Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Văn 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 12 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn lớp 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 12, đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12 năm 2022 – 2023

A. KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

I.1. Kiến thức chung

1. Phong cách ngôn ngữ

– Phong cách ngôn ngữ hành chính, ngoài ra củng cố thêm các PCNT như: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; Phong cách ngôn ngữ báo chí; Phong cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học.

2. Hệ thống kiến thức về phương thức biểu đạt

– Phương thức biểu đạt tự sự

– Phương thức biểu đạt miêu tả

– Phương thức biểu đạt biểu cảm

– Phương thức biểu đạt thuyết minh

– Phương thức biểu đạt nghị luận

– Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

3. Hệ thống kiến thức về các biện pháp tu từ

3.1. Biện pháp tu từ từ vựng

– So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

– Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

– Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

– Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

– Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

– Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng

– Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.

– Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)

– Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.

– Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.

3.2. Biệp pháp tu từ cú pháp

– Phép lặp cú pháp: Lặp cú pháp là tạo ra những câu hoặc những đoạn câu có chung một kiểu cấu tạo cú pháp, làm cho câu văn có tính chất cân đối, với dụng ý tác động về nhận thức hoặc về tình cảm.

– Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

– Phép chêm xen: Chêm xen là cách đưa thêm từ ngữ (có khi là một tổ hợp từ có dạng một câu trọn vẹn) vào câu, nhưng không thiết lập quan hệ ngữ pháp với phần câu chứa chúng, nhằm chi tiết hóa sự việc, làm cho lời văn linh hoạt, nêu nhận xét của người thuật chuyện, bổ sung những tin mang những mục đích rất khác nhau.

4. Hệ thống kiến thức về các phép liên kết

– Phép nối-> Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.

– Phép thế-> Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.

– Phép tỉnh lược->Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.

– Phép lặp từ vựng->Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.

– Phép liên tưởng->Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.

5. Hệ thống kiến thức về các kiểu câu, thành phần câu

5.1. Các thành phần của câu.

a. Các thành phần chính của câu.

– Chủ ngữ : Là thành phần chính của câu. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

– Vị ngữ là thành phần chính của câu.Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối khóa Mô đun 4 môn Tiếng Anh Tiểu học Đáp án bài tập cuối khóa Module 4

b. Các thành phần phụ trong câu

– Trạng ngữ:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

– Định ngữ: Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

– Bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

– Khởi ngữ: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu). Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

c. Các thành phần biệt lập trong câu.

– Thành phần tình thái:Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

– Thành phần gọi đáp:Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

-Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Vị trí giữa hoặc cuối câu.

5.2. Các kiểu câu

a.Theo cấu trúc ngữ pháp

– Câu đơn:Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)

– Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.

– Câu đặc biệt:Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

– Câu ghép:Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ – Vị)

+ Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …

+ Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

– Câu phức: là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.

b. Theo mục đích phát ngôn

– Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể), dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc.

– Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi), chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến).

– Câu cầu khiến: dùng để: cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo), khẳng định hoặc phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

– Câu cảm thán:Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). Có những từ ngữ cảm thán. Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

6. Các thể thơ

6.1 Thể thơ truyền thống

– Lục bát: Số tiếng: câu 6 tiếng và câu 8 tiếng, luân phiên liên tục.

– Song thất lục bát: Số tiếng: luân phiên hai cặp 7 tiếng và cặp 6 tiếng 8 tiếng (khổ 4 câu thơ.)

– Ngũ ngôn Đường luật: Số tiếng: câu 5tiếng ( 8 dòng hoặc 4 dòng).

– Thể thất ngôn Đường luật: Thất ngôn tứ tuyệt: Số tiếng: 7 ( 4 dòng).Thất ngôn bát cú: Số tiếng: 7 ( 8 dòng).

6.2. Các thể thơ hiện đại

-Vừa tiếp nối luật thơ trong truyền thống vừa có sự cách tân: Thơ tự do, thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng…nhiều khổ, không gò bó vần luật.

I.2. Các cấp độ kiến thức:

1/ Nhận biết: (2 câu) Nhận diện được một trong các vấn đề sau:

– Phong cách ngôn ngữ của ngữ liệu.

– Xác định được đề tài,cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.

– Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,…của văn bản/đoạn trích.

2/ Thông hiểu (1 câu)

– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,…

– Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong vănbản/đoạn trích

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Kể lại từng đoạn truyện Hội vật (3 mẫu) Kể chuyện lớp 3 - Tuần 25

3/ Vận dụng thấp (1 câu)

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm1945 đến hết thế kỉ XX.

– Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

II/ LÀM VĂN

II.1/ Kiến thức chung:

1/ Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn

2/ Các thao tác lập luận:

– Thao tác lập luận giải thích

– Thao tác lập luận phân tích

– Thao tác lập luận chứng minh

– Thao tác lập luận bình luận

– Thao tác lập luận bác bỏ

– Thao tác lập luận so sánh

– Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.

II.2/ Nghị luận xã hội: Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, để viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề.

II.3/ Nghị luận văn học:

A. Xác định các cấp độ kiến thức:

– Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,…

– Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

– Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đạiViệt Nam.

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của vănbản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

– So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bậtvấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục

Kết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn nghị luận về một trích đoạn, tác phẩm văn xuôi về: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Về một tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật đặc sắc… trong tác phẩm văn xuôi.

B. Các tác phẩm cần ôn tập:

1.VỢ CHỒNG A PHỦ – TÔ HOÀI

1.1. Kiến thức cơ bản

Tác giả:

– Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực, sáng tác thiên về diễn tả sự thật của đời thường. Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, lời văn tinh tế, giản dị mà phong phú, giàu chất thơ.

– Có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác:

– Sáng tác 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải nhất – giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam.

– Miêu tả đời sống theo xu hướng hiện thực….

1.2. Các vấn đề trọng tâm:

Từ những đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng nhân vật đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động; Mị chủ yếu khắc họa tâm tư); trần thuật linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo; Biệt tài miêu tả thiên nhiên phong tục tập quán của người dân miền núi; Ngôn ngữ sinh động, câu văn giàu tính tạo hình, thấm đẫm chất thơ…, để làm nổi bật:

1. Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi, tái hiện bức tranh thiên nhiên phong tục tập quán đầy màu sắc.

2. Giá trị nhân đạo: Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng. Tố cáo lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị. Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

3. Hình tượng nhân vật Mị:

3.1. Cuộc sống thống khổ, số phận tủi nhục bất hạnh…

3.2. Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT tiếng Pháp chương trình chuẩn và nâng cao (2012 - Mã đề 724) Đề thi TN THPT tiếng Pháp

3.3. Sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông khi cởi trói cho A Phủ.

4. Hình tượng nhân vật A Phủ:

4.1. Có số phận éo le…

4.2. Phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

2. VỢ NHẶT- KIM LÂN

2.1. Kiến thức cơ bản

Tác giả:

– Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, chỉ học hết tiểu học, phải vất vả kiếm sống từ nhỏ

– Nhà văn chuyên viết về truyện ngắn với đề tài tài nông thôn và người nông dân. Nhà văn viết bằng tình cảm thiết tha, gắn bó sâu nặng…

Tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác:

– Sáng tác 1954, cốt truyện được xây dựng từ hoàn cảnh nạn đói ở nước ta năm 1945, dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư

– Cái nhìn của Kim Lân: Trong hoàn cảnh túng đói, khốn khổ, cận kề cái chết nhưng người nông dân vượt lên cảnh ngộ để sống giàu lòng nhân ái, với niềm vui bình dị, niềm tin hy vọng ở cuộc sống.

2.2. Các vấn đề trọng tâm:

Từ những đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo; cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn; dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc; nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, thể hiện tâm lí tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc giản dị những chắt lọc giàu sức gợi, để làm nổi bật:

1. Tình huống truyện: Tình huống éo le, độc đáo, mới lạ:bắt đầu từ sự kiện: một buổi chiều nọ Tràng dẫn theo một người đàn bà lạ cùng về

+ Tràng – dân ngụ cư, nghèo, xấu trai, giữa thời buổi đói khổ nuôi thân chẳng xong lại còn dám “đèo bồng” – lấy vợ à khiến mọi người ngạc nhiên…

+ Không phải là Tràng cưới vợ mà là “nhặt vợ”…

+ Tình huống vừa bi thảm vừa thấm đẫm tình người.

+ Con người đói khổ đến mức cận kề cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, mái ấm gia đình…

+ Cái đói đã khiến con người phải từ bỏ lòng tự trọng… nhưng bản chất không phải như vậy.

+ Người vợ nhặt – rẻ rúng nhưng lại có ý nghĩa thiêng liêng với cuộc đời Tràng.

– Ý nghĩa:

+ Qua tình huống thấy được hoàn cảnh, số phận bi thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

+ Tình huống làm nổi bật tâm trạng, tư tưởng, tính cách của nhân vật.

+ Tình huống làm nổi bật chủ đề tác phẩm …

2. Giá trị hiện thực:

Tái hiện chân thực nạn đói và số phận người nông dân trong nạn đói rẻ rúng, tội nghiệp…Tiếng nói lên án tố cáo thực dân phong kiến và chủ nghĩa phát xít đã bóc lột, áp bức đẩy người nông dân vào cuộc sống bần cùng.

3. Giá trị nhân đạo:

-Viết về số phận người nông dân trong nạn đói 1945 với sự cảm thông chia sẻ.

– Lên án tố cáo thực dân phong kiến và chủ nghĩa phát xít đã bóc lột, áp bức đẩy người nông dân vào cuộc sống bần cùng…

– Phát hiện ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn các nhân vật: lối sống nhân ái…

– Hướng về sự đổi đời, ánh sáng niềm tin ở cuộc sống; ca ngợi lối sống nhân ái…

4. Hình tượng nhân vật Tràng:

4.1. Người lao động nghèo nhưng tốt bụng, nhân hậu, giàu tình người.

4.2. Dù cận kề bên bờ vực cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng, tin ở cuộc sống, hi vọng ở tương lai (thể hiện qua diễn biến tâm lí từ khi có vợ)

– Trên đường đưa vợ về nhà.

– Vào nhà và đối diện với mẹ.

– Sớm mai ra.

5. Hình tượng người vợ nhặt:

5.1. Nạn nhân của nạn đói, sống vất vưởng, số phận rẻ rúng, biến dạng nhân cách: bạo dạn, chao chát, vô duyên, trơ trẽn…qua hai lần gặp gỡ với anh Tràng.

5.2. Dù ngay trên bên bờ vực của cái chết vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình. (thể hiện qua diễn biến tâm lí từ khi làm vợ Tràng)

– Trên đường theo anh Tràng về nhà.

– Vào nhà và đối diện với mẹ.

– Sớm mai ra.

6. Hình tượng bà cụ Tứ:

6.1. Cảnh ngộ khổ đau, cả một đời sống trong buồn khổ.

6.2 Vẻ đẹp của một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con, rất bao dung và giàu lòng vị tha; Có lòng lạc quan, niềm tin vào tương lai hạnh phúc tươi sáng (thể hiện qua diễn biến tâm lí từ khi biết con có vợ)

– Mới về nhà.

– Trước hiện thực con có vợ.

– Sớm mai ra.

………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Văn 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *