TOP 7 Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 năm 2022 – 2023 bao gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi giữa kì 2 Tin 7 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.
Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Tin lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7.
Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 năm 2022 – 2023
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 Kết nối tri thức
- Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 2 Tin học 7
I. Trắc nghiệm. (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1. Vùng dữ liệu trên bảng tính có hình gì?
A. Hình tam giác.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình tròn.
D. Có thể là hình bất kì.
Câu 2. Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động:
A. Căn trái.
B. Căn phải.
C. Căn giữa.
D. Căn đều hai bên.
Câu 3. Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?
A. Luôn căn phải.
B. Luôn căn trái.
C. Luôn căn giữa.
D. Tùy thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.
Câu 4. Công thức nào sau đây là đúng khi nhập vào ô D5 trong Hình 1 để tính chu vi hình chữ nhật?
Hình 1
A. 2*(13+25)
B. =2*(a + b)
C. =2*(D3 + D4)
D. 2*(D3 + D4)
Câu 5. Chọn phát biểu không đúng?
A. Chỉ có kiểu số liệu số thì phần mềm bảng tính nhận dạng được.
B. Muốn nhập công thức vào ô tính cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.
C. Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.
D. Trong phần mềm bảng tính, các phép toán đơn giản là phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/) và lũy thừa (^).
Câu 6. Hàm tính tổng là hàm nào sau đây?
A. SUM
B. AVERAGE
C. COUNT
D. MIN
Câu 7. Khi nhập “=MAX(2,10,5,15)” vào ô tính thì kết quả sẽ là bao nhiêu?
A. 2
B. 5
C. 10
D. 15
Câu 8. Khi muốn ẩn hàng, cột em dùng lệnh nào?
A. Insert
B. Delete
C. Hide
D. Unhide
Câu 9. Các thao tác đúng khi chèn cột, dòng?
A. Nháy chuột phải vào vị trí cột, hàng và chọn Insert.
B. Nháy chuột trái vào vị trí cột, hàng và chọn Insert.
C. Nháy chuột phải vào vị trí cột, hàng và chọn Delete.
D. Nháy chuột trái vào vị trí cột, hàng và chọn Delete.
Câu 10. Để tô màu cho ô tính, em chọn nút lệnh nào sau đây trong thẻ Home?
A. trong nhóm lệnh Font.
B. trong nhóm lệnh Font.
C. trong nhóm lệnh Editing.
D. trong nhóm lệnh Cells.
Câu 11. Cho các thao tác sau:
(1) Nháy chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
(2) Nháy nút phải chuột vào tên trang tính và chọn Delete.
(3) Nháy đúp chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
(4) Trong thẻ Home, chọn lệnh Delete/Delete Sheet trong nhóm lệnh Cells.
Các thao tác nào được dùng để xóa một trang tính?
A. (1), (4).
B. (2), (4).
C. (1), (3).
D. (1), (2), (4).
Câu 12. Để thiết lập các thông số đường viền, kẻ khung em chọn thẻ nào trong hộp thoại Format Cells?
A. Number
B. Fill
C. Border
D. Header
Câu 13. Thao tác nào dưới đây không đúng khi tạo bảng tính mới?
A. Nháy chuột vào dấu (+) để tạo trang tính mới.
B. Nháy chuột phải vào trang tính đã có chọn Insert/Worksheet, nhấn OK để tạo trang tính mới.
C. Nháy chuột vào thẻ Home/Insert/Insert Sheet để tạo trang tính mới.
D. Nháy chuột chọn Home/Insert/Worksheet, nhấn Ok để tạo trang tính mới.
Câu 14. Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày được gọi là:
A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày bảng.
D. Trang trình bày đồ họa.
Câu 15. Để tăng bậc phân cấp, em đặt con trỏ ở đầu dòng cần tạo cấu trúc phân cấp (nếu cần tạo cấu trúc phân cấp giống nhau cho nhiều dòng thì dùng chuột chọn các dòng) rồi nhấn phím.
A. Shift
B. Tab
C. Alt
D. Crtl
Câu 16. Phần mềm trình có chức năng:
A. Chỉ tạo bài trình chiếu.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Chỉ để xử lí đồ họa.
D. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Công thức nào nhập đúng vào bảng tính?
a) =15 + 8
b) =2(3^3 + 4^4)
c) =(1^2 + 2^2)*(3^2 + 5^2)
d) =a + b
e) 2*14.5*4
f) y=1
g) 55/5 + 10*2
Câu 2. (1 điểm) Các công thức sau đây báo lỗi sao, em hãy sửa lại cho đúng:
a) =SUM(1.5A1:A5)
b) =SUM(K1:H 1)
c) =SUM B1:B3
d) =SUM (45+24)
Câu 3. (1,5 điểm) Nỗi mỗi chức năng ở cột A với một thao tác phù hợp ở cột B.
A |
B |
1) Chèn thêm hàng bên trên |
a) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Delete. |
2) Chèn thêm cột bên trái |
b) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Insert. |
3) Xóa hàng |
c) Nháy nút phải chuột vào tên hàng và chọn lệnh Hide. |
4) Xóa cột |
d) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Insert. |
5) Ẩn hàng |
e) Nháy nút phải chuột vào tên cột và chọn lệnh Delete. |
Câu 4. (2 điểm) Em hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Tin học 7
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | D | C | A | A | D | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | B | C | D | A | B | D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) |
a), c), e), g). |
1,5 |
Câu 2 (1 điểm) |
a) Thiếu dấu”,” phân tách hai vùng dữ liệu. Sửa thành: =SUM(1.5,A1:A5) b) Thừa dấu cách ở địa chỉ ô H1. Sửa thành: = SUM(K1:H1) c) Thiếu dấu đóng mở ngoặc đơn. Sửa thành: =SUM(B1:B3) d) Sai dấu phân tách hai số. Sửa thành: = SUM(45,24) |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (1,5 điểm) |
1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – e; 5 – c. |
1,5 |
Câu 4 (2 điểm) |
Cấu trúc phần cấp thường được dùng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu, … Đây là một công cụ giúp làm cho nội dung trình bày có bố cụ mạch lạc, dễ hiểu, giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn. Cấu trúc này thực sự hữu ích để tổ chức trình bày nội dung một vấn đề. Nhờ đó, người xem dễ dàng hiểu được bố cục của nội dung được trình bày. |
1,0 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học |
Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính |
2 |
5,0% (0,5 đ) |
|||||||
Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính |
2 |
1 |
1 |
22,5% (2,25 đ) |
|||||||
Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán |
1 |
1 |
1 |
15,0% (1,5 đ) |
|||||||
Bài 9. Trình bày bảng tính |
1 |
1 |
1 |
20,0% (2,0 đ) |
|||||||
Bài 10. Hoàn thiện bảng tính |
2 |
2 |
10,0% (1,0 đ) |
||||||||
Bài 11. Tạo bài trình chiếu |
2 |
1 |
1 |
27,5% (2,75 đ) |
|||||||
Tổng |
10 |
1 |
6 |
1 |
1 |
1 |
|||||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 7
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIN HỌC – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 45 phút (16 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận) |
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1. Cách viết công thức trong ô tính trong MS Excel nào sau đây không đúng?
A. =10 – 5 + 30/10
B. =15 + 5*2 + 10/5
C. =16×2 + 3^2
D. =8/4 + 3^3 + 2*2
Câu 2. Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?
1. Nhập biểu thức số học.
2. Nhấn Enter để nhận kết quả.
3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.
4. Gõ nhập dấu bằng =
A. 4 – 3 – 2 – 1.
B. 3 – 4 – 1 – 2.
C. 1 – 2 – 3 – 4.
D. 2 – 1 – 3 – 4.
Câu 3. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?
A. Tay cầm
B. Tay nắm
C. Tay phải
D. Tay trái.
Câu 4. Sắp xếp các bước thao tác tự động điền công thức theo mẫu trong trường hợp sau:
Ở ô B2 nhập 10, C2 nhập 1.
1. Gõ nhập “=B2-C2”, nhấn Enter, kết quả phép trừ là 9 xuất hiện ở ô D2.
2. Chọn ô D2, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải của ô D2, con trỏ chuột hình thành dấu (+)
3. Nháy chuột chọn ô D2.
4. Kéo thả chuột cho đến ô D6, kết quả phép trừ xuất hiện trong các ô từ D3 đến D6.
A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 2 – 1 – 3 – 4.
C. 4 – 3 – 2 – 1.
D. 3 – 1 – 2 – 4.
Câu 5. Hàm AVERAGE dùng để:
A. Tính tổng
B. Tính trung bình cộng
C. Xác định giá trị lớn nhất
D. Xác định giá trị nhỏ nhất
Câu 6. Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là gì?
A. Sau tên cột là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
B. Sau tên hàng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
C. Sau tên hàm là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
D. Sau tên hằng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
Câu 7. Cho biết kết quả khi gõ dấu “=” và một chữ cái trên thanh công thức. Ví dụ gõ “=S”, gõ “=A”, điều gì sẽ xảy ra ở ô tính?
A. Ô tính hiện lên gợi ý các hàm bắt đầu bằng chữ “S” hoặc “A”.
B. Ô tính hiện lên gợi ý các hàm bắt đầu bằng chữ “E” hoặc “D”.
C. Ô tính hiện lên gợi ý các hàm bắt đầu bằng chữ “C” hoặc “V”.
D. Ô tính hiện lên gợi ý các hàm bắt đầu bằng chữ “H” hoặc “L”.
Câu 8. Hàm COUNT dùng để:
A. Tính tổng
B. Đếm số lượng số.
C. Tính trung bình cộng
D. Xác định giá trị nhỏ nhất
Câu 9. Để in một vùng trang tính ta cần làm thế nào?
A. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Print.
B. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Save.
C. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Insert.
D. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Layout.
Câu 10. Khi thực hiện định dạng trang tính, sử dụng các công cụ trong nhóm lệnh nào của dải lệnh Home?
A. Nhóm lệnh Font.
B. Nhóm lệnh Alignment.
C. Nhóm lệnh Number.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 11. Nút lệnh này dùng để làm gì?
A. Tô màu viền cho bảng tính
B. Tô chữ đậm
C. Tô màu chữ
D. Tô màu nền cho ô tính.
Câu 12. Đối với các dữ liệu dài để tự động ngắt xuống dòng thì sau khi chọn ô có dữ liệu cần nháy chuột vào lệnh nào?
Câu 13. Một bài trình chiếu thường gồm các có các trang nào?
A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang kết thúc.
D. Cả A, B và C.
Câu 14. Điền vào chỗ chấm (….)
“Trong lúc trình bày, trang chiếu có thể xuất hiện với các … khác nhau khi chuyển tiếp các phần nội dung, nhằm thu hút sự chú ý từ người xem”.
A. chuyển động
B. hiệu ứng
C. màu sắc
D. màu nền
Câu 15. Đâu là nhận định đúng?
A. Có thể chèn thêm bất kì trang chiếu vào bất cứ vị trí nào.
B. Khi chèn trang chiếu vào thì không tự động đánh lại số thứ tự trang chiếu.
C. Không thể chèn thêm trang chiếu vào bài trình chiếu.
D. Chỉ chèn thêm được trang chiếu khi chưa có nội dung.
Câu 16. Để chọn sẵn các mẫu (Themes) bài trình chiếu trong phần mềm trình chiếu PowerPoint thì em chọn dải lệnh nào?
A. Home
B. Insert
C. Design
D. Silde Show
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Em hãy giải thích vì sao “Trước khi in một trang tính hoặc một vùng trang tính nên xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi in”?
Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy nêu một số thao tác với các slide trong bài trình chiếu?
Câu 3. (2 điểm) Để tạo một bài trình chiếu đẹp mắt, em cần lưu ý những điều gì?
Câu 4. (1 điểm) Em hãy điền tên hàm thích hợp vào chỗ chấm (…) trong câu:
1) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tính tổng.
2) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số nhỏ nhất.
3) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số trung bình cộng.
4) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số lớn nhất.
5) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để đếm số lượng ô có dữ liệu.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Tin 7
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
B |
D |
B |
C |
A |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
D |
C |
A |
D |
B |
A |
C |
I. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) |
Vì: – Sự tự động phân chia trang in của phần mềm bảng tính có thể không đúng ý muốn cần kiểm tra lại để điều chỉnh. – Cần xem trước hình thức của bản in để có thể điều chỉnh sao cho kết quả in ra có hình thức đẹp hơn. |
0,75 0,75 |
Câu 2 (1,5 điểm) |
– Thêm slide mới, chèn slide vào vị trí mong muốn, di chuyển để thay đổi thứ tự các slide, xóa slide. – Soạn nội dung slide, sửa nội dung slide, đưa hình ảnh, video, liên kết vào slide. – Định dạng cho các đối tượng trên slide. – Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên slide, tạo hiệu ứng chuyển slide. – Trình chiếu slide. |
0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (2 điểm) |
– Cần chọn tông màu chữ và màu nền trên slide khác nhau, nếu chữ màu sáng thì nền màu tối và ngược lại. – Trên một slide, không nên chọn nhiều màu cho văn bản. – Không chọn mỗi dòng văn bản trên slide là một phông chữ khác nhau. – Lựa chọn phông chữ và cỡ chữ phù hợp. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 4 (1 điểm) |
1) SUM 3) AVERAGE 4) MAX 5) COUNT |
1,0 |
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Tin học 7
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Chủ đề E. Ứng dụng tin học |
Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu |
2 |
2 |
10% (1,0 đ) |
||||||
Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn |
2 |
2 |
1 |
20% (2,0 đ) |
|||||||
Bài 9. Định dạng trang tính và in |
2 |
1 |
1 |
22,5 % (2,25 đ) |
|||||||
Bài 10. Thực hành tổng hợp |
1 |
2,5% (0,25 đ) |
|||||||||
Bài 12. Tạo bài trình chiếu |
2 |
1 |
1 |
22,5 % (2,25 đ) |
|||||||
Bài 13. Thực hành định dạng trang chiếu |
1 |
1 |
22,5 % (2,25 đ) |
||||||||
Tổng |
10 |
1 |
6 |
1 |
1 |
1 |
|||||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
……………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Tin học 7 năm 2022 – 2023
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 7 ( Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.