Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn thi giữa kì 2 Văn 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn năm 2022 – 2023 sách mới là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 7 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 Toán 7.

Đề cương ôn tập Văn 7 giữa học kì 2 năm 2022 (Sách mới)

  • Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo

I. Kiến thức ôn thi giữa kì 2 Văn 7

1. Nghị luận xã hội

– Khái niệm: Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người

– Đặc điểm:

  • Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận
  • Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận
  • Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

2. Tục ngữ

– Khái niệm: là một trong những thể loại sáng tác dân gian

– Công dụng: thường được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm

– Đặc điểm nội dung: thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội

– Đặc điểm hình thức:

  • Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
  • Có nhịp điệu, hình ảnh
  • Hầu hết đều có vần, và thường là: vần lưng (vần sát), vần cách
  • Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
  • Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội

3. Thành ngữ

– Khái niệm: là một tập hợp từ cố định, có nghĩa được xác định bằng nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm (chứ không phải là phép cộng đơn giản từ nghĩa của các từ)

– Công dụng: thành ngữ khi được sử dụng trong giao tiếp (nói hoặc viết) làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc

– Đặc điểm: thành ngữ có thể làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ nhưng không thể là một câu trọn vẹn

4. Liên kết trong văn bản

– Khái niệm: liên kết là một trong những tính chất trong của văn bản, có tác dụng làm văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức

– Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết

  • Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
  • Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp

– Một số phép liên kết thường dùng:

  • Phép lặp (lặp lại ở câu đằng sau từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép thế (sử dụng ở câu sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép nối (sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước)
  • Phép liên tưởng (sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước)

5. Nói quá

– Khái niệm: nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt:

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: nói giảm nói tránh là biện pháp dùng các diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào? (NB)

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 6: Thách thức của thiên nhiên Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 45 sách Cánh diều

A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian? (NB)

A. 7
B. 6
C. 5
D. 4

Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống? (NB)

A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết
B. Người viết thể hiện rõ ý kiến dối với vấn đề cần bàn bạc
C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào? (TH)

“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

A. Phép thế
B. Phép lặp
C. Phép liên tưởng
D. Phép nối

Câu 5: “Bữa đực, bữa cái” trong văn bản có nghĩa là? (TH)

A. Bữa học bữa nghỉ
B. Học tập chăm chỉ,
C. Kiên trì trong học tập
D. Chịu khó học tập

Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì? (TH)

A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người
B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.
D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất

Câu 7: Xác định phép lập luận trong văn bản trên. (TH)

A. Phép lập luận chứng minh, giải thích
B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ
C. Phép liệt kê và đưa số liệu
D. Phép lập luận phân tích và chứng minh

Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên? (TH)

A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

Câu 9: Em tâm đắc thông điệp nào nhất? Vì sao? (Vận dụng)

Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? (Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
5 A 0,5
6 B 0,5
7 D 0,5
8 C 0,5

9

Học sinh có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và phải lý luận sao cho có tính thuyết phục.

1,0

10

HS nêu được ít nhất 02 bài học rút ra được là về việc sử dụng thời gian:

Gợi ý:

– Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc.

– Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

– Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

– Triển khai các vấn đề nghị luận

– Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, bài học…

– Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0,5

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Văn 7

– Ôn tập về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở giữa học kì II.

– Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết các bài văn kể chuyện tưởng tượng, viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện, vận dụng kiến thức trong văn bản để đánh giá được các vấn đề trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Tây Du Phục Ma

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ
B. Tự do
C. Năm chữ
D. Lục bát

Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

A. Rưng rưng
B. Lo âu
C. Ngại ngùng
D. Vô cảm

Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

A.Hồi nhỏ
B.Hồi về thành phố
C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố.
D.Hồi chiến tranh.

Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
B. Biết được giá trị của người nào đó
C. Người có hiểu biết rộng
D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói
B. Bảo
C. Thấy
D. Nghĩ

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể- như là sông là rừng”?

A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nói quá
D. Nói giảm, nói tránh

Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?

A. Vì tác giảchợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.
B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.
C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.
D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 A 0,5
3 C 0,5
4 A 0,5
5 D 0,5
6 B 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5

9

Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.

1

10

Tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

1

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

0,25

c. Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

– Giới thiệu được trò chơi.

– Miêu tả cách chơi (quy tắc).

– Miêu tả luật chơi.

– Nêu tác dụng của trò chơi.

Nêu ý nghĩa của trò chơi.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, miêu tả sinh động hấp dẫn.

0,5

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

RÙA VÀ THỎ

Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:

– Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!

Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi.

Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai:

– Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ !

Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.

– Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã – Thỏ ta thầm nghĩ.

Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.

Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ?

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh trung bánh giầy Những bài văn hay lớp 6

A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 2. Nhân vật chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ?

A. Rùa.
B. Rùa và Thỏ.
C. Thỏ.
D. Động vật trong rừng

Câu 3. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ ?

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ
B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.

Câu 4. Công dụng dấu chấm lửng trong câu: Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!” ?

A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
D. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Rùa và Thỏ là gì?

A. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang.
B. Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình.
C. Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã – Thỏ ta thầm nghĩ.
D. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua.

Câu 6. Thỏ thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

A. tự cao, tự đại, ngạo nghễ .
B. chủ quan, bảo thủ, phiến diện.
C. tự cao, tự đại, chủ quan .
D. không lắng nghe ý kiến của người khác .

Câu 7: Vì sao Thỏ thua Rùa

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.
B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.
D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

Câu 8. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với truyện ngụ ngôn ?

Cột A

Cột B

1. Nhân vật

a) Suy nghĩ/ hành động/ lời nói… ẩn chứa những bài học sâu sắc.

2. Hành động

b) Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,… có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên,…

3. Cốt truyện

c) Hiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc sống.

4. Bài học

d) Là loài vật, đồ vật, con người.

Câu 9. Nêu ý nghĩa truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hiện nay bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại cho tất cả mọi người, nhiều bạn trẻ bị bạo lực học đường dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bạo lực học đường ở học sinh hiện nay ?

HƯỚNG DẪN CHẤM 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

C

0,5

6

C

0,5

7

B

0,5

8

1+ … d 2+… a 3+… b 4+…c

0,5

9

– Nêu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ:

+ Ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó.

+ Lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác.

1,0

10

– HS nêu được 1 trong số bài học bài học sau.

+ Chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng.

+ Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công.

Lưu ý: Chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau xong hợp lý.

1,0

II

VIẾT

4,0

Nhận biết

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bạo lực học đường

0,25

Thông hiểu

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

2,5

Vận dụng

– Mô tả hiện trạng bạo lực học đường; các hình thức bạo lực học đường; thể hiện thái độ phê phán hiện tượng này.

– Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng bạo lực học đường.

– Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

– Mở rộng.

– Rút ra bài học cho bản thân

Vận dụng cao

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập Văn 7 giữa học kì 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn thi giữa kì 2 Văn 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *