Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học 4 đoạn văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, giúp học sinh biết cách nêu cảm nghĩ về một văn bản nghị luận.

Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học
Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học

Nội dung chi tiết sẽ bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 7. Mời tham khảo để có thêm ý tưởng hay cho bài viết văn của mình. Tài liệu chi tiết ngay sau đây.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học – Mẫu 1

Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp tôi hiểu hơn về lối sống giản dị của Bác Hồ. Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra những nhận định: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”, đó là hai yếu tố vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau. Lời đánh giá hết sức sâu sắc: “Rất lạ lùng, rất kì diệu… Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Có thể thấy rằng, phải rất gắn bó và thấu hiểu Bác, tác giả mới đưa ra được lời nhận định và đánh giá như vậy. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Trong cuộc sống hằng ngày, cho đến trong quan hệ với mọi người, hay trong lời nói và bài viết. Những dẫn chứng được đưa ra một cách cụ thể, sinh động giúp tôi thấy được rõ ràng lối sống giản dị của Bác. Có thể thấy rằng, nghệ thuật lập luận của tác giả rất giàu sức thuyết phục với hệ thống luận điểm rõ ràng, dẫn chứng toàn diện, phong phú kết hợp với những lời bình luận nhẹ nhàng mà sâu sắc. Tóm lại, qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác Hồ.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ngọn lửa Ô-lim-pích (trang 111) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 - Tuần 32

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều nêu ra những đánh giá về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

– Phép liên kết được sử dụng:

  • Phép lặp: giản dị, Bác Hồ
  • Phép thế: “tác giả” thay cho “Phạm Văn Đồng”

Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học – Mẫu 2

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc thấy được truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam – yêu nước. Ở phần đầu tiên, Bác Hồ đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Đó là một lời khẳng định về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại. Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Người đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” để từ đó cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Hồ Chủ tịch đã làm sáng tỏ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam như một truyền thống quý báu đáng gìn giữ muôn đời.

Tham khảo thêm:   Viết báo cáo thảo luận về việc xây dựng chi đội vững mạnh Viết báo cáo - Tiếng Việt 4 Cánh diều

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều đánh giá về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Các phép liên kết được sử dụng:

  • Phép lặp: yêu nước, tinh thần yêu nước.
  • Phép thế: “Bác Hồ”, “Bác”, “Hồ Chủ tịch” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học – Mẫu 3

Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị của Bác. Trước hết, tác giả đưa ra nhận định chung về đức tính giản dị của Bác: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Về nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ, đồ đạc trong phòng cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Bác yêu thương người dân như người thân trong gia đình. Cuối cùng tác giả khẳng định tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam. Có thể thấy, văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành.

=> Tính mạch lạc và liên kết:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

– Các câu văn đều bình luận về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

– Phép liên kết được sử dụng:

  • Phép nối: “Trước hết… Tiếp đến… Cuối cùng…”
  • Phép lặp: giản dị, Bác

Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học – Mẫu 4

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mở đầu đoạn trích, tác giả đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước một cách ngắn gọn, cụ thể: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Lời khẳng định khiến chúng ta thêm tự hào. Tiếp theo với hình ảnh: “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”, Bác đã cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước. Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước là những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại. Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” quả là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều nói thể hiện đánh giá, cảm nghĩ về văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Các phép liên kết được sử dụng:

  • Phép lặp: tinh thần yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • Phép nối: “Tiếp theo…”; “Và…”
  • Phép thế: “Tác giả”, “Bác”, “Người” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học 4 đoạn văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *