Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn LS – ĐL 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023.

Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ, Khoa học tự nhiên 6. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí 4 đề giữa kì 2 mônLịch sử – Địa lí 6.

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. Trắc nghiệm: hãy chọn đáp án đúng nhất: (2 điểm)

Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VI TCN.
B. Thế kỉ VII TCN
C. Thế kỉ VII
D. Thế kỉ VIII TCN

Câu 2: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?

A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…

Câu 4: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
D. Đi guốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.

Câu 5: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 179 TCN – 938.
B. Năm 179 – 938.
C. Năm 111 TCN – 905.
D. Năm 111 – 905.

Câu 6: Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là

A. Thái thú.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Thứ sử.

Câu 7: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Tục nhuộm răng đen.
B. Lễ cày tịch điền.
C. Ăn tết Hàn Thực.
D. Đón tết Trung thu.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

A. Người Việt vẫn nghe – nói bằng tiếng Việt.
B. Tục thờ thần – vua vẫn được nhân dân duy trì.
C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,… được bảo tồn.

II. Tự luận:

Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (1,5 điểm)

Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời
Đứng đầu nhà nước
Kinh đô

Câu 2: Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc? (1,0 điểm)

Câu 3: Theo e tiếng nói có vai trò như tế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (0,5 điểm)

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 10 (Có đáp án, ma trận)

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

B

A

D

A

B

II. Tự luận:

Câu 1: Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (1,5 điểm)

Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời – TK VII TCN – Năm 208 TCN
Đứng đầu nhà nước – Hùng Vương – An Dương Vương
Kinh đô – Phong Châu ( Việt Trì, Phú Thọ) – Phong Khê ( Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)

(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)

Câu 2: Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc? (1,0 điểm)

  • Tục nhuộm răng đen. (0,25đ)
  • Tục ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ tết. (0,25đ)
  • Tục thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc…(0,25đ)
  • Tổ chức các lễ hội…(0,25đ)

Câu 3: Theo e tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? (0,5 điểm)

  • Tuỳ theo sự hiểu biết và cách trả lời của HS để cho trọn điểm.

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch Sử

1

Chương V.

Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Bài 14. Nước Văn Lang- Âu Lạc

2TN

1TL

Bài 15. Đời sống của người Việt thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc

2TN

1TL

Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự biến của Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc

2TN

Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.

2TN

Tỉ lệ (%)

20

15

10

5

Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Lịch Sử

1

Chương V.

Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Bài 14. Nước Văn Lang- Âu Lạc

Nhận biết

Thời giannhà nước Văn Lang được thành lập, phạm vi , lãnh thổ , kinh đô của nước Văn Lang.

Thông hiểu

– Hiểu và giải thích được tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

– So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc

Vận dụng thấp

– Nhận xét về nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam

2 câu

1 câu

Bài 15. Đời sống của người Việt thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc

Nhận biết

– Biết được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc.

– Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Thông hiểu

– Hiểu được đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc.

– Giải thích được về tục xăm mình, và tục chôn công cụ và đồ trang sức theo người chết

Vận dụng thấp

Thời Văn Lang- Âu Lạc, người Việt có những phong tục nổi bật? Những phong tục nào trong văn hoá Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang- Âu Lạc

2 câu

1 câu

Bài 16.Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự biến của Việt Nam thời kỳ Bắc Thuộc

Nhận biết

– Biết đượcthời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào

-Hoạt động kinh tế chính của người Việt dưới thời Bắc thuộc

Thông hiểu

– Hiểu được những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

Hiểu được xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào

Vận dụng thấp

– Từnhững chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực chính trị, vận dụng kiến thức đã học để giải thích được tổ chức bộ máy nhà nước ta dưới thời thuộc Hán và thời Đường.

2 câu

Bài 17.Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.

Nhận biết

– Biết được dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tồn văn hoá, vừa chủ động tiếp thu chọn lọc và sáng tạo những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển văn hoá dân tộc.

Thông hiểu

– Hiểu được những phong tục tập quán nào của người Việt trong suốt thời kỳ Bắc thuộc mà vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá ngày nay của chúng ta.

Vận dụng

– Lý giải khoảng thời gian từ 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời kỳ Bắc Thuộc

Vận dụng cao

– Từnhững chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trên các lĩnh vực văn hoá vận dụng kiến thức đã học để giải thích tiếng nói có vai trò như tế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc

2 câu

1 câu

Số câu/loại câu

8 câu

TNKQ

1 câu

TL

1 câu

TL

1 câu

TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

Cấp độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL

Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

Nắm được các kiến thức tiêu biểu của Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

1 số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc

Suy luận sự kiện lịch sử

Đánh giá sự kiện lịch sử

Số câu

4

1/2

1/2

2

7

Số điểm

1

1,5

0,5

0,5

3,5 điểm

Tỉ lệ

10%

16%

5%

5%

35%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

4

10%

1/2

1,5đ

15%

1,5

1,25đ

12,5%

1,5

3 đ

30%

7

3,5 điểm

35%

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu khai giảng của học sinh THPT (4 mẫu) Bài phát biểu khai giảng năm học 2023 - 2024

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN…..

TRƯỜNG THCS…….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: Lịch sử và địa lí 6
Năm học: 2022 – 2023
(Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu, đáp án em cho là đúng nhất.

Câu 1. Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở đâu?

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Cấm Khê (Hà Nội).
D. Cổ Loa (Hà Nội)

Câu 2. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

A. 15 bộ.
B. 16 bộ.
C. 17 bộ.
D. 18 bộ.

Câu 3. Người đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là?

A. Thứ sử.
B. Thái Thú.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.

Câu 4. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta nhằm mục đích gì?

A. Đồng hoá dân tộc.
B. Biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc.
C. Bóc lột nhân dân ta.
D. Đáp án A và B đúng.

Câu 5. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là?

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
B. Chính sách đồng hoá của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
D. Do ảnh hưởng của phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Câu 6: Vì sao dưới ách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói của mình?

A. Người Hán để cho nhân dân ta nói tiếng Việt.
B. Người Hán để cho nhân dân ta sống theo phong tục tập quán của mình.
C. Người Việt luôn có ý thức giữ gìn và truyền dạy lại cho con cháu. Nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Hãy cho biết 1 số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A B D C C

II. Tự luận (6 điểm)

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

(2 điểm)

1 số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc:

– Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu bài học: vẽ mình (xăm mình), đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân, tiếp khách thì đãi trầu cau…

– Một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ.

– Truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ; các phong tục tập quán vốn có như cạo tóc, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng – bánh giầy…

0.5đ

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. buôn bán qua đường biển.

D. nghề khai thác lâm sản.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.

B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.

C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…

D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.

Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Sự tích “Trầu cau”.

B Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.

C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.

D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

Tham khảo thêm:   Mẫu đánh giá công tác y tế trường học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT

Câu 5. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

A. An Đông đô hộ phủ.

B. An Tây đô hộ phủ.

C. An Nam đô hộ phủ.

D. An Bắc đô hộ phủ.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?

A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.

D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.

Câu 7. Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Làm gốm.

B. Khảm xà cừ.

C. Rèn sắt.

D. Đúc đồng.

Câu 8. Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

B. nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt.

C. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

D. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 10. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Câu 13. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 14. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.

C. Bảo vệ sự sống cho loài người.

D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

Câu 15. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng.

B. ánh sáng từ Mặt Trời.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 16. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế.

B. Áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Vũ kế.

Câu 17. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Câu 18. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên.

Câu 19. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

Câu 20. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời
Đứng đầu nhà nước
Kinh đô
Quốc phòng

Câu 2 (3,0 điểm). Cho hình sau:

Địa hình

Dựa vào hình trên kết hợp kiến thức đã học, em hãy:

  • Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.
  • Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.
  • Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-B

4-D

5-C

6-D

7-B

8-A

9-C

10-A

11-A

12-C

13-B

14-A

15-B

16-A

17-D

18-D

19-C

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

* Nhà nước Văn Lang:

– Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN.

– Đứng đầu nhà nước: Hùng vương (vua Hùng).

– Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay).

– Quốc phòng: chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

0,25

0,25

0,25

0,25

* Nhà nước Âu Lạc:

– Thời gian ra đời: thế kỉ III TCN.

– Đứng đầu nhà nước: An Dương Vương.

– Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

– Quốc phòng: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

0,25

0,25

0,25

0,25

2 (3,0 điểm)

– Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

– Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

0,5

0,5

– Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

0,5

0,5

0,5

0,5

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn LS – ĐL 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *