Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 7: Sống hòa hợp trong cộng đồng Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 49 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trang 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 6: Sống hòa hợp trong cộng đồng.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 6 nhiệm vụ trong Chủ đề Chi tiêu có kế hoạch sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Nhiệm vụ 1

Câu 1: Kể tên các hoạt động trong cộng đồng mà em đã tham gia.

Câu 1

Trả lời:

– Học sinh kể tên các hoạt động cộng đồng đã tham gia.

Hoạt động vì cộng đồng

Hoạt động văn hóa

Hoạt động sinh hoạt nơi cộng đồng

– Dọn dẹp vệ sinh.

– Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

– Tham gia lễ hội giao lưu vùng miền.

– Tham gia giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

– Nhường chỗ cho người già.

Câu 2: Chỉ ra những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

Gợi ý:

  • Lễ phép với người lớn; thân thiện, nhường nhịn trẻ nhỏ.
  • Nhẹ nhàng, ân cần hỗ trợ.
  • Không làm ồn nơi công cộng.
  • Mặc trang phục phù hợp với địa điểm và hoạt động.
  • Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền tới người khác.
  • Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng.

Trả lời:

  • GV chia nhóm học sinh để thảo luận đưa ra những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
  • Học sinh lần lượt trình bày những biểu hiện: Chấp hành đúng nội quy vị trí, có thái độ tích cực với mọi người xung quanh…

Câu 3: Xác định các nguyên tắc khi tham gia hoạt động trong cộng đồng.

Gợi ý:

  • Hiểu về văn hóa của cộng đồng.
  • Thân thiện, cởi mở với mọi người trong cộng đồng.
  • Tuân thủ các quy định và văn hóa của cộng đồng.
  • Tôn trọng sự khác biệt.

Trả lời:

– Học sinh thảo luận xác định các nguyên tắc khi tham gia hoạt động trong cộng đồng theo gợi ý.

  • Có trách nhiệm với công việc.
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Có thái độ tích cực và vui vẻ hòa nhập.

Câu 4: Chia sẻ về những cử chỉ, lời nói, thái độ em nhận được từ mọi người xung quanh khi em giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các hoạt động cộng đồng.

Trả lời:

– Những cử chỉ, lời nói, thái độ em nhận được từ mọi người xung quanh khi em giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các hoạt động cộng đồng: Yêu quý, quý mến, vui vẻ hợp tác, khuyến khích, …

– Tùy vào cử chỉ, lời nói, thái độ em ứng xử sẽ nhận được những thái độ tương ứng từ mọi người xung quanh.

Nhiệm vụ 2

Câu 1: Thực hiện những hành vi sau khi tham gia các hoạt động cộng đồng:

Câu 1

Trả lời:

Em thực hiện tích cực các hành vi sau khi tham gia các hoạt động cộng đồng:

  • Nói, cười đủ nghe nơi công cộng.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp nơi công cộng.
  • Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người.
  • Xếp hàng trật tự nơi công cộng.
  • Giữ gìn và bảo vệ cảnh quan nơi công cộng.
  • Lịch sự, vui vẻ trong giao tiếp.

Câu 2: Đóng vai thể hiện cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau:

Tình huống 1: N. tổ chức sinh nhật ở nhà vào buổi tối. Khi các bạn đến đông đủ, N. bật nhạc cho không khí thêm náo nhiệt. Thấy vậy, bạn H. liền đề nghị: “N. bật nhạc to lên để chúng mình vừa nhảy vừa hát nào!”.

Nếu là N. em sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống

Tình huống 2: Khi xếp hàng thanh toán tiền ở siêu thị, một người chen lên phía trước B.

Nếu là B, em sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống

Tình huống 3: Khi tham gia hoạt động thiện nguyện, mọi người đều vui vẻ hỗ trợ lẫn nhau. S. Tham gia cùng nhóm T. nhưng chỉ đứng ngó nghiêng không làm gì, mặt còn khó chịu với mọi người.

Nếu là T, em sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống

Tình huống 4: D, T và G rủ nhau đi lễ chùa đầu năm. G mặc quần soóc và áo phông cộc tay đến chỗ hẹn, D và T góp ý nhưng G. Không nghe.

Nếu là D và T, em sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống

Trả lời:

– GV chia sẻ học sinh thành các nhóm phân vai thực hiện xử lí tình huống.

  • Tình huống 1: Em sẽ điều chỉnh nhạc vừa đủ vì tổ chức tiệc vào buổi tối tại nhà nếu để nhạc quá to sẽ làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
  • Tình huống 2: Nếu là B em sẽ lễ phép nói với người chen lấn “Xin lỗi chú, con xếp hàng trước ạ!”
  • Tình huống 3: Em sẽ nói với các bạn cần năng động, vui vẻ tham gia hoạt động “Các bạn ơi, mình cùng nhau làm việc thôi.”
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống trên.

Trả lời:

  • Học sinh chia sẻ cảm xúc khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống 1,2,3,4.
  • Những cảm xúc có thể là vui vẻ, rèn luyện việc giao tiếp văn hóa, mong muốn thể hiện nhiều hơn những hành vi này.

Nhiệm vụ 3

Câu 1: Đưa ra cách ứng xử của em thể hiện tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Bạn H. trong lớp nói giọng địa phương nên em nghe không rõ.
  • Trường hợp 2: Ở bến xe buýt, em thấy mọi người đang bàn tán và chỉ trỏ một người mặc trang phục khác thường.

Gợi ý:

  • Chấp nhận mọi người như vốn có.
  • Nhìn nhận được vẻ đẹp, điểm tích cực của sự khác biệt.
  • Cởi mở và tiếp nhận cái khác với mình.
  • Lắng nghe và học hỏi từ tất cả mọi người.

Trả lời:

Học sinh đưa ra cách ứng xử thể hiện tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt trong các trường hợp sau 1,2.

  • Trường hợp 1: Em lịch sự nhờ bạn H nhắc lại.
  • Trường hợp 2: Em nhắc nhở mọi người tôn trọng sự khác biệt đối với bạn.

Câu 2: Chia sẻ cảm nhận của em khi thực hiện tôn trọng sự khác biệt.

Trả lời:

– Khi thực hiện tôn trọng sự khác biệt em cảm thấy vui vẻ khi mỗi người đều có những điểm khác biệt, tôn trọng sự khác biệt là điều cần thiết và đáng quý.

– Bên cạnh đó tôn trọng sự khác biệt thì chúng ta cần lắng nghe và học hỏi từ mọi người, cởi mở và tiếp nhận cái khác với mình.

Nhiệm vụ 4

Câu 1: Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Gợi ý:

  • Nêu thực trạng kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
  • Nêu ý nghĩa của những việc làm cụ thể thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

Trả lời:

“Không ai trong xã hội này có quyền lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách sống của mình” . Giới tính không không chỉ được quy định bởi thể xác mà nó là sự kết hợp đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn, dù cho tâm hồn và thể xác không thể dung hòa với nhau thì vẫn hãy coi đó là con người của xã hội.

Đồng tính hiện nay không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với xã hội nữa, song nó rất cần sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ xã hội để cho cho cộng đồng người đồng tính thực sự hòa nhập với cái nơi mà họ đã và đang sinh sống và làm việc. Đồng tính thực chất là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không phải là sự biến thái hay suy đồi đạo đức. Điều khác biệt duy nhất là trái tim của họ rung động với những người đồng giới – điều không xảy ra với những người bình thường. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cái nhìn cởi mở hơn về người đồng tính. Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính vào năm 2001.

Sau đó, các quốc gia như Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Argentina,vv… và các tiểu bang ở Hoa Kỳ Massachusetts, Lowa, Connecticut, Vermont, New York cùng với thủ đô Mexico cũng cho phép hôn nhân đồng tính. Ở 16 quốc gia khác, những người đồng tính có thể kết hợp dưới luật dân sự. Như vậy, đồng tính không những đã được các nước phương Tây thừa nhận trên phương diện xã hội mà nó còn được chấp nhận trên phương diện luật pháp hiện hành.

Mỗi khi nhắc đến người đồng tính, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người bị bệnh về tâm lý, những người không bình thường hay những thành phần xấu trong xã hội. Họ bị tách biệt ra khỏi xã hội mà họ đang sống. Mặc dù đồng tính là yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tính dục, đó không phải là một căn bệnh và cũng không thể truyền nhiễm, lây lan trong xã hội song cộng đồng thường xa lánh và kỳ thị họ. Đồng tính cũng giống như giới tính, bản thân họ vốn không thể lựa chọn khi được sinh ra. Ngày 17/5/1990, WHO đã quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân loại bệnh quốc tế. Từ đó đến nay, ngày 17/5 hàng năm đã được các nước lớn và liên minh châu âu EU công nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT (International Day Against HOmophobia and Transphobia – IDAHO).

Tham khảo thêm:   Bí quyết nói lời cám ơn Cách nói lời cảm ơn

Tại Việt Nam, tinh thần của ngày IDAHO được quan tâm và nhiều sự kiện được tổ chức là một minh chứng cho thấy sự lớn mạnh và tự tin của cộng đồng những người nam, nữ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới cùng với xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở và bao dung hơn.

Ngày nay, khi xã hội đã có những cái nhìn lạc quan và đúng đắn hơn về đồng tính thì cũng là lúc những người đồng tính dám đứng lên “sống thật” với chính bản năng của mình. Đồng tính không còn là những gì quá khắt khe và lạc nhịp với xã hội nữa, nó đã được hiện thực hóa hơn với những tác phẩm văn học hay những bộ phim lột tả chân thực về thế giới của người đồng tính.

Câu 2: Thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Trả lời:

– Học sinh thuyết trình trước lớp thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Trong một xã hội công bằng, mọi người đều có quyền sống như nhau nhưng tại sao chúng ta lại coi đồng loại của mình là “những kẻ dị thường” tại sao phải đào thải họ khỏi cộng đồng, như vậy là không công bằng với họ. Thiết nghĩ, tất cả những ai chưa hiểu hết về giới tính thứ 3, chưa từng cảm thông và dành cho họ những tình cảm bình thường như những người bình thường khác thì hãy mở rộng trái tim và giang rộng vòng tay chung sống hòa đồng với họ, hãy hiểu cho số phận thiên bẩm của những người đồng tính, họ không thể tự chọn giới tính cho mình. Đồng tính không phải là điều gì xấu xa và tình yêu đồng tính không có gì đáng bị lên án. Hãy coi đó là cái “tạm khuyết”, để rồi công nhận nó là một phần không thể gạt bỏ đi của xã hội này.

Câu 3: Sử dụng bài thuyết trình để tuyên truyền, vận động mọi người thể hiện sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Trả lời:

– Học sinh ghi chép, luyện tập và sử dụng bài thuyết trình để tuyên truyền, vận động mọi người thể hiện sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

– Học sinh tuyên truyền với những người xung quanh về thái độ tích cực, lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt.

Nhiệm vụ 5

Câu 1: Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo do nhà trường, cộng đồng tổ chức.

Một số lưu ý khi tham gia các hoạt động thiện nguyện:

  • Lựa chọn quần áo, đồ dùng, hiện vật còn sử dụng được và phù hợp với đối tượng trao tặng.
  • Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, cẩn thận trước khi gửi cho người cần được trao tặng.
  • Ân cần, nhẹ nhàng với người được trao tặng.

Trả lời:

  • GV chia nhóm và thực hiện tổ chức một hoạt động thiện nguyện.
  • Học sinh chuẩn bị tham gia hoạt động thiện nguyện: Thái độ tôn trọng, vui vẻ và chuẩn bị đồ dùng thiện nguyện chu đáo, sạch sẽ.

Câu 2: Vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Gợi ý:

– Chia sẻ với người thân, các bạn về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện.

– Thể hiện mong muốn được người thân, các bạn đồng hành.

– Đề xuất cách đóng góp phù hợp:

  • Tìm sách cũ có thể tái sử dụng để gửi ủng hộ.
  • Bán sách, báo cũ, phế liệu,…lấy tiền ủng hộ.
  • Quyên góp quần áo của mọi người; giặt, phân loại và đóng gói cẩn thận để gửi tặng

Trả lời:

– Học sinh thực hiện vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những việc làm thiện nguyện có ý nghĩa to lớn đối với xã hội. Việc làm ấy không những mang lại giá trị cho người nhận mà còn cả ý nghĩa cho cả người cho đi. Trước hết, nó mang đến những ý nghĩa tích cực cho những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Họ có thể là những trẻ em mồ côi, cô đơn, những người già neo đơn, khó khăn, những người ăn xin. Những việc làm ấy sẽ giúp họ trước mắt có được những bữa ăn đầy đủ, những miếng ăn cứu đói qua ngày. Cao hơn, có những việc làm sẽ giúp đỡ họ có khả năng tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, có thể là có khả năng đến trường, có công ăn việc làm ổn định,…Những ánh mắt yêu thương, những nụ cười cảm thông, chia sẻ sẽ tiếp thêm cho họ sức mạnh, nâng đỡ họ về mặt tinh thần.

Câu 3: Chia sẻ cảm xúc và bài học em rút ra sau khi tham gia và vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động đó.

Tham khảo thêm:   Mới chơi Asphalt 8 nên biết điều này!

Trả lời:

– Cảm xúc và bài học em rút ra sau khi tham gia và vận động mọi người cùng tham gia hoạt động:

  • Vui vẻ, hạnh phúc khi giúp đỡ mọi người.
  • Mong muốn tham gia và chia sẻ nhiều hơn.
  • Yêu thích hoạt động thiện nguyện.

Nhiệm vụ 6

Câu 1: Lựa chọn và tạo sản phẩm giới thiệu về truyền thống tự hào của địa phương em.

Gợi ý:

  • Lựa chọn truyền thống: nhân đạo, hiếu học, cần cù lao động…
  • Xây dựng nội dung: nguồn gốc, ý nghĩa của truyền thống và những việc cần làm để phát huy truyền thống đó.
  • Lựa chọn hình thức: video, tranh vẽ, hình ảnh, tờ rơi,…

Trả lời:

– Lựa chọn truyền thống: Hiếu học.

Trong khu phố nhà em có một tấm gương hiếu học là chị Ngọc ai ai cũng biết. Chị ấy là một cô gái đầy nghị lực. Bố mẹ mất sớm, chị sống cùng bà ngoại và hai người em. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năm lớp 10 chị ấy nghỉ học để đi làm kiếm tiền trang trải gia đình. Hai năm sau, với sự trợ giúp của chính quyền và ủng hộ của mọi người, chị Ngọc quyết định đi học tiếp. Buổi sáng chị học ở trường, buổi chiều đi làm thêm, còn buổi tối về phụ gia đình. Tuy vất vả và có chút ngại ngùng vì đi học với các em nhỏ tuổi, nhưng chị ấy vẫn học tập chăm chỉ. Năm nay, chị Ngọc đã tự mình thi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Chị đã trở thành tấm gương hiếu học sáng rọi cho em và các bạn nhỏ trong khu phố noi theo.

Câu 2: Dùng sản phẩm đã tạo để giới thiệu về những truyền thống tự hào của địa phương em trước thầy cô và các bạn.

Trả lời:

  • Dùng sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương em trước thầy cô và các bạn.
  • Học sinh đoạn đoạn văn đã viết, kết hợp chia sẻ và nêu suy nghĩ.

Nhiệm vụ 7

Câu 1: Thực hiện các hành vi giao tiếp ứng xử để giữ gìn nếp sống văn minh tại nơi em sống.

Trả lời:

– Học sinh thực hiện các hành vi giao tiếp ứng xử để giữ gìn nếp sống văn minh tại nơi em sống: tôn trọng, lễ phép, …

Trong khu phố nhà em có một tấm gương hiếu học là chị Ngọc ai ai cũng biết. Chị ấy là một cô gái đầy nghị lực. Bố mẹ mất sớm, chị sống cùng bà ngoại và hai người em. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năm lớp 10 chị ấy nghỉ học để đi làm kiếm tiền trang trải gia đình. Hai năm sau, với sự trợ giúp của chính quyền và ủng hộ của mọi người, chị Ngọc quyết định đi học tiếp. Buổi sáng chị học ở trường, buổi chiều đi làm thêm, còn buổi tối về phụ gia đình. Tuy vất vả và có chút ngại ngùng vì đi học với các em nhỏ tuổi, nhưng chị ấy vẫn học tập chăm chỉ. Năm nay, chị Ngọc đã tự mình thi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Chị đã trở thành tấm gương hiếu học sáng rọi cho em và các bạn nhỏ trong khu phố noi theo.

Câu 2: Tham gia giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Gợi ý:

  • Vận động quyên góp ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • Đến thăm và tặng quà gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • Chăm sóc người già neo đơn.

Trả lời:

  • Học sinh tham gia hoạt động giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương tùy thuộc vào khả năng, năng lực.
  • Tham gia tích cực, chủ động, nhiệt huyết.

Câu 3: Chia sẻ những việc em đã làm và cảm xúc của em khi thực hiện nếp sống văn minh, hoạt động thiện nguyện tại nơi cư trú.

Trả lời:

  • Học sinh ghi lại những việc làm đã tham gia: Giữ gìn cảnh quan sạch ,đẹp, thực hiện trồng cây xanh, xây dựng cộng đồng, nếp sống văn minh…
  • Cảm xúc của em: Vui vẻ, hạnh phúc mong muốn được tham gia nhiều hoạt động hơn.

Nhiệm vụ 8

Câu 1: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.

Trả lời:

Học sinh chia sẻ những thuận lợi/ khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề gặp phải.

  • Thuận lợi: rèn luyện thêm những cách hành xử có văn hóa, tôn trọng sự khác biệt, tham gia những hoạt động thiện nguyện…
  • Khó khăn: chưa được tổ chức và tham gia những hoạt động thực tế nhiều, thực hành còn hạn chế.

Câu 2: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.

A. Rất đúng

B. Gần đúng

C. Chưa đúng

Đánh giá

Trả lời:

  • Học sinh đánh giá theo mức độ đã hoàn thành nhiệm vụ.
  • GV nhận xét dựa trên kết quả tổng hợp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Sống hòa hợp trong cộng đồng Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 49 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *