Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, cung cấp những kiến thức hữu ích.
Wikihoc.com mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp – Mẫu 1
1.1 Cuộc đời
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai.
– Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
– Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) – một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương: mất mẹ khi mới năm tuổi, ông ngoại qua đời khi mười tuổi.
– Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.
– Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.
– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược.
– Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
1.2 Sự nghiệp
– Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới thời Lê… Tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm này là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập đã ghi lại hình ảnh người anh hùng vĩ đại cũng vừa là con người trần thế.
Soạn bài Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp – Mẫu 2
2.1 Chuẩn bị
a. Cuộc đời
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai.
– Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
– Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) – một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
– Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương: mất mẹ khi mới năm tuổi, ông ngoại qua đời khi mười tuổi.
– Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.
– Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.
– Ông là một nhà quân sự, chính trị lớn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quan trọng bên cạnh Lê Lợi, giúp Lê Lợi đánh bại nghĩa quân xâm lược.
– Nhưng đến cuối cùng, cuộc đời ông phải kết thúc đầy bi thảm vào năm 1442 với vụ án nổi tiếng “Lệ Chi Viên”.
– Năm 1980, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
b. Sự nghiệp
– Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới thời Lê… Tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm này là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
– Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập đã ghi lại hình ảnh người anh hùng vĩ đại cũng vừa là con người trần thế.
2.2 Đọc hiểu
Câu 1. Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa; ông còn giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệch, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
Câu 2. Nguyễn Trãi có đóng góp như thế nào về văn hóa?
Nguyễn Trãi có đóng góp to lớn về mặt văn hóa: kế hoạch xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành các quy chế về lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở…
Câu 3. Những nội dung cơ bản của phần này là gì?
Những đóng góp về văn học.
Câu 4. Câu nào nêu nhận xét khái quát về con người Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ văn?
Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hòa giữa một vĩ nhân và và một con người hết sức đời thường.
Câu 5. Bài viết đã dẫn ra những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi?
- Ngôn Chí, bài 7 – Quốc âm thi tập;
- Tặng bạn (Tặng hữu nhân);
- Thuật hứng, bài 19 – Quốc âm thi tập;
- Mạn thuật, bài 6 – Quốc âm thi tập
Câu 6. Phần này nêu vấn đề gì trong thơ văn Nguyễn Trãi?
Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam.
Câu 7. Kết thúc văn bản, người viết khẳng định điều gì?
Thơ văn Nguyễn Trãi nối xưa với nay, nối Việt Nam với nhân loại.
2.3 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần, mỗi phần giới thiệu cho người đọc nội dung gì?
Văn bản gồm có hai phần:
- Phần 1. Người anh hùng dân tộc: Tiểu sử, cuộc đời của Nguyễn Trãi.
- Phần 2. Nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất: Những đóng góp của Nguyễn Trãi về văn hóa, văn học.
Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy xác định:
– Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi.
– Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng nào? Những sự kiện và dấu mốc này có liên quan như thế nào tới sự nghiệp văn học của ông?
Gợi ý:
– Bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi:
- Giặc Minh sang xâm lược nước ta, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã đánh bại nghĩa kẻ thù.
- Giáo dục được chú trọng phát triển với nhiều chính sách…
– Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
- Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, làm quan dưới triều nhà Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi ghi nhớ lời cha để trả nợ nước, thù nhà.
- Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, ông tìm đến nghĩa quân Lam Sơn, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nghĩa quân.
- Cuối năm 1427 – đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo.
- Sau ngày hòa bình lặp lại, Nguyễn Trãi đem hết tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng do những mâu thuẫn trong triều đình, do bọn gian thần lộng hành, ông không còn được tin dùng như trước.
– Những sự kiện và dấu mốc đã ảnh hưởng đến các sáng tác của Nguyễn Trãi.
Câu 3. Dựa trên cơ sở nào để bài viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”?
– Nhà văn hóa:
- Để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực như tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử…
- Đóng góp trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn ngay từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giúp mở các kì thi, lựa chọn nhân tài để phục vụ công cuộc kiến thiết đất nước lâu dài.
- Chủ trương xây dựng thể chế chính trị thân dân vững mạnh.
- Kế hoạch mới mẻ về xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành quy chế và lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở…
– Nhà văn:
- Thơ văn của ông là sự kết tinh của nhiều thế kỉ văn học.
- Có công trong việc hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học.
- Nhà văn chính luận xuất sắc, đưa thể văn ở giai đoạn đỉnh cao hoàn thiện…
Câu 4. Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?
– Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi:
- Thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, đề cao vai trò của người dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đó là một con người luôn gắn yêu nước với thương dân, biết ơn người dân.
- Phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà giữa một vĩ nhân và một con người hết sức đời thường: Một người con hiếu thảo, một người bạn chân tình; Một người gắn bó với quê hương, đất nước. Ông sống hết mình với lợi ích của dân tộc cả trong cuộc kháng chiến chống quân Minh và trong thời bình khi nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt ra cấp thiết; Luôn nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hoà cùng tạo vật.
- Nguyễn Trãi yêu tình yêu của con người và cũng đau nỗi đau của con người. Thơ ông chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về thói đen bạc của lòng người.
– Nguyễn Trãi là một con người vừa lớn lao, cao cả lại vừa thân thương, gần gũi.
Câu 5. Những đóng góp to lớn nào về mặt nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi được nêu lên trong văn bản trên?
– Nhà văn chính luận xuất sắc, đưa thể văn ở giai đoạn đỉnh cao hoàn thiện
– Với thể phú, ngòi bút của Nguyễn Trãi cũng đã đạt được những thành công lớn.
– Về thơ, Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Với Ức Trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán của Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.Đặc biệt, với tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người, cũng như phản ánh chân thực đời sống xã hội…
Câu 6. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gợi cho em những suy nghĩ, tình cảm gì?
Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gợi cho em lòng ngưỡng mộ, kính trọng về một con người với nhân cách lớn, một tác giả đã để lại kho tàng sự nghiệp to lớn cho nền văn học Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp – Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 5 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.