thể phản xạ được lại toàn bộ ánh sáng truyền tới.

Gương phẳng cho ảnh bằng ảnh vật. (Ảnh: Canva.com)

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

Ảnh được tạo bởi gương phẳng có những tính chất sau:

  • Là ảnh ảo, không thể hứng được trên màn chắn.

  • Kích thước ảnh lớn bằng vật.

  • Có khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (Đối xứng với vật qua gương phẳng).

Giải thích sự tạo thành ảnh của gương phẳng 

Vẽ ảnh:

  • Vẽ ảo ảnh S’ dựa vào tính chất ảnh đối xứng vật qua gương.

  • Vẽ hai tia phản xạ IR1 và JR2 theo định luật phản xạ ánh sáng.

  • Kéo dài hai tia phản xạ IR1 và JR2 sao cho chúng gặp nhau tại điểm S’.

Tham khảo thêm:  

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nhận xét:

  • Đặt mặt trong khoảng IR1 và JR2 sẽ có thể thấy được S’.

  • Ta có thể nhìn thấy S’ là bởi vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ ảo ảnh S’ đến mắt.

  • Không thể hứng được S’ ở trên màn là vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến ảo ảnh S’.

Kết luận:

Ảnh của một vật đó là tập hợp ảnh của tất cả các điểm có trên vật.

Trong hình vẽ trên, ta thấy ảo ảnh S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua điểm S’.

Vùng nhìn thấy của gương phẳng

Vùng nhìn thấy của gương phẳng là vùng rộng nằm trước gương, mắt nhìn vào gương có thể thấy được các vật nằm trong vùng đấy.

Để xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng, ta có thể áp dụng 2 cách sau:

  • Vẽ hai tia tới từ vật sáng đến mép gương, tiếp đó vẽ tia phản xạ của hai tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia phản xạ này sẽ là vùng đặt mắt ta có thể nhìn thấy được vật.

  • Vẽ ảnh của mắt đối xứng qua gương. Từ ảnh này, ta kẻ các đường tới mép gương. Vùng giới hạn bởi hai tia đó chính là vùng nhìn thấy của mắt.

Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Dạng 1: Vẽ ảnh của một điểm sáng đối xứng qua gương phẳng

Có 2 cách để ta có thể vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng:

  • Cách thứ nhất: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

  • Cách thứ hai: Áp dụng tính chất ảo ảnh được tạo bởi gương phẳng.

Tham khảo thêm:  

Vẽ ảnh của một điểm qua gương phẳng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 2: Vẽ ảnh của một vật thể qua gương phẳng.

Đối với cách vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng, các em có thể áp dụng tính chất ảo ảnh được tạo bởi gương phẳng.

Vẽ ảnh của một vật thể qua gương phẳng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ứng dụng của gương phẳng trong đời sống

Gương phẳng dùng để soi gương hàng ngày. (Ảnh: Canva.com)

Gương phẳng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày, có thể dễ nhìn thấy nhất đó là gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí trong gia đình hay gương chiếu hậu,….

Ngoài ra, gương phẳng còn được sử dụng để làm các bộ phận trong các loại kính hiển vi, ống nhòm, kính nha khoa, kính thiên văn,….

Xem thêm: Thế nào là âm phản xạ? Ứng dụng của âm phản xạ là gì?

Một số bài tập gương phẳng vật lý 7 

Câu 1: Ảnh ảo là gì?

  1. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn.

  2. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không thể hứng được trên màn chắn.

  3. Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.

  4. Cả 2 đáp án trên đều sai.

 Câu 2: Chọn câu trả lời đúng?

  1. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

  2. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

  3. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

  4. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

Tham khảo thêm:   Bài dự thi Cây bút tuổi hồng 2022 (4 mẫu) Cuộc thi Cây bút tuổi hồng năm 2022

Câu 3: Cho điểm sáng S trước gương phẳng có khoảng cách với ảnh S’ của nó qua gương một khoảng là 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:

  1. 52 cm

  2. 54cm

  3. 56cm

  4. Không xác định được

Câu 4: Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như hình ảnh dưới đây. Đặt mắt ở vị trí nào thì có thể nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ hình.

Câu 5: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (như hình vẽ)

  1.  Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng. 

  2.  Xác định và gạch chéo vùng đặt mắt có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’.

Đáp án:

  1. B

  2. C

  3. B

  4.  

Hai quả cầu A và B sẽ cho hai ảnh A’ và B’. Ta nhìn thấy các ảnh này do tia sáng từ vật đến gương phản xạ lại mắt ta. Tia phản xạ của tia tới từ vật A đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh A’ của A. Tia phản xạ của tia tới từ vật B đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh B’ của B. Vậy nếu tia phản xạ của A và B trùng nhau đi vào mắt ta thì ta sẽ thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

Hình vẽ:

  1.  

a) Có 2 cách vẽ ảnh: 

C1: Vẽ ảnh của A và B bằng cách vẽ hai tia bất kì tới gương, sau đó nối A với B.

C2: Lấy đối xứng AB qua gương.

b) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách từ A và B vẽ các tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ. Đặt mắt trong vùng tia phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh A’B’ của AB.

Trên đây là tổng hợp những lý thuyết về gương phẳng, cách vẽ ảnh, tính chất của ảnh cũng như một số bài tập ứng dụng của gương phẳng trong vật lý 7, hy vọng các em sẽ hiểu và áp dụng được những tính chất này vào trong đời sống. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết này.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *