Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 19: Từ trường Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 94 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 94, 95, 96, 97 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, xem gợi ý giải các câu hỏi thảo luận, bài tập của Bài 19: Từ trường – Chủ đề 6: Từ.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 19 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 19

Câu 1

Ngoài kim nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không?

Trả lời:

Để nhận biết từ trường ngoài kim nam châm ta có thể dùng mạt sắt.

Câu 2

Thí nghiệm Oersted cho thấy có điểm nào giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn HĐTN, HN (Có đáp án, ma trận)

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện là có từ trường.

Câu 3

Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm.

Hình 19.3

Trả lời:

Các mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong khép kín nối hai cực của thanh nam châm, càng gần nam châm thì mật độ các đường mạt sắt càng nhiều.

Câu 4

Em hãy xác định cực Bắc và Nam của kim nam châm trong Hình 19.4.

Hình 19.4

Trả lời:

Cực bắc kim nam châm hướng về cực nam thanh nam châm và ngược lại cực nam kim nam châm hướng về cực bắc thanh nam châm. Do đó ta có, màu đỏ là cực Bắc của kim nam châm, màu xanh là cực Nam của kim nam châm.

Câu 5

a) Hãy nhận xét về hình dạng đường sức từ Hình 19.5 và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3.

Hình 19.5

b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?

Trả lời:

a) Hình dạng đường sức từ Hình 19.5 và sự sắp xếp các mạt sắt ở từ phổ Hình 19.3. giống nhau đều là những đường cong nối từ cực bắc sang cực nam.

b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua mật độ xuất hiện các đường sức từ, nơi nào từ trường mạnh thì mật độ đường sức từ nhiều và ngược lại.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 19

Bài 1

Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm nào của từ trường xung quanh nam châm?

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam

Trả lời:

Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm vùng nào có từ trường, từ trường mạnh hay yếu và hình dạng của nam châm.

Bài 2

a) Quan sát hình bên, hãy mô tả từ phổ của nam châm chữ U.

b) Dùng bút chì vẽ dọc theo các đường của từ phổ để tạo nên đường sức.

c) Nêu phương pháp xác định chiều của đường sức từ trên.

Trả lời:

a) Bên ngoài nam châm chữ U thì từ phổ giống từ phổ thanh nam châm thẳng đều là những đường cong nối hai cực thanh nam châm, còn bên trong giữa hai nhánh chữ U thì tạo thành những đường song song nối hai cực nam châm.

b)

Nam châm

c) Nếu biết tên các cực của nam châm thì chiều các đường sức từ trên có hướng từ cực bắc sang cực nam (vào Nam, ra Bắc).

Nếu không biết tên cực nam châm, ta có thể dùng kim nam châm để xác định.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 19: Từ trường Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 94 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *