Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 11 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Hóa học 11, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa 11 năm 2022 – 2023
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO… TRƯỜNG THPT…….. |
NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Môn: HÓA HỌC KHỐI 11 |
I. Lí thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa học 11
Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ
– Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
– Phân loại được hợp chất hữu cơ (hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon)
– Mục đích, nguyên tắc, phương pháp tiến hành phân tích định tính và phân tích định lượng
– Phân biệt các loại công thức: công thức đơn giản nhất, công thức phân tử, công thức cấu tạo… và ý nghĩa mỗi loại công thức
– Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối
– Nội dung và ý nghĩa của thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ
– Khái niệm đồng đẳng, đồng phân
– Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn)
Chương 5. Hiđrocacbon no
– Khái niệm về ankan, công thức chung của ankan
– Viết công thức cấu tạo các đồng phân ankan; gọi tên các ankan theo danh pháp thay thế, áp dụng gọi được tên cho một số ankan có từ 1 đến 10C mạch không phân nhánh và một số ankan mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C.
– Giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số ankan
– Đặc điểm cấu tạo ankan => Tính chất hóa học của ankan: phản ứng thế, phản ứng tách hiđro, phản ứng cracking, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn… viết các phương trình hóa học
– Ứng dụng của ankan trong thực tiễn và cách điều chế ankan trong công nghiệp
II. Bài tập ôn thi giữa kì 2 Hóa học 11
Làm tất cả các bài tập SGK chương 4 và 5
III. Một số bài tập ôn thi giữa kì 2 Hóa 11
A. TỰ LUẬN
Câu 1. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử: C3H6; C4H10; C5H12; C3H8O; C3H6Cl2
Gọi tên thay thế các đồng phân của C4H10; C5H12.
Câu 2. Viết phương trình hóa học (nếu có) của các chất sau: metan, butan, isobutan
- Tác dụng với Clo (có chiếu sáng) tỉ lệ mol 1:1
- Tách một phân tử hiđro (t0, xúc tác)
- Đốt cháy
Câu 3. Viết các phương trình phản ứng điều chế trực tiếp metan trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Câu 4. Một ankan X có tỉ khối hơi đối với hiđro là 43. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của X. Gọi tên thông thường và thay thế của chúng (nếu có)
Câu 5. Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ phản ứng sau (ghi điều kiện cần thiết nếu có, các chất hữu cơ viết công thức cấu tạo thu gọn)
Câu 6. Phenolphtalein – chất chỉ thị màu dùng nhận biết dung dịch bazơ – có phần trăm khối lượng C, H lần lượt bằng 75,47% ; 4,4%, còn lại là oxi. Khối lượng mol phân tử của phenolphtalein bằng 318 g/mol. Hãy lập công thức phân tử của phenolphtalein.
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam hợp chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với không khí xấp xỉ bằng 3,0345. Xác định công thức phân tử của X.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X cần V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước.
a) Hiđrocacbon X thuộc loại nào? Vì sao?
b) Tính m và V.
c) Xác định công thức phân tử của X.
d) Xác định công thức cấu tạo đúng của X, biết khi cho X tác dụng với Brom khan theo tỉ lệ số mol 1:1 (có chiếu sáng) chỉ thu được 2 sản phẩm chứa mono Brom duy nhất. Viết phương trình hóa học, xác định sản phẩm chính.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc).
a) Viết phương trình hóa học dạng tổng quát.
b) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên 2 ankan trong hỗn hợp X.
c) Xác định thành phần phần trăm về khối lượng từng ankan trong hỗn hợp X.
Câu 10. Khi oxi hoá hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X cần vừa đủ 3,584 lít khí O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 19,7 gam kết tủa.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của X.
b) Xác định công thức cấu tạo đúng của X và gọi tên X, biết rằng X tác dụng với Clo (tỉ lệ mol 1:1) thu được tối đa 4 sản phẩm thế.
B. TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 4. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 1. Liên kết hoá học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là loại liên kết nào dưới đây?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết cho – nhận.
D. Liên kết hiđro.
Câu 2. Các chất hữu cơ thường có đặc điểm chung là
A. phân tử luôn có các nguyên tố C, H và O.
B. có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.
D. khó bị phân hủy dưới tác dụng nhiệt.
Câu 3. Để xác định hàm lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, có thể sử dụng phương pháp phân tích nào sau đây?
A. phân tích định tính
B. phân tích định lượng
C. phân tích vi lượng
D. phân tích hữu cơ
Câu 4.Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H4O2. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C2H4O2.
B. CH2O.
C.CHO.
D. CxHyOz.
Câu 5. Số lượng đồng phân mạch hở, có hai liên kết đôi, ứng với công thức phân tử C4H6 là
A. 3.
B.4.
C. 5.
D. 2.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X thu được một hỗn hợp khí và hơi. Dẫn hỗn hợp này qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc thì thấy khối lượng bình tăng lên 0,54 gam. Khối lượng hiđro trong X là
A. 0,015 gam
B. 0,06 gam
C.0,03 gam
D. 0,3 gam
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X cần dùng vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc), chỉ tạo ra CO2 và H2O. Khối lượng sản phẩm cháy bằng
A. 20,4 gam
B.12,4 gam
C.11,6 gam
D. 3,6 gam
Câu 8. Hợp chất hữu cơ X có 80 % khối lượng là cacbon, còn lại là hiđro. Công thức đơn giản nhất của X là
A. CH3
B.C3H10
C.CH4
D. C4H5.
Câu 9. Phân tích định lượng hợp chất hữu cơ X ta thấy tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC: mH: mO = 24:6:16. Công thức đơn giản nhất của hợp chất X là
A. CH3O.
B. C2H6O.
C.C12H3O8.
D. C2H3O.
Câu 10. Công thức thu gọn nào sau đây tương ứng với công thức phân tử C3H4O2?
A. CH3COOCH3.
B. CH2=CH-COOH.
C.HCOOCH2CH3.
D. CH≡C-COOH.
Câu 11. Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH ≡ CH?
A. CH2=C=CH2.
B.CH2=CH‒CH=CH2.
C. CH≡C-CH3.
D. CH2=CH2
Câu 12. Đồng phân là
A. những hợp chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau.
B. những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau.
C. những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có tính chất hóa học khác nhau.
D. những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
Câu 13. Cho các cặp chất:
(1) CH3CH2OH và CH3OCH3 (2) CH3CH2Br và BrCH2CH3
(3) CH2=CH-CH2OH và CH3CH2CHO (4) (CH3)2NH và CH3CH2NH2
Có bao nhiêu cặp là đồng phân cấu tạo?
A. 1.
B.2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H7Cl là
A. 1.
B.2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C3H8O là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là
A. CH2O
B.C2H4O2
C. C3H6O2
D. C4H8O2.
………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Hóa học 11
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập Hóa 11 giữa kì 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.