Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 8 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị thi giữa học kì 2.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sử 8 bao gồm giới hạn lý thuyết kèm theo một số dạng câu hỏi. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8 sắp tới. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Lịch sử 8 các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Văn 8, đề thi giữa kì 2 Toán 8.

Đề cương Lịch sử 8 giữa học kì 2 năm 2022 – 2023

I. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Sử 8

Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau

Câu 1: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?

A. Trương Định.
B. Trương Quyền,
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân, vì:

A. Lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân.
B. Lực lượng tham gia đều là nông dân.
C. Lãnh đạo là nông dân.
D. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

Câu 3: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Việt Nam là một thị trường rộng lớn
C. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu
D. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

Câu 4: Các tỉnh miền Tây quân Pháp đã chiếm được là :

A. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
B. Vĩnh Long, An Giang, Gia Định.
C. Vĩnh Long, An Giang, Rạch Giá.
D.Hưng Yên,Nam Định,Ninh Bình

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Vật lí 10 sách Cánh diều (Học kì 1) Giáo án PowerPoint Lý 10

Câu 5: Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Là phong trào giải phóng dân tộc.
B. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
C. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
D. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc.

Câu 6: Kế hoạch của quân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là :

A. Đánh nhanh thắng nhanh.
B. Chiếm Đà Nẵng rồi kéo quân ra Huế.
C. Buộc triều đình Huế phải đầu hàng.
D. Đánh lâu dài

Câu 7: Vì sao Triều Đình Huế Kí Với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất

A. Lực lượng triều đình ít,vũ khí thô sơ
B. Đại đồn Chí Hòa bị thất thủ
C. Bảo vệ quyền lợi dòng họ và rảnh tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
D. Muốn chia quyền lợi với Pháp thống trị nhân dân.

Câu 8: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?

A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước
B.Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa

Câu 9: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?

A. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
B. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phân khởi càng hăng hái đánh giặc.
C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Ki
D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận

Câu 10: Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 thắng lợi, do ai chỉ huy ?

A. Nguyễn Tri Phương.
B. Nguyễn Mậu Kiến.
C. Hoàng Tá Viêm phối hợp với Lưu Vĩnh Phúc.
D. Phạm Văn Nghị.

Câu 11: Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B.Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.

Câu 12:Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2023 - 2024 sách English Discovery Đề thi cuối kì 1 Tiếng Anh 10 English Discovery (Có đáp án, file nghe)

A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
C. Pháp được tăng viện binh.
D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Câu 13: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy Tân.

Câu 14. Đọc kĩ đoạn văn nói về hệ quả của hiệp ước Patonot mà triều Nguyễn kí với Pháp năm 1884.

Hiệp ước Pa tơ nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

II. Tự luận ôn thi giữa kì 2 Sử 8

Câu 1 :rình bày nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất và nêu nhận xét của em về nội dung bản hiệp ước Nhâm Tuất?.

HS làm rõ các ý sau:

Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất.

Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

-Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

*Nhận xét của em về nội dung bản hiệp ước Nhâm Tuất

– Đây là bước đầu hàng đầu tiên .Triều đình Huế đã cắt đất cầu hòa,đi ngược với ý chí nguyện vọng của nhân dân,đặt lợi ích dòng họ lên trên lợi ích dân tộc.

-Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc,nhân dân ta bất bình,phản đối hành động bán nước của triều đình Huế

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cần vương.Tại sao Chiếu Cần vưng được đông đảo nhân dân hưởng ứng.?

Tham khảo thêm:   Lời dẫn chương trình Trung thu trường Mầm non Lời dẫn Đêm hội Trăng Rằm 2023 cho bé

HS làm rõ các ý sau:

-Sau thất bại của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.Tôn Thất thuyết đưa Vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở(Quảng Trị)

-13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống Chiếu cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

-Phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX

* Tại sao Chiếu Cần vưng được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi có tinh thần yêu nước và khẳng khái mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc

-Chiếu cần Vương đáp ứng được nguyện vọng và truyền thống yêu nước của đông đảo quần chúng nhân dân Việt nam

Câu 3: So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?.

HS làm rõ các ý sau:

Thái độ

Nhân dân

– Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

– Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.

– Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.

Triều đình

– Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.

– Bỏ lỡ thời cơ để hành động.

– Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.

Hành động

Nhân dân

– Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.

– Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.

– Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.

Triều đình

-Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.

– Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

– Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).

– Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *