Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7Chân trời sáng tạo trang78, 79, 80, 81.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 15 Chủ đề 5: Ánh sáng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 15
Luyện tập 1
Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15.2c.
Trả lời:
Chùm sáng trong Hình 15.2b có đặc điểm: chùm sáng loe rộng ra ngoài.
Chùm sáng trong Hình 15.2c có đặc điểm: chùm sáng song song.
Luyện tập 2
Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.
Trả lời:
Chùm sáng trên mặt giấy là chùm sáng hẹp có đường truyền thẳng.
Luyện tập 3
Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.
Trả lời:
Ta thực hiện vẽ như sau:
Từ điểm sáng S, lần lượt vẽ các tia sáng tới:
– Tia SB, đi qua mép B của chiếc hộp, cắt mặt đất tại điểm B’.
– Tia SC, đi qua mép C của chiếc hộp, cắt mặt đất tại điểm C’.
Hình dưới, vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng là vùng tối.
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 15
Câu 1
Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:
- chưa bật nguồn sáng
- bật nguồn sáng
Trả lời:
Khi chưa bật nguồn sáng, đèn LED không sáng vì trong mạch không có dòng điện.
Khi bật nguồn sáng, đèn LED sáng vì lúc này pin mặt trời nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, pin mặt trời chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành điện năng và cung cấp dòng điện cho mạch.
Câu 2
Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gắn cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?
Trả lời:
Nếu thay đèn LED bằng mô tơ nhỏ gắn cánh quạt thì cánh quạt quay vì lúc này trong mạch có dòng điện.
Câu 3
Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15.2c.
Trả lời:
Chùm sáng trong Hình 15.2b có đặc điểm: chùm sáng loe rộng ra ngoài.
Chùm sáng trong Hình 15.2c có đặc điểm: chùm sáng song song.
Câu 4
Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.
Trả lời:
Chùm sáng trên mặt giấy là chùm sáng hẹp có đường truyền thẳng.
Câu 5
Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a. Bóng tối của quả bóng
Trả lời:
Vùng không gian phía sau vật cản có màu đen, lớn hơn vật cản rất nhiều
Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình tròn và có kích thước to hơn quả bóng thực tế.
Câu 6
Quan sát các vùng được kí hiệu (a), (b) và (c) trên Hình 15.6b để chỉ ra đâu là vùng tối ….
Trả lời:
Trên hình 15.6b có:
- Vùng tối là (b).
- Vùng nửa tối là (a) và (c).
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 15
Bài 1
Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành:
a) điện năng;
b) nhiệt năng;
c) động năng
Trả lời:
a) Năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành điện năng trong Pin Mặt trời
b) Ánh sáng chiếu đến tấm kim loại làm tấm kim loại nóng lên.
c) Năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống tấm pin năng lượng, quang năng chuyển hóa thành điện năng.
Tấm pin được nối với mô tơ có gắn cánh quạt, cánh quạt quay, điện năng chuyển hóa thành động năng.
Bài 2
Hãy vẽ các tia sáng phát ra từ bóng đèn pin để biểu diễn bóng tối của quả bóng trên màn chắn trong hình bên
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 78 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.