Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Toán 6 cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em luyện trả lời các câu hỏi ôn tập thật tốt, để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên 6. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề cương giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

I. PHÂN SỐ

1. Khái niệm phân số

frac{a}{b}với a, b ∈ Z, b ≠ 0 là một phân số; a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số.

Chú ý: Số nguyên a có thể viết là frac{a}{1} .

2. Định nghĩa hai phân số bằng nhau

Hai phân số frac{a}{b}frac{c}{d} gọi là bằng nhau nếu ad = bc

3. Tính chất cơ bản của phân số

a) Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

frac{a}{b}=frac{a.m}{b.m} với m ∈ Z và m ≠ 0

b) Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 năm 2019 – 2020 trường THPT Thạch Thành 1, Thanh Hóa Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2019

frac{a}{b}=frac{a:m}{b:m}với m ∈ Z và m ≠ 0

4. Rút gọn phân số

  • Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử số và mẫu số của phân số cho một ước chung (khác 1 và -1) của chúng.
  • Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà cả tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1.
  • Khi rút gọn một phân số ta thường rút gọn phân số đó đến tối giản. Phân số tối giản thu được phải có mẫu số dương.

5. Quy đồng mẫu số nhiều phân số

Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta làm như sau:

  • Bước 1. Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để làm mẫu chung;
  • Bước 2. Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu);
  • Bước 3. Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.

6. So sánh phân số

a) So sánh hai phân số cùng mẫu: Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

b) So sánh hai phân số không cùng mẫu: Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

c) Chú ý:

  • Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0.
  • Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0.
  • Trong hai phân số có cùng tử dương, với điều kiện mẫu số dương, phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn.
  • Trong hai phân số có cùng tử âm, với điều kiện mẫu số dương, phân số nào có mẫu lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

7. Hỗn số

Hỗn số là một số, gồm hai thành phần: phần nguyên và phần phân số.

Lưu ý: Phần phân số của hỗn số luôn luôn nhỏ hơn 1.

Tham khảo thêm:   Đại học Quốc tế Hồng Bàng Đại học Hồng Bàng điểm chuẩn

8. Phép cộng phân số

  • Quy tắc hai phân số cùng mẫu: frac{a}{m}+frac{b}{m}=frac{a+b}{m}
  • Hai phân số không cùng mẫu: ta quy đồng mẫu những phân số đó rồi cộng các tử giữ nguyên mẫu chung.
  • Các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0 .

9. Phép trừ phân số

  • Số đối của phân số frac{a}{b} kí hiệu là -frac{a}{b}. Ta có:frac{a}{b}+left(-frac{a}{b}right)=0.
    Quy tắc: frac{a}{b}-frac{c}{d}=frac{a}{b}+left(-frac{c}{d}right)

10. Phép nhân phân số

Quy tắc: frac{a}{b} cdot frac{c}{d}=frac{a cdot c}{b cdot d}(b neq 0 ; d neq 0)

11. Phép chia phân số

Quy tắc: frac{a}{b}: frac{c}{d}=frac{a}{b} cdot frac{d}{c}=frac{a cdot d}{b cdot c}(b, c, d neq 0)

12. Muốn tìm frac{m}{n} của số b cho trước, ta tính b cdot frac{m}{n}(m, n in mathrm{N}, n neq 0).

13. Muốn tìm một số biết frac{m}{n} của nó bằng a, ta tính a: frac{m}{n}left(m, n in mathrm{N}^*right).

II. HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG. HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG.

1. Hình có trục đối xứng:

Một đường thẳng được gọi là trục đối xứng của một hình phẳng nếu ta gấp hình theo đường thẳng đó thì ta được hai phần chồng khít lên nhau.

Hình có tính chất như trên được gọi là hình có trục đối xứng.

2. Hình có tâm đối xứng:

Nếu hình có một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít lên với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) thì điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình đó.

Hình có tính chất như trên được gọi là hình có tâm đối xứng.

III. HÌNH HỌC PHẲNG

1. Điểm và đường thẳng.

a) Điểm thuộc đường thẳng.

Điểm và đường thẳng

Ta thường dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm và chữ cái thường để đặt tên đường thẳng; chẳng hạn như điểm M và đường thẳng d.

Điểm M thuộc đường thẳng d. Ký hiệu: M ∈ d.

Điểm N không thuộc đường thẳng d. Ký hiệu N ∉ d.

b) Ba điểm thẳng hàng.

Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng thuộc một đường thẳng.

Điểm và đường thẳng

Ba điểm A, B, C thẳng hàng.

2. Điểm nằm giữa hai điểm.

Cho 3 điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d

Điểm nằm giữa hai điểm

  • Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
  • Điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.
  • Điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh giới thiệu tranh Đông Hồ Giới thiệu về tranh Đông Hồ bằng tiếng Anh

Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán 6 Chân trời sáng tạo

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1. Số đối của frac{5}{6} là:

A. frac{5}{6}
B. frac{-5}{6}
C. frac{6}{5}

Câu 2. Cách viết nào sau đây là hỗn số?

A. frac{1}{2}
B. 2frac{3}{4}
C. -11

Câu 3. Trong các hình sau, hình nào không có tâm đối xứng?

A. Tam giác cân
B. Hình bình hành
C. Hình thoi

Câu 4. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. Hình bình hành có tâm đối xứng.
B. Hình bình hành có trục đối xứng.
C. Hình bình hành vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.

Câu 5. Quan sát hình bên, chọn đáp án đúng

A. E ∈ d
B. B ∈ d
C. A ∉ d

Câu 5

Câu 6. Quan sát hình bên, cho biết 3 điểm nào thẳng hàng?

A. B, C, D
B. A, E, C
C. E, C, D

Câu 6

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 7 (1,5 điểm).

a) Quan sát hình vẽ và cho biết điểm nằm giữa hai điểm A và C?

Câu 7

b) Hình nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng?

Câu 7

Câu 8 (1,5 điểm).

a) Muốn nhân hai phân số, ta thực hiện như thế nào?

b) So sánh: frac{-7}{6}frac{-5}{6}

Câu 9: ( 2,0 điểm). Thực hiện phép tính

a) frac{11}{12}-frac{2}{5}
b) frac{-3}{7}: frac{4}{7}
Câu 10: (0,5 điểm). Tính họp lí: frac{-3}{5}+frac{2}{5} cdot frac{-10}{9}+frac{2}{5} cdot frac{1}{9}

Câu 11: (1,0 điểm). Một lớp học có 48 học sinh. Xếp loại học lực ở học kỳ 1 của lớp gồm 3 loại: Giỏi, khá, trung bình. Số học sinh trung bình chiếmfrac{7}{24} số học sinh cả lóp. Số học sinh khá chiếm frac{11}{17} số học sinh còn lại. Tính số học sinh mỗi loại của lớp đó.

Câu 12: (0,5 điểm). Tính tổng: A=frac{2}{10.12}+frac{2}{12.14}+frac{2}{14.16}+cdots+frac{2}{98.100}

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi giữa học kì 2 môn Toán 6 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *