Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Văn 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Văn 11 năm 2022 – 2023 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo đề thi minh họa có đáp án kèm theo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng giải đề để đạt kết quả cao trong bài thi giữa kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 Văn 11 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 11, đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 11.

I. Phần đọc hiểu

I.1 Các kiến thức chung

1/. Phong cách ngôn ngữ:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

– Phong cách ngôn ngữ báo chí

2/ Phương thức biểu đạt:

– Phương thức biểu đạt tự sự

– Phương thức biểu đạt miêu tả

– Phương thức biểu đạt biểu cảm

– Phương thức biểu đạt thuyết minh

– Phương thức biểu đạt nghị luận

– Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

3/ Các biện pháp tu từ:

– Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

– Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.

So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

– Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

– Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

– Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

– Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng.

– Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.

– Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)

– Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.

– Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng

khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

4/ Các phép liên kết

– Phép nối-> Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.

– Phép thế -> Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.

– Phép tỉnh lược->Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.

– Phép lặp từ vựng->Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.

– Phép liên tưởng->Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.

5./ Các thể thơ:

– Các thể thơ truyền thống: lục bát (câu 6, câu 8); song thất lục bát (cặp câu 11, cặp câu 6- 8); ngũ ngôn Đường luật (ngũ ngôn tứ tuyệt – 5 tiếng 4 dòng; ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng); thất ngôn Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt – 11 tiếng, 4 dòng; thất ngôn bát cú – 11 tiếng, 8 dòng)

– Các thể thơ hiện đại: 5 tiếng, 11 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do,…

I.2. Các cấp độ kiến thức:

1/ Nhận biết (2 câu):

– Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ… trong bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,…trong bài thơ/đoạn thơ

2/ Thông hiểu: (1 câu)

– Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ.

– Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/ đoạn thơ.

3/ Vận dụng (1 câu):

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/ đoạn thơ.

– Rút ra thông điệp/ bài học cho bản thân.

– Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại.

II. Phần làm văn

1/ Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn

2/ Các thao tác lập luận:

– Thao tác lập luận phân tích

– Thao tác lập luận so sánh

– Thao tác lập luận bình luận

– Thao tác lập luận bác bỏ

– Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.

II.2/ Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề.

II. 3/ Nghị luận văn học: (Kết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ)

A. Các cấp độ kiến thức:

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

– Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật… của bài thơ/đoạn thơ.

Thông hiểu:

– Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề:tình cảm quê hương tư tưởng yêu nước; quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ…; sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,…

– Lí giải được một số đặc điểm của thơ hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

Vận dụng:

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 4: Công và công suất Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 21, 22, 23, 24

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí,đóng góp của tác giả. Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

B. Nội dung ôn tập

1. .Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Bài thơ:

*Nội dung:

– Hai câu đề: Quan niệm mới mẻ về tuyên ngôn của kẻ làm trai

– Hai câu thực: Ý thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân trước cuộc đời; động viên, kêu gọi mọi người thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội.

– Hai câu luận: Gắn lẽ vinh – nhục của con người với sự tồn – vong của đất nước. Từ đó kêu gọi mọi người thay đổi, từ bỏ những điều xưa cũ, không còn phù hợp và tìm con đường mới để cứu nước.

– Hai câu kết: Tâm thế kì vĩ, khát vọng lớn lao trong buổi lên đường.

*Nghệ thuật:

– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Hán

– Giọng thơ tâm huyết, mạnh mẽ

– Sự kết hợp của các phép tu từ: đối, ẩn dụ, câu hỏi tu từ,…

– Hình ảnh thơ kì vĩ, phi thường,…

2. Hầu trời (Tản Đà)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Bài thơ:

*Nội dung: “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời

* Nghệ thuật:

– Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do

– Giọng điệu thoải mái, tự nhiên

– Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

3. Vội vàng (Xuân Diệu)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Bài thơ:

* Nội dung:

– Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

+ Bốn câu đầu: Niềm khao khát sống mãnh liệt, táo bạo và mới mẻ của NVTT

+ Chín câu tiếp: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp qua sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ

– Đoạn 2: ( Câu 14-29) Tâm trạng lo âu khắc khoải của tác giả về thời gian và sự ngắn ngủi, hạn hẹp của tuổi trẻ.

– Đoạn 3: ( Những câu thơ còn lại) Lời giục giã cuống quýt, vội vàng tận hưởng những giây phút của tuổi trẻ, của mùa xuân, cuộc đời.

* Nghệ thuật:

– Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.

– Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

– Sử dụng ngôn từ; nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

4. Tràng giang (Huy Cận)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Tác phẩm:

* Nội dung:

– Khổ 1: Nỗi buồn vì sự chia lìa, vô định (hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa; cành củi khô trôi nổi gợi lên thân phận của những kiếp ngời nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời).

– Khổ 2: Nỗi buồn vì sự tĩnh lặng, vắng vẻ, hiu quạnh (hình ảnh cồn nhỏ lơ thơ, không gian được mở rộng, hình ảnh bến đò không khách).

– Khổ 3: Nỗi buồn vì sự cô đơn, thiếu vắng sự sống (không cầu, không đò kết nối sự sống, chỉ có bờ xanh tiếp bãi vàng tiếp nối nhau).

– Khổ 4: Nỗi buồn vì nhớ quê hương (khung cảnh cảnh kì vĩ, nên thơ; tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết).

* Nghệ thuật:

– Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.

– Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tinh tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu

cảm…

5 Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Tác phẩm:

* Nội dung:

– Khổ1: Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo dịu dàng.

Thể hiện tình yêu và sự gắn bó của nhà thơ với xứ Huế.

– Khổ 2: Cảnh thiên nhiên với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả gợi nỏi buồn hiu hắt; dòng Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng gợi tâm trạng vừa đau đớn, vừa khắc khoải, vừa khao khát cháy bỏng của nhà thơ.

– Khổ 3: Bóng người hiện lên mờ ảo, xa vời gợi sự hoài nghi nhưng lại chan chứa niềm tha thiết với cuộc đời.

* Nghệ thuật:

– Trí tưởng tượng phong phú.

– Nghệ thuật so sánh, nhân hóa: thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ…

– Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 4/ Từ ấy ( Tố Hữu)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Tác phẩm:

* Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

– Cột mốc là Từ ấy: mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt, 18 tuổi Tố Hữu được kết nạp Đảng. Lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sang tâm hồn nhà thơ, một niềm vui sướng tràn ngập, thế giới tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi ấy tràn đầy sức sống, sự yêu đời, âm thanh rộn rã, màu sắc tươi vui. Với tư cách là một nhà thơ vẻ đẹp sức sống mới ấy cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng và nghệ thuật đã không hề đối lập nhau.

– Bằng bút pháp trữ tình, những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí; động từ bừng, chói, bptt so sánh… đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.

* Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống

– Từ cái tôi cá nhân chủ nghĩa( quan niệm của giai cấp tư sản và tiểu tư sản- xuất thân của nhà thơ), khi được giác ngộ lí tưởng Tố Hữu đã đến với cái ta chung của mọi người, gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung bằng thái độ tự nguyện, tình yêu thương với quần chúng lao khổ, tình cảm hữu ái giai cấp.

– Các bptt: hoán dụ, ẩn dụ, dùng động từ mạnh…nhà thơ khẳng định trong môi trường rộng lớn, mình thật sự thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ trong nhận thức mà còn trong tình cảm mến yêu. Nhà thơ khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà đặc biệt là cuộc sống của quần chúng nhân dân .

Tham khảo thêm:   Dẫn chứng về sự tinh tế Ví dụ về sự tinh tế

* Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.

– Trước khi được giác ngộ lí tưởng TH là một thanh niên tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa.

– Sau khi giác ngộ: Lí tưởng cộng sản đã giúp nhà thơ có được lẽ sống mới, biết vượt qua những tình cảm hẹp hòi, để có tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Tố Hữu đã trở thành: con vạn nhà, em vạn kiếp phôi pha, anh vạn đầu em nhỏ, một mối quan hệ trong tình thương yêu ruột thịt, mình đã là thành viên của đại gia đình ấy.

– Giọng thơ đồng cảm, các điệp từ là, kết hợp các từ: con, em, anh và số từ ước lệ vạn.. tất cả diễn tả tấm lòng chân thành của nhà thơ với nhân dân.

5. Chiều tối: (Hồ Chí Minh)

a. Tác giả (những nét chính về sự nghiệp, phong cách nghệ thuật)

b. Tác phẩm:

* Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối ở miền rừng núi:

+ Bức tranh thiên nhiên ấy: cao rộng, trong trẻo, êm ả nhưng có vẻ hiu quạnh. Nó được phác hoạ với những nét chấm phá: cánh chim mỏi, chòm mây cô đơn…

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã tạo nên sự tương đồng giữa thiên nhiên và tâm trạng người tù chuyển lao. Qua bức tranh thiên nhiên thấy được: nghị lực, phong thái ung dung, tự do tự chủ về tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, tình yêu thiên nhiên và sự nhạy cảm trong tâm hồn của nhà thơ.

* Hai câu cuối: Bức tranh đời sống

+ Hình ảnh trung tâm là cô hái xay ngô bên lò than rực hồng, toát lên vẻ trẻ trung khoẻ mạnh.

+ Biện pháp điệp vòng tạo sự nối âm liên hoàn diễn tả vòng quay động tác xay ngô đồng

thời thể hiện sự vận động của thời gian. Nhãn tự hồng đem đến cho bức tranh sự ấm áp. Qua bức tranh đời sống cho thấy Bác quên đi cảnh ngộ vui cuộc sống…

*Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hài hoà trong bài thơ

+ Cổ điển: thể thơ, bút pháp gợi tả chấm phá, nhãn tự…

+ Hiện đại: con người là trung tâm, mạch thơ vận động….

III. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 11

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây:

(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)

(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?

(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.

(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào?

Câu 3. Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn (3). Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? Vì sao?

II. LÀM VĂN (11.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)

_________HẾT_____________

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI

Phần

Ý

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt: Nghị luận/ phương thức nghị luận

0,5

2

Một “cái Tôi” tù túng có biểu hiện:

– Luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy.

– Khắc khoải mong được thừa nhận;

– Thích chiến đấu hơn là nhún nhường;

– Nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai;

– Cầm tù mình, ẩn giấu những lo toan, sợ hãi, …

0,5

3

– Biện pháp tu từ: liệt kê; điệp từ, điệp ngữ.

– Tác dụng:

+ Diễn tả đầy đủ những biểu hiện của cái tôi tù túng để mọi người biết rõ hơn sự phong phú phức tạp của nó.

+ Nhấn mạnh, phê phán cái tôi tù túng, định hướng cách sống đúng đắn tích cực.

1,0

4

– Việc đề cao cái tôi cá nhân có sự tác động đến nhiều chiều, đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay.

+ Chiều tích cực: là nhu cầu chính đáng giúp mỗi người, khẳng định được giá trị và năng lực của bản thân, dám làm những điều mình muốn, tự tin, năng động trong cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ.

+ Chiếu hướng tiêu cực: sự thái quá, tôn sùng đến mức cực đoan, dẫn đến hàng loạt hệ lụy: nảy sinh bệnh ích kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm

– Cần đặt cái tôi trong mối quan hệ với cái ta, với cộng đồng; Cái tôi cần tuân theo những chuẩn mực đạo lí, văn hóa, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

1,0

II

LÀM VĂN

11.0

2

Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

a

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b

Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,5

c

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

*

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

0,5

*

Thân bài:

Khổ 1: Niềm vui lớn

Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng.

+ “Từ ấy” là cái mốc son đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên yêu nước.

+ Cụm từ “bừng nắng hạ”: Từ “bừng” ở câu thơ đầu tiên như làm sáng lên cả bài thơ, mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống.

+ Hình ảnh “mặt trời chân lí” là Đảng – nguồn sống tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải báo hiệu những điều tốt đẹp.

+ Cụm từ “chói qua tim” nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.

Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng

+ Bút pháp lãng mạn và các hình ảnh so sánh: “hồn tôi” – “vườn hoa lá”: diễn tả quá đầy đủ về cuộc sống, sức sống dào dạt, sinh sôi; “hồn tôi” – đậm hương và tiếng chim:đầy đủ màu sắc, hương thơm, âm thanh rộn ràng của tiếng chim.

+ Các tính từ chỉ mức độ như “bừng, chói, rất, đậm, rộn” cho thấy sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình.

+ Tất cả những âm vang của cuộc sống được nhà thơ chắt lọc để nuôi dưỡng sức sống của tâm hồn con người.

1,5

Khổ 2: Lẽ sống lớn

– Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.

– Khát vọng được gắn kết với cộng đồng, thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. Từ “buộc” thể hiện sự gắn kết, gần gũi. Đây không phải là chuyện của lí trí mà là chuyện của trái tim. Tố Hữu đã coi mình thuộc về nhân dân và dân tộc.

+ Từ “trang trải” thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với từng mảnh đời.

+ Từ “khối đời” là hình ảnh ẩn dụ, chỉ khối người đông đảo chung cảnh ngộ, chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung.

+ Tinh thần tự “buộc” vào để tạo nên khối đời gần gũi, mạnh mẽ là mục đích cuối cùng nâng cao phẩm chất của người cách mạng.

1,5

Nghệ thuật

1,0

Tố Hữu cũng đã lôi kéo người đọc chìm đắm vào những vần thơ bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng.

Đánh giá, bình luận:

0,5

– Qua đoạn thơ Tố Hữu đã thể hiện rõ niềm vui lớn, lẽ sống lớn của người thanh niên trẻ tuổi yêu nước, vừa được giác ngộ lí tưởng Mác Lê nin và vừa được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây là sự tự nguyện chân thành, sẵn sàng buộc lòng mình với tất cả mọi người, tất cả mọi nơi để thực hiện lí tưởng giải phóng dân tộc.

– Đoạn thơ mang đậm tính dân tộc truyền thống được thể hiện bằng một giọng thơ rất riêng của Tố Hữu: trữ tình – chính trị.

*

Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận

0,5

d

Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp

0,25

e

Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo về chính tả, dùng từ, đặt câu,…

0,25

Tổng: I + II

10,0

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Kể lại một đoạn câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường (3 mẫu) Kể chuyện lớp 3 - Tuần 7

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện thế nào?

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?

II. Làm văn (11đ):

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Văn 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *