Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 7 Bài 12: Thực hành: sưu tầm tư liệu về Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 7 trang 139 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 7 Bài 12: Thực hành: sưu tầm tư liệu về Cộng hòa Nam Phi giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 139.

Qua đó, giúp các em viết báo cáo một số sự kiện lịch sử của cộng hòa Nam Phi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 12 Chương 3: Châu Phi. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Báo cáo Thực hành sưu tầm tư liệu về Cộng hòa Nam Phi

Câu hỏi: Viết báo cáo về một số sự kiện lịch sử của cộng hòa Nam Phi theo mẫu sau:

Gợi ý nội dung báo cáo:

TÊN SỰ KIỆN

1. Khái quát về sự kiện

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi Soạn Địa 6 trang 131 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

a. Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện.

b. Bối cảnh ra đời của sự kiện.

2. Nội dung chính của sự kiện

3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội của sự kiện

Trả lời:

Viết báo cáo về Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Nelson Rolihlahla Mandela (sinh ngày 8 tháng 7 năm 1918 – mất ngày 5 tháng 12 năm 2013) là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999 và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo Hiến pháp mới với phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông được coi là biểu tượng vĩ đại của Nam Phi và được cả thế giới ngưỡng mộ.

 Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi

Ông đã có quá trình chiến đấu lâu dài với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai và giành được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Nam Phi cũng như cộng đồng quốc tế. Ngày 27-4-1994, một cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử Nam Phi. Lần đầu tiên một người da đen, ông Nelson Mandela đã lên làm Tổng thống trong lịch sử nước này. Bằng sức mạnh của lòng vị tha và tinh thần hòa giải, ông đã hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho Nam Phi sau hàng chục năm xung đột.

Nụ cười rộng mở và ánh mắt hiền hòa, Nelson Mandela đã đi vào tâm trí nhân dân Nam Phi và thế giới như một tượng đài về lòng yêu thương con người và tinh thần tự do, hòa giải dân tộc.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hôm nay chia tay

Viết báo cáo về sự kiện bãi bỏ chế độ A-pác-thai

BÃI BỎ CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI (APARTHEID)

1. Khái quát về sự kiện

a. Thời gian

  • Tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ “Chế độ A-pác-thai”.

b. Bối cảnh ra đời của sự kiện

  • Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
  • Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.

2. Nội dung chính của sự kiện

  • “Chế độ A-pác-thai” được xóa bỏ.
  • Lãnh tụ ANC Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.

3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội của sự kiện

  • Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
  • Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

>> Tham khảo: Viết báo cáo về một số sự kiện lịch sử của cộng hòa Nam Phi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 12: Thực hành: sưu tầm tư liệu về Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 7 trang 139 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng phụ kiện hiệu quả nhất khi chơi PUBG Mobile

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *