Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa 2 mẫu tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo để nắm rõ nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Đề bài: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu 5 – 6 dòng và 10 – 12 dòng.

Dàn ý tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển

1. Mở đầu

– Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

2. Nội dung chính

– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

  • Di chuyển bằng cách đi bộ là chính
  • Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã… sử dụng thuyền vận chuyển
  • Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển
  • Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển
Tham khảo thêm:   Danh sách điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Hà Nội Thi tốt nghiệp THPT 2022

– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

  • Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển
  • Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

3. Kết thúc

Tên tài liệu tham khảo.

Tóm tắt văn bản 5 – 6 dòng

Trong khoảng thế kỉ X – XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, di chuyển dựa vào các phương tiện khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người Mông, Hà Nhì, Dao thương cưỡi ngựa và vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Đối với các dân tộc ở Tây Nguyên, họ chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Sống ở khu vực sông suối nhưng họ không giỏi bơi lội, nên thường sử dụng thuyền độc mộc.

Tóm tắt văn bản 10 – 12 dòng

Vào khoảng thế kỉ X – XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ. Một số tộc người sinh sống ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền để vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn. Từ xa xưa, người Thái, người Kháng thường chế tạo và sử dụng thuyền đuôi én. Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương xen sông Đà, tương đối giỏi trong việc chế tạo thuyền độc mộc, sử dụng thuyền độc mộc để nuôi én. Người Sán Dìu lại dùng xe quệt trâu để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao thương cưỡi ngựa và vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Các dân tộc vùng Tây Nguyên thường dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển, nhất là người Gia-rai, Ê-đê, Mnông. Sống ở khu vực sông suối nhưng họ không giỏi bơi lội, nên thường sử dụng thuyền độc mộc. Việc dùng thuyền trên sông ở Tây Nguyên chỉ phổ biến với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển, đi lại này.

Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài E1: Tạo trang web, thiết lập giao diện và xem trước trang web Giải Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa 2 mẫu tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *