Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Khi con tu hú (30 mẫu) Mở bài Khi con tu hú của Tố Hữu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 30 Mở bài Khi con tu hú của Tố Hữu hay, độc đáo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, dễ dàng triển khai thành các bài văn phân tích bài thơ, phân tích bức tranh thiên nhiên, tâm trạng người chiến sĩ… thật hay.

Khi con tu hú

Mở bài Khi con tu hú hay, hấp dẫn sẽ giúp bài văn trở nên ấn tượng hơn. Qua đó, giúp chúng ta hiểu rõ tiếng lòng của người chiến sĩ yêu nước, khát khao tự do trong cảnh tù đày. Mời các em cùng theo dõi 30 mở bài Khi con tu hú để ngày càng học tốt môn Văn 8.

Mục Lục Bài Viết

Tổng hợp mở bài Khi con tu hú của Tố Hữu

  • Mở bài cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú (4 mẫu)
  • Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (6 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú (5 mẫu)
  • Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú (5 mẫu)
  • Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Khi con tu hú (4 mẫu)
  • Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Khi con tu hú (6 mẫu)

Mở bài cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú

Mở bài cảm nhận Khi con tu hú – Mẫu 1

Nhắc đến những tác giả nổi bật trong phong trào thơ ca cách mạng không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu. Các tác phẩm của ông đều là những vần thơ đẹp đẽ mang ánh sáng chói lòa của niềm vui khi có Đảng, của nhiệt huyết tuổi trẻ, của khát khao sống và cống hiến cho cách mạng. Một trong những vần thơ đẹp ấy phải kế đến thi phẩm Khi con tu hú – bài thơ mang tiếng lòng của người chiến sĩ yêu nước, khát khao tự do trong cảnh tù đày.

Mở bài cảm nhận Khi con tu hú – Mẫu 2

Tố Hữu (1920-2002 là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca trữ tình chính trị Việt Nam, với hàng loạt các tác phẩm có giá trị như: Từ ấy, Việt Bắc, Một tiếng đờn…, ông được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, có đóng góp to lớn đưa nền thơ ca trữ tình chính trị của nước nhà đạt đến đỉnh cao. Thơ Tố Hữu có sự hòa quyện giữa chất chính trị đậm nét cùng chất trữ tình tha thiết, đằm thắm, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Tố Hữu có thể kể đến bài thơ Khi con tu hú.

Tham khảo thêm:   Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán Tiểu học Mô Đun 2 Quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Mở bài cảm nhận Khi con tu hú – Mẫu 3

Có những bài thơ để ta yêu, có những bài thơ để ta nhớ. Bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong những bài thơ để ta nhớ – nhớ tình người và nhớ tình đời một thời gian khổ mà oanh liệt. Bài thơ này, Tố Hữu viết vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ bước sang tuổi 19, viết trong nhà lao Thừa Thiên, viết trong tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng.

Mở bài cảm nhận Khi con tu hú – Mẫu 4

Tố Hữu viết bài thơ “Khi con tu hú” vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế). Không gian, thời gian, tâm trạng của tác giả đã được thể hiện qua những câu thơ đặc sắc trong bài thơ.

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú – Mẫu 1

Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú – Mẫu 2

Mỗi tác phẩm văn học đều được các tác giả coi như đứa con yêu quý của mình để bộc lộ những dòng tâm sự thầm kín. Với Tố Hữu cũng vậy, thông qua đứa con tinh thần “Khi con tu hú”, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa hè rạo rực với khát vọng tự do, tình yêu quê hương, đất nước đến mãnh liệt.

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú – Mẫu 3

Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ – Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi.

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú – Mẫu 4

Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú – Mẫu 5

Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác trong những ngày bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú, đây cũng chính là âm thanh khơi mạnh nguồn cảm xúc của người tù cách mạng. Như vậy, ta có thể thấy tiếng chim tu hú có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong tác phẩm.

Mở bài phân tích bài thơ Khi con tu hú – Mẫu 6

Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm “khi con tu hú” là một trong những sáng tác được đánh giá cao. Tác phẩm được ông sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Tác phẩm diễn tả nỗi khổ của người cách mạng, càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục.

Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú

Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú – Mẫu 1

Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

Tham khảo thêm:   So sánh Garena Free Fire vs. Rules Of Survival vs. PUBG Mobile

Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú – Mẫu 2

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú – Mẫu 3

Tố Hữu nhà thơ lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học nước nhà, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có thể kể đến Khi con tu hú một trong những tác phẩm được chính tác giả viết khi ở trong ngục tù. Đây là những năm tháng đau thương, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do.

Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú – Mẫu 4

Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là một nhà thơ gốc Huế, giác ngộ cách mạng từ khi tuổi đời còn rất trẻ, tham gia vào hàng ngũ của Đảng khi mới tròn 18 tuổi. Kể từ đó ta thấy có một sự thống nhất chặt chẽ giữa đường cách mạng và đường thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Ông được coi là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca kháng chiến, đưa thể loại thơ trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, cũng như tư tưởng. Vốn là một người con gốc Huế, gắn bó sâu sắc với vùng đất Nam Ai, Nam Bình, thế nên trong đời thơ của mình Tố Hữu đã từng nhiều lần đưa Huế vào các sáng tác của mình, Khi con tu hú chính là một trong những bài thơ như vậy, đây cũng là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của Tố Hữu trong những năm đầu làm cách mạng, làm thơ chính trị. Ở đó ta thấy bức tranh cảnh ngày hè được tác giả tái hiện một cách sinh động, tươi đẹp vô cùng trong 6 câu thơ đầu tiên.

Mở bài cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú – Mẫu 5

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ.

Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 1

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp tan phòng”.

Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 2

Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.

Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”.

Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 3

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh lãng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 704/QĐ-TTG Về việc phê duyệt Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt

Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 4

Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ mười chín tuổi vừa giác ngộ lí tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này.

Mở bài cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 5

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Khi con tu hú

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 1

Nếu những ngày tháng trong ngục tối, Bác Hồ có trăng làm bạn thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú kêu đã đánh thức một mùa hè thôn quê bình dị mà vui tươi, sôi động. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày ông ở nhà lao Thừa Phủ. Sáu câu thơ đầu đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa hạ xứ Huế vô cùng tuyệt đẹp.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 2

Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 3

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 4

Tố Hữu nhà thơ lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học nước nhà, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có thể kể đến Khi con tu hú một trong những tác phẩm được chính tác giả viết khi ở trong ngục tù. Đây là những năm tháng đau thương, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Khi con tu hú

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 1

Sống giữa thời hoà bình, êm đềm, hạnh phúc đã bao giờ bạn tự hỏi: chúng ta sẽ làm gì nếu đất nước có chiến tranh? Đặt ra giả thiết như vậy chúng ta mới thấy khâm phục thế hệ cha anh, những con người đã hi sinh hết mình cho đất nước. Họ mang trong mình một lòng yêu nước, một khát vọng tự do đến cháy bỏng ngay cả khi bị tù đày, tra tấn. Đọc những vần thơ trong tù của các chiến sĩ cách mạng, ta vừa xót xa vừa ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu quả cảm của các anh. Thi phẩm Khi con tu hú của nhà thơ cách mạng Tố Hữu sẽ mãi là tiếng thơ chứa lửa, ngọn lửa yêu nước, yêu tự do của thế hệ thanh niên một thuở.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 2

Tố Hữu một tác giả xuất sắc trong nền văn học Việt Nam, cái tên ấy cho đến ngày nay vẫn còn được nhắc đến rất nhiều qua những bài thơ của ông. Tố Hữu đã góp cho nền văn học nước nhà một giọng thơ trữ tình chính trị, tha thiết đằm thắm tình dân tộc mà cũng đầy ắp những sự kiện chính trị. Những tác phẩm thơ của ông được gắn liền với những chặng đường của cách mạng, mỗi một chặng đường nhà thơ lại mang đến những vần thơ hay cho bạn đọc. Một trong những tác phẩm hay của ông phải kể đến bài thơ khi con tu hú, bài thơ nay được viết khi ông đang bị bắt giam, nó thể hiện lên sự ngột ngạt uất ức của nhân vật trữ tình.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 3

Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 4

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh lãng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 5

Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên – Mẫu 6

Tố Hữu sáng tác bài thơ “Khi con tu hú” tại Huế, tháng 7 – 1939 bài thơ này được in trong phần “xiềng xích”, một trong ba phần của tập thơ “Từ ấy”. “Khi con tu hú”, được viết trong hoàn cảnh tác giả bị đế quốc Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên, do đó nội dung toát lên từ bài thơ là tâm trạng của một thanh niên yêu tự do nhưng lại đang bị trói buộc bởi cảnh tù đày.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Khi con tu hú (30 mẫu) Mở bài Khi con tu hú của Tố Hữu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *