Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 3: Em ôn lại những gì đã học Giải Toán lớp 3 trang 100, 101 sách Cánh diều – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 3 trang 100, 101 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Em ôn lại những gì đã học của chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

Giải SGK Toán 3 trang 100, 101 Cánh diềutập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 100, 101 tập 2

Bài 1

Đặt tính rồi tính:

a)

Bài 1

b)

Bài 1

Lời giải:

a)

Bài 1

+ 9 cộng 0 bằng 9, viết 9

+ 7 cộng 2 bằng 9, viết 9

+ 2 cộng 6 bằng 8, viết 8

+ 0 cộng 1 bằng 1, viết 1

+ 4 cộng 0 bằng 4, viết 4

Vậy 40 279 + 1 620 = 41 899.

Bài 1

+ 5 trừ 5 bằng 0, viết 0

+ 7 trừ 5 bằng 2, viết 2

+ 1 trừ 1 bằng 0, viết 0

+ 8 trừ 2 bằng 6, viết 6

+ 7 trừ 0 bằng 7, viết 7

Vậy 78 175 – 2 155 = 76 020.

Thực hiện tương tự với hai phép tính còn lại, ta có kết quả của các phép tính như sau:

Bài 1

b)

Bài 1

+ 4 nhân 3 bằng 12, viết 2 nhớ 1

+ 4 nhân 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9

+ 4 nhân 1 bằng 4, viết 4

+ 4 nhân 2 bằng 8, viết 8

Vậy 2 123 × 4 = 8 492.

Bài 1

+ 7 chia 5 được 1, viết 1

1 nhân 5 bằng 5, 7 trừ 5 bằng 2

+ Hạ 5, 25 chia 5 được 5, viết 5

5 nhân 5 bằng 25, 25 trừ 25 bằng 0

+ Hạ 4, 4 chia 5 được 0, viết 0

0 nhân 5 bằng 0, 4 trừ 0 bằng 4

+ Hạ 0, 40 chia 5 được 8, viết 8

8 nhân 5 bằng 40, 40 trừ 40 bằng 0

Vậy 7 540 : 5 = 1 508.

Tham khảo thêm:   Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh Tiểu học

Thực hiện tương tự với hai phép tính còn lại, ta có kết quả của các phép tính như sau:

Bài 1

Bài 2

Tính giá trị của các biểu thức:

(12 726 + 10 618) × 2

54 629 – 48 364 : 4

Lời giải:

– Biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước.

– Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

(12 726 + 10 618) × 2 = 23 344 × 2 = 46 688.

54 629 – 48 364 : 4 = 54 629 – 12 091 = 42 538.

* Quy trình thực hiện phép tính

Bài 2

Bài 2

Bài 3

a) Khung của một bức tranh có dạng hình vuông với cạnh 75 cm. Hỏi chu vi của khung bức tranh đó bằng bao nhiêu mét?

Bài 3

b) Một mảnh hoa văn trang trí trên tấm vải thổ cẩm có dạng hình chữ nhật với chiều dài 21 cm, chiều rộng 9 cm. Tính diện tích mảnh hoa văn đó.

Bài 3

Lời giải:

a) Chu vi của khung bức tranh đó bằng:

75 x 4 = 300 (cm)

Đổi 300 cm = 3 m

Đáp số: 3 m

b) Diện tích mảnh hoa văn đó bằng:

21 x 9 = 189 (cm2)

Đáp số: 189 cm2

Bài 4

Bảng sau cho biết số trường tiểu học ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2019:

Bài 4

Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:

a) Năm học nào có số lượng trường tiểu học nhiều nhất?

b) Số lượng trường tiểu học năm học 2017 – 2018 ít hơn số lượng trường tiểu học năm học 2016 — 2017 là bao nhiêu trường?

c) Làm tròn số trường tiểu học ở Việt Nam trong bảng trên đến hàng nghìn và đọc các số vừa làm tròn.

d) Tuấn nhận xét: “Số lượng trường tiểu học ở Việt Nam giảm dần qua các năm học”. Em có đồng ý với nhận xét của Tuấn không?

Lời giải:

a) * So sánh các số: 15 254; 15 052; 14 937; 13 970.

Các số trên đều có chữ số hàng chục nghìn là 1.

Số 13 970 có chữ số hàng nghìn là 3.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 16 Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

Số 14 937 có chữ số hàng nghìn là 4.

Số 15 254 và số 15 052 có chữ số hàng nghìn là 5. Số 15 254 có chữ số hàng trăm là 2, số 15 052 có chữ số hàng trăm là 0.

Do 2 > 0 nên 15 254 > 15 052.

– Do 3 < 4 < 5 nên 13 970 < 14 937 < 15 052 < 15 254.

* Bảng số liệu trên gồm 2 hàng, hàng thứ nhất là các năm học, hàng thứ hai là số trường tiểu học tương ứng.

Trong 4 số vừa so sánh ở trên, ta thấy số lớn nhất là 15 254 tương ứng với năm học 2015 – 2016.

Vậy năm học có số lượng trường tiểu học nhiều nhất là: năm học 2015 – 2016.

b) Xem bảng thống kê ta thấy:

  • Năm học 2017 – 2018 có số lượng: 14 937 trường tiểu học.
  • Năm học 2016 – 2017 có số lượng: 15 052 trường tiểu học.

Khi đó:

Số lượng trường tiểu học năm học 2017 – 2018 ít hơn số lượng trường tiểu học năm học 2016 — 2017 là:

15 052 – 14 937 = 115 (trường).

Đáp số: 115 trường tiểu học.

c) Làm tròn số trường tiểu học ở Việt Nam trong bảng trên đến hàng nghìn:

Bài 4

  • Năm học 2 015 – 2 016, số trường tiểu học là 15 254, số 15 254 có chữ số hàng trăm là 2, do 2 < 5 nên khi làm tròn đến hàng nghìn, ta làm tròn xuống thành số 15 000
  • Năm học 2 016 – 2 017, số trường tiểu học là 15 052, số 15 052 có chữ số hàng trăm là 0, do 0 < 5 nên khi làm tròn đến hàng nghìn, ta làm tròn xuống thành số 15 000
  • Năm học 2 017 – 2 018, số trường tiểu học là 14 937, số 14 937 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 15 000
  • Năm học 2 018 – 2 019, số trường tiểu học là 13 970, số 13 970 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 14 000
Tham khảo thêm:   Mẫu phiếu đánh giá và xếp loại viên chức y tế Phiếu đánh giá và xếp loại viên chức mới nhất

* Đọc số:

  • 15 000: Mười lăm nghìn;
  • 14 000: Mười bốn nghìn.

d) Theo câu a, ta có: 15 254 > 15 052 > 14 937 > 13 970.

Các số trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

Như vậy số lượng các trường tiểu học ở Việt Nam giảm dần qua các năm học.

Kết luận: Em đồng ý với nhận xét của Tuấn.

Bài 5

a) Ước lượng số gam đậu tương trong lọ đựng nhiều hơn

Bài 5

b) Ước lượng số mi-li-mét nước trong bể chứa nhiều nước hơn:

Bài 5

Lời giải:

– Ta thấy số gam đậu tương trong lọ có nắp màu đỏ gấp khoảng 2 lần số gam đậu tương trong lọ có nắp màu xanh.

Số gam đậu tương trong lọ có nắp màu đỏ là:

500 × 2 = 1 000 (g)

– Số ml nước ở bể đầu tiên gấp khoảng 3 lần số ml nước ở bể thứ hai

Do đó số ml nước ở bể đầu tiên là:

2 000 × 3 = 6 000 (ml).

Ta điền vào ô trống như sau:

Bài 5

Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 101 tập 2

Bài 6

a) Chọn hai đồ vật em muốn mua trong hình dưới đây và tính số tiền cần trả.

Bài 6

b) Với 100 000 đồng em hãy lựa chọn những đồ vật để mua được nhiều loại nhất.

Lời giải:

a) Em có thể tự chọn 2 đồ vật em muốn rồi tính.

Ví dụ: Giá tiền của khối rubik và quả bóng là:

76 000 + 23 000 = 99 000 (đồng).

Đáp số: 99 000 đồng.

b) Em nên chọn các các đồ vật có số tiền từ bé đến lớn để có thể mua được nhiều loại hơn.

Giá tiền của 1 khối rubik, 1 quyển sách và 1 máy bay đồ chơi là:

39 000 + 22 000 + 23 000 = 84 000 (đồng).

Vậy với 100 000 đồng em có thể mua được nhiều nhất là 3 món đồ gồm: quyển sách, máy bay đồ chơi và rubik.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 3: Em ôn lại những gì đã học Giải Toán lớp 3 trang 100, 101 sách Cánh diều – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *