Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 47 Đề thi cuối học kì 1 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Lịch sử Địa lí, … có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận đề kiểm tra.

TOP 47 đề thi học kì 1 lớp 7 Cánh diều mà Wikihoc.com giới thiệu dưới đây các em tải về để ôn luyện tự giải đề trước khi bước vào kì thi chính thức. Qua đó nắm vững kiến thức thật nhuần nhuyễn vận dụng vào bài thi học kì 1 sắp tới. Ngoài đề thi học kì 1 các em tham khảo thêm bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 7 Cánh diều.

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

  • 1. Đề thi cuối kì 1 môn Toán 7 
  • 2.Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
  • 3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 7
  • 4.Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 
  • 5. Đề thi cuối kì 1 môn GDCD 7

1. Đề thi cuối kì 1 môn Toán 7

Để tham khảo toàn bộ các phần của tài liệu các bạn nhấn nút Tải về để có trọn bộ tài liệu.

2.Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7

2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 7

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im.

Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn

Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành

Trích “Mầm non” – Võ Quảng

(Thơ cho thiếu nhi, NXB Văn học năm 2017, trang 45)

a. Em hãy cho biết văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? (1.0 điểm)

b. Xác định biên pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (1.0 điểm)

c. Tìm một phó từ có trong dòng thơ sau và cho biết nó mang ý nghĩa gì ? (1.0 điểm)
Dưới vỏ một cành bàng

d. Nêu nội dung văn bản trên. (1.0 điểm)

e. Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5 câu, chủ đề thiên nhiên ) trong đó có sử dụng dấu chấm lửng, cho biết công dụng của dấu chấm lửng mà em sử dụng trong đoạn văn ấy. ( 2.0 điểm)

II-VIẾT ( 4.0 điểm )

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về người mà em yêu quý nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô giáo, …)

————————- Hết ————————-

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

a

Thể loại: + Thơ năm chữ

+ Giải thích : vì mỗi dòng có năm chữ

0,5

0,5

b

Phép tu từ : nhân hoá

– Tác dụng : sự vật hiện lên đầy sinh động, gợi tả một cách rõ nét trạng thái của mầm non, của mây,…

0,5

0,5

c

-Xác định phó từ : một

– Ý nghĩa : chỉ số lượng

0,5

0,5

d

– Nội dung văn bản : Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Võ Quảng đã miêu tả thời khắc giao mùa từ đông sang xuân qua cảm nhận của một mầm non nhỏ bé.

1,0

e

HS viết đoạn văn lưu ý:

– Viết đúng hình thức đoạn văn, có chủ đề , độ dài theo yêu cầu, diễn đạt khá tốt.

– Có vận dụng dấu chấm lửng, xác định được công dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn văn mình vừa viết.

Tùy theo cảm nhận của HS mà GV linh hoạt cho điểm

1,0

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân

0,25

c. Triển khai vấn đề

HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Giới thiệu đối tượng,

– Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

+ Ngoại hình.

+ Tính cách.

+ Một số kỉ niệm mà em nhớ

+ Vai trò của người ấy với em

– Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

Tùy vào mức độ đạt được theo yêu cầu của bài làm và những lỗi học sinh mắc phải, giáo viên sẽ cho điểm cụ thể.

3,0

0,5

2,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo.

0,25

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)

2

2

1

0

60%

2.

Viết

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về người mà em yêu quý nhất .

1*

1*

1*

1*

40%

Tổng

20

20

20

10

100%

Tỉ lệ %

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC: 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

TT

Nội dung kiến thức/kỹ năng

Đơn vị kiến thức/kỹ năng

Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

1

Đọc-Hiểu

Văn bản thơ 5 chữ

Nhận biết:

– Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-Xác định được phó từ trong đoạn thơ

Thông hiểu:

– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của phó từ

Vận dụng:

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân

2

2

1

0

5

2

Viết

Phát biểu cảm nghĩ về con người

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao: Phát biểu cảm nghĩ về con người

0

0

0

1

1

Tổng

2

2

1

1

6

Ti lệ %

30

40

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 7

3.1 Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 7

PHÒNG GD&ĐT………

TRƯỜNG……….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM 2023 – 2024
MÔN TIẾNG ANH 7
Thời gian…. phút

I. LISTENING

Listen to the conversations. Circle the best response to each question.

Conversation 1.

1. When is the school festival?

a. next week
b. in two weeks
c. in two months

2. Who’s going to raise money for the school festival?

a. the girl
b. the boy
c. the girl and the boy

Conversation 2

3. Who’s going to visit his or her grandparents?

a. Sara
b. Lucas
c. neither of them

4. Is the girl looking forward to babysitting?

a. Yes.
b. No.
c. Sort of.

Conversation 3

5. What’s the boy going to do this weekend?

a. go to science camp

b. watch a movie

c. visit his grandparents

II. USE OF ENGLISH

Task 1. Correct one mistake in each question.

1. There is some waters on the counter.

2. Who kind of music do you like?

3. I am a sore throat.

4. A: I love hip-hop. – B: Me, only. It’s so cool!

5. There’s none meat in the refrigerator.

6. What are we going to setting up?

7. When is he going clean his room?

Task 2. Circle the correct word

Welcome to Sài Gon Zoo! We are 1. (the tallest / the largest) zoo in Viêt Nam. We have 2. (the most longest / the funniest) monkeys, and they can make you laugh a lot. Here you can also see the elephants. They are among 3. (the biggest / the longest) elephants in Viet Nam. The giraffes are 4. (the smallest / the tallest) animals in the zoo.

We also have 5. (the tiniest / the most dangerous) animals in the zoo: tigers and snakes!

Task 3. Complete the conversation. Number the sentences in the correct order (1-7).

a. Well, that’s difficult. Is it Cát Bà island?

b. Wow, interesting! My family traveled to Phú Quöc last summer. It’s a beautiful island.

c. Correct! Next, what’s the largest island in Việt Nam?

d. (1) Hey, Long. Can you help with my geography test? Ask me some questions, please.

e. No, Phú Quốc is the largest island in Viet Nam.

f. OK, I’m not busy now. I can help you. What’s the highest mountain in the world?

g. It’s Mount Everest, right?

IV. READING

Task 1. Read the text and circle the correct word

Ludwig van Beethoven was a world-famous composer, born in 1770 in Germany. But did you know he was deaf?

During his life, he wrote many different pieces of music for orchestras. As well as writing music, he played several instruments, including the piano and the violin.

Beethoven had some famous teachers–like Haydn and Mozart. They all saw his amazing musical abilities from an early age. When he lived in Vienna, Austria, he often played the piano in the homes of very important people.

Tham khảo thêm:   Công văn 1469/LĐTBXH-VL Hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Unfortunately, he lost his hearing completely by the age of 40.

He continued to play the piano, but it was very difficult for him to hear the higher notes. So, he started to listen to the movement of the lower strings of the piano, instead of listening to the high notes.

Amazingly, he is most famous for some of the pieces of music he wrote after he lost his hearing! Many people around the world continue to play his music.

1. Detal Beethoven was born in …

a. Germany
b. Austria
c. Italy

2. Inference Beethoven is famous for his … music.

a. pop
b. classical
c. rock

3. Vocabulary The phrase “from an early age” means …

a. as a child
b. as an adult
c. as an old man

4. Vocabulary Another way of saying “he became deaf” is.

a. he lost his sight
b. he lost his feeling
c. he lost his hearing

5. Dead He became completely deaf by the age of …

a. 20
b. 30
c. 40

Task 2. Read the article. Write T for True or F for False

Putty-nosed monkeys live in rain forests in Africa. They make noises to communicate with each other. For example, they make the sound pyow when danger is, near, and the sound hack when danger is coming from the air.

Scientists are studying the communication among putty-nosed monkeys. They believe the monkeys can put sounds together into “sentences, which make new meanings. One “sentence” is pyow pyow hack hack hack hack, which means “Let’s go somewhere else.”

This is a very exciting development in the study of animal communication. Scientists believe this means that some animals are more intelligent than we first thought.

1. Putty-nosed monkeys live in the mountains.

2. They talk to each other with sounds.

3. They make the sound pyow when they feel danger.

4. Pyow pyow hack hack hack hack means “stay here.

IV. WRITING

Answer these questions. Write full sentences for each one.

1. Are there any books on your desk now?

2. When did you get your top?

3. What kind of music do you like the best?

4. Did you get your shoes recently?

3.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Tiếng Anh 7

I. LISTENING

1. c 2. c 3. b 4. b 5. a

II. USE OF ENGLISH

Task 1.

1. There is some water on the counter.

2. What kind of music do you like?

3. I have a sore throat.

4. A: I love hip-hop. – B: Me, too. It’s so cool!

5. There’s some/ no meat in the refrigerator.

6. What are we going to set up?

7. When is he going to clean his room?

Task 2.

1. the largest

2. the funniest

3. the biggest

4. the tallest

5. the most dangerous

Task 3.

1. d 2. f 3. g 4. c 5. a 6. e 7. b

READING

Task 1.

1. a 2. b 3. a 4. c 5. c

Task 2.

1. F 2. T 3. T 4. F

WRITING

(Student’s own answers)

4.Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

4.1 Đề thi cuối học kì 1 môn KHTN 7

A. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau

Câu 1. Kí hiệu Mg, K, Ba lần lượt là kí hiệu hóa học của các nguyên tố nào?

A. Mangan, Kali, Bari.
B. Magie, Kali, Beri.
C. Magie, Kali, Bari.
D. Mangan, Kali, Beri.

Câu 2. Nguyên tố hóa học là gì?

A. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt Proton trong hạt nhân.
B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt electron trong hạt nhân.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt ntron trong hạt nhân.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số khối trong hạt nhân.

Câu 3. Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có sổ proton là

A.2.
B. 10.
C.18.
D. 20.

Câu 4. Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?

A. Chỉ có 1 nguyên tố.
B. Chỉ từ 2 nguyên tố.
C. Chỉ từ 3 nguyên tố.
D. Từ 2 nguyên tố trở lên.

Câu 5. Đơn chất nitrogen bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitrogen. Công thức hoá học của đơn chất nitrogen là

A. N.
B. N2.
C. N2.
D. N2.

Câu 6. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

A. cộng hoá trị.
B. ion.
C. kim loại.
D. phi kim.

Câu 7: Nguyên tố hóa học có kí hiệu Cl là

A. carbon.
B. calcium.
C. chlorine.
D. chromi.

Câu 8: Khối lượng phân tử của CuSO4 là

A. 120 amu.
B. 160 amu.
C. 106 amu.
D. 171 amu.

Câu 9: Tốc độ của vật là

A. quãng đường vật đi được trong 1s.
B. thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
C. Qquãng đường vật đi được.
D. thời gian vật đi hết quãng đường.

Câu 10: Đơn vị đo tốc độ là

A. m.
B. s/m.
C. m/s.
D. m.s.

Câu 11: Công thức tính tốc độ là

A. v = st
B. v = t/s
C. v = s/t
D. v = s/t2

Câu 12: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 13: Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng mấy cổng quang điện?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 14: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km?

A. 25km
B. 50km
C. 75km
D. 100km

Câu 15: Đơn vị của tần số

A. Hz
B. s
C. N
D. kg

Câu 16: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?

A. Khi tần số dao động lớn hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi vật dao động nhanh hơn.
D. Khi vật dao động yếu hơn.

Câu 17: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp.
B. Rèm nhung.
C. Mặt gương.
D. Đệm cao su.

Câu 18: Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây?

A. Không khí.
B. Chất rắn.
C. Chất lỏng.
D. Chân không.

Câu 19: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do lao A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn loa B.
B. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra cao hơn loa A.
C. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra to hơn loa B.
D. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra to hơn loa A.

Câu 20: Sóng âm là

A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
B. các vật dao động phát ra âm thanh.
C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
D. sự chuyển động của âm thanh.

Câu 21: Tần số dao động càng cao thì

A. âm nghe càng trầm
B. âm nghe càng to
C. âm nghe càng vang xa
D. âm nghe càng bổng.

Câu 22: Biện pháp nào sau đây không chống được ô nhiễm tiếng ồn?

A. Trồng nhiều cây xanh dọc hai bên đường trong khu đô thị.
B. Cấm bóp còi to tại những khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học.
C. Sử dụng các thiết bị bảo hộ như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai…
D. Hạn chế sử dụng đèn quảng cáo, đèn chiếu sáng trên đường phố giờ cao điểm.

Câu 23: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

A. Nhôm.
B. Đồng.
C. Gỗ.
D. Thép.

Câu 24: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

A. Đông – Tây.
B. Tây – Bắc.
C. Đông – Nam.
D. Bắc – Nam.

Câu 25: Từ trường là

A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó
B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó
D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó

Câu 26: Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
B. hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
C. hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
D. hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Câu 27: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước như thế nào?

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
B. Có độ mau thưa tùy ý
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm

Câu 28: TH Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trường THPT Phù Cừ, Hưng Yên - Lần 2 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 29: Lúc 7 h sáng, một mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa cách nhau 30 km. Lúc 7 h 20 min, mô tô còn cách Biên Hòa 10 km. Hỏi nếu mô tô đi liên tục không nghỉ với tốc độ không thay đổi thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ?

Câu 30: Chiếu một tia sáng tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc 30o. Tính giá trị góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới?

Câu 31: Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sau.

4.2 Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 7

I. TN (7,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ/A

C

A

D

D

C

A

C

B

A

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

C

A

B

B

A

B

C

A

A

C

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

Đ/A

D

D

D

D

B

A

D

C

Phần II: Tự luận: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 29

(1,0 điểm)

Tốc độ của mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa là

v = s/t = 20: 20=1(km/min) = 60 (km/h)

– Thời gian mô tô đi 10 km còn lại là: t’=s/ v =10/ 60=1/6 (h) = 10 min

Vậy mô tô đến Biên Hòa lúc 7 h 20 min + 10 min = 7 h 30 min.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 30

(1,0 điểm)

– Tia sáng tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc 30o => i = 30o

– Giá trị góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là i’.

AD ĐLP AS: i’ = i = 30o.

1,0 điểm

Câu 31

(1,0 điểm)

Vẽ đúng

1,0 điểm

4.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 KHTN 7

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+Thời gian làm bài: 90 phút

+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm.

+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

+ Nội dung nửa đầu học kì 1: 20% (2,0 điểm). (28T)

+ Nội dung nửa sau học kì 1: 80% (8,0 điểm). (36T)

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – Môn: KHTN 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Số câu hỏi TN

Số câu hỏi TL

Số câu hỏi TN

Số câu hỏi TL

Số câu hỏi TN

Số câu hỏi TL

Số câu hỏi TN

Số câu hỏi TL

TN

TL

1

Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (12 tiết)

1.1. Nguyên tố hóa học

2

2

10%

1.2. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

2

2

2

Phân tử. Liên kết hóa học (12 tiết)

2.1. Phân tử – đơn chất – hợp chất

1

1

10%

2.2. Hóa trị và công thức hóa học

1

2

3

3

Tốc độ chuyển động (11T)

3.1. Tốc độ chuyển động

3

1

3

1

2,5đ

25%

3.2. Đo tốc độ

2

2

3.3. Đồ thị quãng đường – thời gian

1

1

4

Âm thanh (9T)

4.1. Sóng âm

1

1

2

20%

4.2. Độ cao, độ to của âm

3

1

4

4.3. Phản xạ âm

2

2

5

Ánh sáng (9T)

5.1. Sự phản xạ ánh sáng

1

1

20%

5.2. Ảnh của vật qua gương phẳng

1

1

6

Từ (7T)

6.1. Nam châm

2

1

3

1,5đ

15%

6.2. Từ trường

3

3

Tổng số câu

16

12

2

1

(100%)

Điểm số

4,0đ

3,0đ

10đ

% điểm số (%)

70%

30%

100%

BẢN ĐẶC TẢ

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Câu hỏi

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

1. Nội dung 1: Mở đầu (4 tiết)

Nhận biết

– Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Thông hiểu

Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

Làm được báo cáo, thuyết trình.

2. Nội dung 2. Nguyên tử – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (12 tiết)

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

1

C3

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

1

C2

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

Thông hiểu

– Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

1

C7

– Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

1

C1

3. Phân tử. Liên kết hoá học (12T)

3.1. Phân tử; đơn chất; hợp chất;

3.2. Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

3.3. Hoá trị; công thức hoá học.

Nhận biết

Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

1

C4

– Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.

Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.

1

C5

Thông hiểu

– Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

1

C8

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).

– Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).

1

C6

Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

Vận dụng

Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

Nội dung 3: Tốc độ chuyển động (11T)

3.1. Tốc độ chuyển động

3.2. Đo tốc độ

3.3. Đồ thị quãng đường – thời gian

Nhận biết

– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

1

C9

– Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

1

C10

– Biết đượcTốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.

1

C11

Thông hiểu

– Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

2

C12, C13

– Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

1

C14

Vận dụng

– Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

– Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động của vật

– Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Vận dụng cao

– Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

1

C29

Nội dung 4: Âm thanh (9T)

4.1. Sóng âm

4.2. Độ cao, độ to của âm

4.3. Phản xạ âm

Nhận biết

– Nêu được âm truyền được trong môi chất rắn, lỏng, khí

1

C20

– Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).

1

C15

– Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm, độ cao của âm với tần số âm,

2

C16, C21

Thông hiểu

– Phân loại vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

1

C17

– Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

1

C18

– Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

2

C19,

C22

Vận dụng

Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

Nội dung 5: Ánh sáng (9T)

5.1. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối.

5.2. Sự phản xạ ánh sáng

5.3. Ảnh của vật qua gương phẳng

Nhận biểt

– Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

– Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

Thông hiểu

– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp

– Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán

Vận dụng

– Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

– Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song

– Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ

– Tính được giá trị góc phản xạ khi biết góc tới.

1

C30

– Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

1

C31

Nội dung 6: Từ (7T)

6.1. Nam châm

6.2. Từ trường

Nhận biết

Nêu được:

+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;

+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).

2

C23, C24

Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường.

1

C25

– Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

1

C26

– Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.

1

C27

– Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau

Thông hiểu

– Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm

1

C28

– Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

Vận dụng

– Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.

– Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

Tham khảo thêm:   Sinh học 12 Bài 5: Công nghệ gene Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 27, 28, 29, 30, 31

5. Đề thi cuối kì 1 môn GDCD 7

5.1 Đề thi học kì 1 môn GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm).

Khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện truyền thống biết ơn?

A. Uống nước nhớ nguồn
B. Lá lành đùm lá rách
C. Đoàn kết, nhân nghĩa
D. Chị ngã, em nâng

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Ganh ghét, đố kỵ với người khác.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
D. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập tích cực, tự giác?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chăm chỉ.
B. Lười biếng.
C. Khiêm tốn .
D. Tự tin.

Câu 5: Giữ chữ tín là

A. tôn trọng mọi người.
B. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
C. yêu thương, tôn trọng mọi người.
D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 6: Một người không giữ chữ tín

A. làm việc gì cũng khó khăn.
B. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
C. chịu nhiều thiệt thòi.
D. không nhận được sự tin tưởng của người khác.

Câu 7: Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa vật thể.
B. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa tinh thần.
C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
D. di sản văn hóa thể chất và di sản văn hóa tinh thần.

Câu 8: Di sản văn hóa vật thể là

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Câu 9: Khi bị căng thẳng em nên làm gì?

A. Học tập thật tốt.
B. Nghỉ ngơi, thư giãn.
C. Tiếp tục làm việc.
D. Mắng chửi người khác.

Câu 10: Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là

A. luyện thể dục thể thao.
B. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
C. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
D. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 11: Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?

A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.

Câu 12: Cách ứng phó khi bị bạo lực học đường là

A. thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.
B. xem như không có gì xảy ra.
C. rủ bạn bè đánh hội đồng.
D. khóc lóc, van xin được tha.

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.5 điểm)

a. Những di sản văn hoá có ý nghĩa gì đối với nước ta?

b. Em hãy nêu một số việc làm của bản thân để góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

Câu 2: (2.5 điểm)

a. Nếu thấy một số bạn trong lớp đánh nhau em sẽ làm gì?

b. Trình bày các cách ứng phó trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường?

Câu 3: (2.0 điểm)

Tình huống: Gần đến kì kiểm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.

a. Biểu hiện nào cho thấy bạn N đang bị căng thẳng?

b. Theo em, N nên làm gì để thoát khỏi trường hợp đó?

5.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

D

A

B

D

C

D

B

A

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 1

a. Ý nghĩa

– Đối với nước ta:

+ Là tài sản của dân tộc. (0.5đ)

+ Thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (0.5đ)

+ Đ óng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. (0.5đ)

b. Việc làm:

– Giữ gìn sạch sẽ di sản văn hóa, đi tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, di sản văn hóa, không vứt rác bừa bãi, tham gia các lễ hội truyền thống… (1.0đ)

Lưu ý: HS kể được một số việc làm khác vẫn được tính điểm tối đa.

2.5

Câu 2

a. Nếu mức độ xich mích nhẹ thì em sẽ vào can ngăn, khuyên các bạn. Còn mang tính chất nghiêm trọng em xẽ nhanh chóng thầy cô, người lớn vào can thiệp để ngăn chặn cuộc đánh nhau đó.(1.0đ)

b. – Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp. (0.5đ)

– Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác. (0.5đ)

– Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ, tâm lí nếu thấy bất ổn. (0.5đ)

2.5

Câu 3

a. Biểu hiện cho thấy N đang bị căng thẳng: lo âu, đau đầu, mất ngủ.(1.0đ)

b.Theo em, N nên nói rõ tình trạng của mình cho bố mẹ, thầy cô đồng thời bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đầu óc minh mẫn tỉnh táo tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. (1.0đ)

2.0

5.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn GDCD 7

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

Tự hào về truyền thống quê hương.

1

câu

1

câu

0.25

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

1

câu

1

câu

0.25

Học tập tự giác, tích cực.

2

câu

2

câu

0.5

Giữ chữ tín

2

câu

2

câu

0.5

Bảo tồn di sản văn hóa.

2

câu

1/2 câu

1/2 câu

2

câu

1 câu

3.0

2

Giáo dục kĩ năng sống

Ứng phó với tâm lý căng thẳng

2

câu

1

câu

2 câu

1 câu

2.5

Phòng, chống bạo lực học đường

2

câu

1/2 câu

1/2 câu

2 câu

1 câu

3.0

Tổng

12

1.0 câu

1+1/2câu

1/2 câu

12câu

3 câu

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết:

– Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

1 TN

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhận biết:

– Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

1 TN

3. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện, việc làm của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực.

2 TN

4. Giữ chữ tín

Nhận biết:

Nêu được khái niệm, biểu hiện của giữ chữ tín.

2 TN

5. Bảo tồn di sản văn hóa

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm về di sản văn hóa và văn hóa vật thể.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với nước ta.

Vận dụng:

Xác định được một số việc làm cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

2 TN

1/2 TL

1/2 TL

2

Giáo dục kĩ năng sống

6. Ứng phó với tâm lý căng thẳng

Nhận biết:

Nêu được các tình huống, biểu hiện và biện pháp… khi bị căng thẳng.

Vận dụng:

Xác định được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

2 TN

1TL

7. Phòng, chống bạo lực học đường

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện và cách ứng phó của bạo lực học đường.

Thông hiểu:

Trình bày các cách ứng phó trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường

Vận dụng cao:

Biết cách xử lí, không bị lôi kéo vào bạo lực học đường.

2 TN

1/2 TL

1/2 TL

Tổng

12

1.0

1+1/2

1/2

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

………………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 lớp 7 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 47 Đề thi cuối học kì 1 lớp 7 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *