Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập học kì I – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 131 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện nay, quỹ thời gian học trên lớp khá hạn hẹp nên đối với môn Ngữ Văn lớp 6 học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà để có tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Wikihoc.com xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn Văn 6: Ôn tập học kì I, hi vọng tài liệu này có thể giúp ích cho học sinh trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách nhanh chóng nhất.

Soạn bài Ôn tập học kì I

1. Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xử sở. Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo bảng mẫu sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nghệ thuật

Nội dung

Tôi và các bạn

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Truyện

Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn; nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động…

Đoạn trích đã miêu tả hình ảnh Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căn

Nếu cậu muốn có một người bạn

Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-r i

Truyện

Nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ giàu hình ảnh…

Đoạn trích đã cho người đọc thấy được ý nghĩa của tình bạn.

Bắt nạt

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Thơ

Thể thơ tự do, hình ảnh gần gũi,

Bài thơ nói chuyện bắt nạt nhưng ẩn chứa những ý nghĩa hài hước.

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Sơn La Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán 2023

2. Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a.. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài

b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.

Gợi ý:

a.

– Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

  • Kể chuyện ngôi thứ nhất
  • Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ
  • Tập trung vào sự việc đã xảy ra, thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

– Nêu cảm xúc về một bài thơ:

  • Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
  • Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ
  • Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ
  • Chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.

– Tập làm thơ lục bát:

  • Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
  • Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc. Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.

– Tả cảnh sinh hoạt:

  • Giới thiệu được cảnh sinh hoạt
  • Tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người
  • Sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
Tham khảo thêm:   Kinh tế và pháp luật 12 Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 46 → 51

b. Đề tài em lựa chọn: Kể về một trải nghiệm của bản thân.

3. Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?

– Nội dung: Kể lại một trải nghiệm của em, Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình, Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương, Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.

– Nội dung trên có liên quan đến chủ đề của những bài đã được đọc và viết.

4. Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:

– Tôi và các bạn: So sánh – biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc”.

– Gõ cửa trái tim:

  • Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
  • Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Yêu thương và chia sẻ:

  • Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thể là một cụm từ. Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
  • Cụm danh từ gồm danh từ và một số từ khác bổ nghĩa cho danh từ. Cụm động từ gồm động từ và một số từ khác bổ nghĩa cho động từ. Cụm tính từ gồm tính từ và một hoặc một số từ khác bổ nghĩa cho tính từ.
Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 70

– Quê hương yêu dấu:

  • Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
  • Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.
  • Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Những nẻo đường xứ sở: Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng. Bên cạnh việc dùng để đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại hoặc đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn, dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập học kì I – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 131 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *