Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 119 sách Cánh diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 10: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, sẽ giúp học sinh ôn tập lại kiến thức.

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Wikihoc.com mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Nội dung ôn tập

Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Từ các bài đã học trong sách Ngữ Văn 10, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:

Loại văn bản đọc

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

Văn bản văn học

Chiến thắng Mtao Mxây

Sử thi

Văn bản nghị luận

Nghị luận xã hội

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Văn bản thông tin

Lễ hội đền Hùng

Bản tin

Câu 2. Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ Văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.

  • Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
  • Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây
  • Thơ Đường luật: Cảm xúc mùa thu
  • Kịch bản chèo: Xúy Vân giả dại
  • Kịch bản tuồng: Mắc mưu Thị Hến
  • Văn bản thông tin: Lễ hội đền Hùng

=> Khi đọc cần chú ý đến đặc trưng thể loại.

Câu 3. Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của các nội dung thông điệp đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.

Tham khảo thêm:   Quy trình dạy học môn Đạo đức 3 sách Cánh diều Các bước dạy Đạo đức lớp 3 năm 2022 - 2023

– Đặc điểm chung:

  • Về nội dung: Phản ánh tình cảm của tác giả.
  • Về hình thức: Không bị ràng buộc về số tiếng, số dòng hay niêm luật.

– Chú ý:

  • Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nhan đề, bố cục.
  • Cảm nhận bài thơ qua: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu…

Câu 4. Bài 3 yêu cầu đọc văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ Văn 10, tập một?

– Giống: Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.

– Khác:

  • Văn bản tuồng, chèo: Chú ý đến lời thoại, ngôn ngữ nhân vật.
  • Văn bản truyện, thơ: Chú ý đến tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Câu 5. Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong bài 4, sách Ngữ Văn 10, tập một.

a. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)

– Nội dung:

  • Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội
  • Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

– Hình thức:

  • Phần 1: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)
  • Phần 2: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải)

– Ý nghĩa: Cung cấp thông tin về sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

b. Lễ hội đền Hùng:

– Nội dung: Giới thiệu và tuyên truyền đến người tham dự những lưu ý về mặt văn hóa khi tham gia lễ hội Đền Hùng.

– Hình thức: Hình minh họa, bản đồ hướng dẫn di chuyển

– Ý nghĩa: Cung cấp thông tin về lễ hội đền Hùng.

c. Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)

– Nội dung: Giới thiệu về lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

– Hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ); có chú thích tranh ảnh, dòng chữ in đậm nhằm nhấn mạnh.

Tham khảo thêm:   Quyết định 51/2013/QĐ-UBND Quy định thu giáo dục phổ thông công lập Hà Nội

– Ý nghĩa: Cung cấp thông tin về lễ hội Ka – tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

d. Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi)

– Nội dung: Lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ (lễ hội Ok Om Bok).

– Hình thức: dòng chữ in đậm nhằm khái quát nội dung văn bản, các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

– Ý nghĩa: Giới thiệu về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Viết

Câu 6. Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ Văn 10, tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết về các kiểu văn bản đó.

a. Các kiểu văn bản

– Văn bản nghị luận:

  • Nghị luận xã hội: Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội; Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
  • Nghị luận văn học: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

– Văn bản thông tin:

  • Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
  • Viết bài luận về bản thân

b. Yêu cầu

– Giống nhau: Xác định rõ mục đích viết, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, có liên hệ mở rộng.

– Khác nhau:

  • Văn bản nghị luận: Cần có sự bình luận, đánh giá.
  • Văn bản thông tin: Ngắn gọn, kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

Câu 7. Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành bảng sau vào vở:

Bàn luận thuyết phục người khác

Bàn luận về bản thân

Mục đích

Nguyên nhân, hậu quả của thói quen, quan niệm.

Năng lực, phẩm chất của bản thân.

Yêu cầu

Luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, chính xác.

Luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, chính xác.

Nội dung chính

Thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm

Chứng minh những điểm nổi bật của bản thân.

Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 6: Bảng nhân 4, bảng chia 4 Giải Toán lớp 3 trang 19, 20 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Câu 8. Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo nghiên cứu một vấn đề thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:

Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ

Mục đích

Tổng hợp, báo cáo lại kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ.

Yêu cầu

Bố cục một bài báo cáo; Thông tin đầy đủ, chính xác;…

Nội dung chính

Kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ

Nói và nghe

Câu 9. Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

– Các nội dung gồm:

  • Thuyết minh về vấn đề xã hội
  • Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ
  • Thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau
  • Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

– Các bài nói và nghe đều có nội dung giống bài viết.

Tiếng Việt

Câu 10.

a. Nêu nội dung chính của phần Tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 10, tập một theo bảng:

Bài

Tên nội dung phần Tiếng Việt

1

Sửa lỗi dùng từ

2

Sửa lỗi về trật tự từ

3

Sửa lỗi dùng từ

4

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

b. Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã đọc ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.

  • Một số biện pháp tu từ: Đảo ngữ (Cảm xúc mùa thu); Đối (Tự tình)…
  • Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; Thể hiện được tình cảm của tác giả…

c. Trong các lỗi dùng từ tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ Văn 10, tập 1, em thường hay mắc lỗi nào?

Một số lỗi: Dùng từ không đúng nghĩa.

Tự đánh giá cuối học kì I

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 119 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *