Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 10 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Tin 10 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 sách Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Tin 10 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Tin 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Tin học 10 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 Cánh diều

A. TỰ LUẬN 

Câu 1. Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.

Câu 2. Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.

Câu 3. Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.

Viết chương trình thực hiện công việc sau:

Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.

Câu 4. In ra tổng các số chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5

Với n nhập từ bàn phím, viết chương trình đưa ra màn hình tổng các số tự nhiên nhỏ hơn n và chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5.

Câu 5. Em hãy dự đoán kết quả đưa ra màn hình sau mỗi câu lệnh xuất dữ liệu print() trong chương trình ở hình sau:

Câu 6 Chương trình ở hình sau xây dựng một hàm tính diện tích một tam giác bằng công thức Heron theo ba cạnh của tam giác. Em hãy hoàn thiện chương trình bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích của tam giác có ba cạnh là 3, 4, 5.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1885/QĐ-TTG Về việc bổ sung kinh phí nhập và bảo quản muối dự trữ quốc gia

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho đoạn chương trình python sau:

Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.

Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.

Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?

A. while < điều kiện >:
<khối lệnh >
B. while < điều kiện >
<khối lệnh >
C. while < điều kiện >:
D. while < điều kiện > to <khối lệnh >

Câu 4. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng cú pháp:

A. b = 1, 2, 3, 4, 5
B. b = (1, 2, 3, 4, 5)
C. b = [1,5]
D. b = [1, 2, 3, 4, 5]

Câu 5. Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?

A. del a[1:2]
B. del a[0:2]
C. del a[0:3]
D. del a[1:3]

Câu 6. Vòng lặp nào trả về kết quả dưới đây?

A. for i in range(1,6):
print(i,i,i,i,i)
B. for i in range(1,5):
print(str(i)*5)
C. for i in range(1,6):
print(str(i)*5)
D. for i in range(0,5):
print(str(i)*5)

Câu 7. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>>> A. remove(2)
>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].

Câu 8. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

>>> A = [1, 2, 3, 5]
>>> A.insert(2, 4)
>>> print(A)

A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 1: Language Soạn Anh 12 Kết nối tri thức trang 9, 10, 11

Câu 9. Giả sử A = [2, 4, ‘5’, ‘Hà Nội’, ‘Việt Nam’, 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A là gì?

A. True
B. False
C. true
D. false

Câu 10. Số phát biểu đúng là:

1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.
2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.
3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.
4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.

A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.

Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “abcdefg”
>>> print(s[2])

A. c
B. b
C. a
D. d

Câu 12. Để chuyển s về xâu kí tự ta dùng hàm gì?

A. length(s)
B. len(s)
C. str(s)
D. s.len()

Câu 13. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?

A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.

Câu 14. Nếu S = “1234567890” thì S[0:4] là gì?

A. “123”
B. “0123”
C. “01234”
D. “1234”

Câu 15. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?

A. lower()
B. len()
C. upper()
D. srt()

Câu 16. Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?

A. s=s.replace(‘a’, “”)
B. s=s.replace(‘a’)
C. s=replace(a, “”)
D. s=s.replace()

Câu 17. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. 2, 6
B. 1, 3
C. 0, 4
D. 1, 4

Câu 18. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. ‘Ngôn ngữ lập trình Python’
B. [‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’]
C. ‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’
D. [Ngôn, ngữ, lập, trình, Python]

Câu 19. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()

Câu 20. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?

A. 1
B. 2
C. 5
D. Không hạn chế

Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?

A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toán khác nhau.
B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Niềm vui của Bi và Bống (trang 17) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 2

Câu 22. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. -2
B. 4
C. 2
D. 6

Câu 23. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?

A. def < tên hàm >([tham số]):
return < dãy giá trị trả về >
B. def< tên hàm > ([tham số]):
< dãy các lệnh >
C. def < tên hàm >([tham số]):
< khối lệnh >
return < dãy giá trị trả về >
D. def < tên hàm >: [< khối lệnh >]
return < dãy giá trị trả về >

Câu 24. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?

A. 0
B. 1
C. 2
D. Không hạn chế

Câu 25. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số

Câu 26. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?

>>> def f(x, y):
z = x + y
return x*y*z
>>> f(1, 4)

A. 10
B. 18
C. 20
D. 30

Câu 27. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:

A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Câu 28. Phát biểu nào bị sai?

A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 10 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Tin 10 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *