Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2022 – 2023 40 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 (9 môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 40 Đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2022 – 2023 có đáp án chi tiết kèm theo. Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 12 được biên soạn bám sát theo chương trình học.

Với 40 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 40 Đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2022 – 2023

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 12

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 12 năm 2022 – 2023

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 12

Câu 1. Tia X được ứng dụng.

A. để sấy khô, sưởi ấm.
B. trong khoan cắt kim loại.
C. trong chiếu điện, chụp điện.
D. trong đầu đọc đĩa CD.

Câu 2. Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. khả năng ion hoá mạnh không khí.
B. bản chất là sóng điện từ.
C. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
D. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.

Câu 3. Thực hiện thí nghiệm Y- âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng. Biết hai khe sáng cách nhau a, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân thu được là i. Hệ thức nào dưới đây đúng?

A. frac{lambda}{a D}.

B. frac{lambda D}{a}

C. frac{D a}{lambda}

D. frac{lambda a}{D}

Câu 4. Một sóng điện từ có chu kỳ T, bước sóng và tốc độ truyền sóng trong chân không là c. Hệ thức nào dưới đây đúng?

Câu 5. Trong chân không, bức xạ nào sau đây là bức xạ tử ngoại?

A. 480nm.
B. 630nm.
C. 280nm.
D. 930nm.

Câu 6. Khi một điện tích điểm q dao động điều hòa thì xung quanh q sẽ tồn tại

A. điện trường.
B. trường tĩnh điện
C. từ trường.
D. điện trường biến thiên.

Câu 7. Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính

A. Hệ tán sắc.
B. Mạch tách sóng.
C. Phần cảm.
D. Phần ứng.

Câu 8. Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất khí ở áp suất lớn.
B. Chất rắn.
C. Chất khí ở áp suất thấp.
D. Chất lỏng.

Câu 9. Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có dộ tự cảm L. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Giá trị của f là

Câu 10. Một ánh sáng đơn sắc không có tính chất nào sau đây ?

A. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
C. Có một màu xác định.
D. Có một tần số xác định.

Câu 11. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng

A. đưa sóng cao tần ra loa.
B. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần.
C. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm.
D.đưa sóng siêu âm ra loa.

Câu 12. Sóng điện từ

A. là sóng ngang.
B. không truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc
D. chỉ lan truyền trong môi trường rắn, lỏng.

Câu 13. Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?

A. Sóng cực ngắn.
B. Sóng dài.
C. Sóng trung.
D. Sóng ngắn.

Câu 14. Khi thực nghiệm thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc, một học sinh đo được khoảng vân là 0,5mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 đến vân tối thứ 3 (cùng bên so với vân trung tâm) là

A.1,0 mm.
B. 2,25mm.
C. 2,0 mm.
D. 1,5 mm.

Câu 15. Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số 91MHz lan truyền trong không khí với tốc độ 3.108m/s. Bước sóng của sóng này

A. 2,7m.
B. 3,3m.
C. 3,0m.
D. 9,1m.

Câu 16. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân, và những vật bị nung nóng trên 3000oC đều là những nguồn phát tia nào mạnh trong các tia sau?

A. Tia tử ngoại.
B. Tia X (tia Ronnghen).
C. Tia hồng ngoại
D. Tia γ (tia gama).

Câu 17. Quang phổ của một bóng đèn dây tóc khi nóng sáng thì sẽ

A. xuất hiện dần các màu từ màu đỏ đến tím, không sáng hơn.
B. hoàn toàn không thay đổi.
C. vừa sáng dần lên, vừa xuất hiện dần các màu đến một nhiệt độ nào đó mới đủ 7 màu.
D. sáng dần khi nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn có đủ bảy màu.

Câu 18. Sóng nào sau đây không là sóng điện từ

Tham khảo thêm:   Luật Tố cáo Luật số 25/2018/QH14

A. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh.
B. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình.
C. Sóng phát ra từ lò vi sóng.
D. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.

Câu 19. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

A. màu tím và tần số 1,5f.
B. màu cam và tần số f.
C. màu cam và tần số 1,5f.
D. màu tím và tần số f.

Câu 20. Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại.
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X.
C. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.

Câu 21. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là

Câu 22. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch là

A. ω=5.10-5 Hz.
B. ω=5.104 rad/s.
C. ω=200 rad/s.
D. ω=200 Hz.

Câu 23. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,2 mm có

A. vân sáng bậc 3
B. vân sáng bậc 2.
C. vân tối thứ 2.
D. vân tối thứ 3.

Câu 24. Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Iâng và phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng = 0,6m. Khoảng cách hai khe a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 1m. Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối kề nhau là

A. 1,5mm
B. 0,015mm
C. 0,15mm
D. 15mm

Câu 25. Mạch LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4 sin2π.104t (µC). Tần số dao động của mạch là

A. f =10 kHz.
B. f = 2kHz.
C. f = 2.
D. f =10 Hz.

Câu 26. Trong thí nghiệm Y-âng biết hai khe cách nhau 0,6 mm; hai khe cách màn 2 m; bước sóng dùng trong thí nghiệm 600 nm, x là khoảng cách từ M trên màn E đến vân sáng chính giữa. Khoảng vân là

A. 1 mm.
B. 2mm.
C. 2,5 mm.
D. 0,2mm.

Câu 27. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 2m. Ánh sáng chiều vào hai khe có bước sóng 0,5m. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đế vân sáng bậc 4 là.

A. 2 mm.
B. 3,6mm.
C. 2,8mm.
D. 4mm.

Câu 28. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 0,6m và 2 = 0,5m thì trên màn có những vị trí tại đó có vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Trong khoảng giữa hai vân cùng màu với vân trung tâm có bao nhiêu vân đơn sắc củ ánh sáng 2 ?

A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.

Câu 29. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1=0,5m và 2 = 0,6m. Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở cùng phía với nhau của hai bức xạ này.

A. 4,0mm.
B. 0,5mm.
C. 0,4mm.
D. 5,0mm.

Câu 30. Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5F, có i = 0,05sin2000t(A). Biểu thức điện tích trên tụ là

A. q=2.10-5sin(2000t-p/2)(C).
B.q=2.10-5sin(2000t-p/4)(C).
C. q=2,5.10-5sin(2000t-p/2)(C).
D. q=2,5.10-5sin(2000t-p/4)(C).

………….Hết……………

Đáp án đề thi giữa kì 2 Lý 12

1- C;

02. B;

03. A;

04. A;

05. C;

06. D;

07. A;

08. C;

09. B

; 10. A

11. B

12. A;

13. A;

14. B;

15. B;

16. A;

17. C;

18. D;

19. B;

20. B;

21. B;

22. B;

23. A;

24. A;

25. A;

26. B; 2

27. D;

28. B;

29. C;

30. C;

…………..

Đề thi giữa kì 2 Văn 12 năm 2022 – 2023

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 12

SỞ GD & ĐT ………

TRƯỜNG THPT …….

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 1 trang)

Họ và tên:…………………….…….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN Khối 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Lớp…………………. SBD:…………………

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.

(Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,75 điểm): Xác định ngôi kể trong đoạn trích.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1283/QĐ-UBND Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo theo Quyết định 797/QĐ-TTg

Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra những chi tiết về con đường bị tàn phá được tác giả miêu tả trong đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen””.

Câu 4 (0,5 điểm): Anh/Chị hãy nhận xét về vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong được tác giả khắc họa trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích sức sống của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2007)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 12

SỞ GD & ĐT …….

TRƯỜNG THPT ……….

KIỂM TRA GIỮA I NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, lớp 12

(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4 trang)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

Học sinh trả lời ngôi kể là “tôi”: 0,75 điểm.

0,75

2

Những chi tiết về con đường bị tàn phá: bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn; hai bên đường không có lá xanh; chỉ có những thân cây bị tước khô cháy; những cây nhiều rễ nằm lăn lóc; những tảng đá to; một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.


Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. (trả lời thiếu: 0,5 điểm)

– Nếu học sinh trích dẫn nguyên những câu văn Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất” vẫn cho: 0,75 điểm.

0,75

3

– Xác định phép tu từ Ẩn dụ:

“những con quỷ mắt đen”” -> những nữ chiến sĩ thanh niên xung phong chịu nhiều gian khổ.

– Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn:

+ Việc sử dụng biện pháp tu từ này cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái.

-+Tạo cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gợi cảm.

Hướng dẫn chấm:

+Xác định đúng phép tu từ: 0,25 điểm

+ Tác dụng: 0,75 ( ý1: 0,5 điểm, ý2: 0,25 điểm.

1,0

4

Nhận xét về vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong được tác giả khắc họa trong đoạn trích: Ngợi ca vẻ đẹp dũng cảm, can trường và tinh thần trách nhiệm cao của tuổi trẻ những năm chống Mĩ cứu nước. Vẻ đẹp đó làm nên cốt cách của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh và tiếp động lực cho tuổi trẻ ngày nay quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nhận xét được : 0,5 điểm.

– Học sinh diễn đạt khác nhưng phù hợp: 0,5 điểm.

– Học sinh nhận xét chung chung, chưa sát ý: 0,25 điểm

0,5

II

LÀM VĂN

7,0

1

Trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Suy nghĩ của bản thân về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về vai trò của niềm tin trong cuộc sống:

– Giải thích về niềm tin

– Vai trò của niềm tin trong cuộc sống:

+ Khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời sẽ tạo động lực vượt qua nghịch cảnh, tạo nên kì tích và những điều tốt đẹp mới có thể xuất hiện.

+ Khi giữ được niềm tin thì con người mới có thể thư thái và hạnh phúc, dù ở trong nghịch cảnh; cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

– Bài học: Niềm tin là điều quan trọng nhưng nên tùy trường hợp để vận dụng, không nên đặt niềm tin mù quáng. Cần phải có lập trường kiên định, có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống một cách nhân văn, tự tạo nên những điều tốt đẹp để tỏa bóng cho mình và cho đời.

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

2

Phân tích sức sống của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Sức sống của nhân vật Mị trong đoạn truyện và đánh giá.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm)

0,5

* Phân tích sức sống của nhân vật Mị

– Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, đêm mùa đông khi chứng kiến APhủ bị trói đứng.

– Sức sống:

+ Nhìn thấy dòng nước mắt của APhủ: đánh thức cảm xúc vốn bấy lâu nay bị vùi lấp (sống lại nỗi đau về quá khứ đau khổ khi bị ASử trói đứng trong đềm mùa xuân năm trước, ý thức về nỗi đau thân phận con dâu gạt nợ); nhận thức sâu sắc về sự tàn độc của nhà thống lí, thương APhủ và nhận ra sự vô lí nếu APhủ bị trói đến chết ở đây.

+ Từ tình thương người, ý thức sâu sắc về sự bất công khiến Mị chiến thắng nỗi sợ hãi để có hành động táo bạo cắt dây cởi trói cho APhủ.

– Sức sống của nhân vật được thể hiện qua bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, những chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, …

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

– Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

– Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2,5

* Đánh giá

– Sức sống của nhân vật Mị khẳng định niềm tin vào sức sống mãnh liệt của người dân lao động vùng cao Tây Bắc, góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Sức sống của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm

10,0

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Clicker Fighting Simulator và cách nhập

……………………..Hết……………………….

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2022 – 2023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2022 – 2023 40 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 (9 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *