Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Người ở bến sông Châu Những bài văn hay lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh gồm dàn ý và bài văn mẫu hay được tuyển chọn từ bài làm của các bạn học sinh giỏi. Qua phân tích bài Người ở bến sông Châu giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết bài văn phân tích truyện ngắn hay.

Người ở bến sông Châu kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích Người ở bến sông Châu hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Dàn ý phân tích bài Người ở bến sông Châu

a. Mở đoạn

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề phân tích.close

Tham khảo thêm:   Phiếu đề nghị nhập kho

– Khái quát về đoạn trích “Người ở bến sông Châu”

b. Thân đoạn

– Hoàn cảnh dì Mây về làng và cuộc gặp gỡ đầy éo le của Dì mây với chú San: dì Mây bị mất một chân khi tham gia kháng chiến trở về, gặp chú San và biết tin chú San lấy cô giáo viên ở xóm bãi bên kia sông.

– Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó:

+ Mọi người vui mừng khi dì Mây trở về nhưng dì cũng chỉ biết ngại ngùng tiếp đón.

+ Cuộc gặp gỡ xin nối lại tình xưa của chú San và di Mây

+ Hình ảnh dì Mây đỡ đẻ cho con của chú San với cô Thanh

+ Dì Mây không chấp nhận sự chăm sóc của chú Quang và nhận nuôi con của thím Ba.

– Nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản thể hiện xoay quanh câu chuyện của dì Mây.

c. Kết đoạn

– Nhận xét về nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật của tác giả.

– Nêu lên ý nghĩa thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Phân tích Người ở bến sông Châu

Chiến tranh xảy ra giúp cho dân tộc ta có một nền độc lập, hòa bình như ngày hôm nay cũng để lại rất nhiều hệ lụy, đau thương, chia rẽ với số phận con người. Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh nói về nỗi đau của người phụ nữ thời kì chiến tranh kết thúc, mất đi đôi chân, mất đi bạn đời và đồng đội, đó chính là cô ý tá Mây dũng cảm, nhân hậu.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ái nộ

Bên cạnh đó cũng nói lên dấu vết bi thương lên số phận của mỗi con người. Mở đầu câu chuyện là cảnh dì Mây khoác ba lô về Làng với một chân bị mất khi gia đình đã nhận được giấy báo tử của cô. Ngày cô trở về cũng chính là ngày chú San, người tình năm nao của cô đi lấy vợ. Anh xin cô nối lại tình xưa vì anh tưởng cô đã hi sinh trên chiến trường nên mới đi lấy vợ nhưng Mây không đồng ý vì cô thương cho số phận của mình, chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, nhân sắc, còn nhẫn tâm lấy đi cả tình yêu của cuộc đời cô.

Những ngày sau đó, trái ngược với niềm vui vô bờ bến của ra đình và mọi người khi Mây trở về, tâm trạng của cô lúc nào cũng nghèn nghẹn. Khi vợ chú San đẻ cạn nước ối, chính dì Mây đã là người đỡ đẻ, xong xuôi mọi thứ Mây gục ngã xuống bàn khóc nức nở. Cô không chấp nhận lời đề nghị sẽ bù đắp cho cô suốt quãng đời còn lại của trinh sát Quang mà cô gặp trên chiến trường đã tìm về tận quê của cô. Cô chọn chăm sóc cho con của thằng Cún vì thím Ba mẹ của nó vì đun te vướng bom bi nên qua đời.

Với bút pháp miêu tả tài tình cùng cách xây dựng cốt chuyện thú vị, tác giả để lại ấn tượng mạnh cho người đọc thấu hiểu được vết thương lòng của người con gái thời chinh chiến xoay quanh cuộc đời của dì Mây cũng như hiện thực về làng quê, từ đó nói lên nỗi niềm cảm thông với người phụ nữ như dì Mây hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ tổ quốc và tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu nước, yêu dân tộc giữa người với người.

Tham khảo thêm:   Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Mẫu 05-LĐTL theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Người ở bến sông Châu Những bài văn hay lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *