Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ Soạn Địa 7 trang 149 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 149, 150, 151 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ của Chương 4: Châu Mỹ.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 16 chương 4 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải câu hỏi giữa bài Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 16

1. Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam

Dựa vào thông tin và hình 1, 2 trong mục 1, hãy trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở Trung và Nam Mỹ.

Hình 1, 2

Mục 1

Trả lời:

Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

  • Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
  • Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
  • Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
  • Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
  • Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn 33-HD/BTCTW Trách nhiệm của đảng viên đang công tác tại nơi cư trú

2. Sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây

Dựa vào hình 1 (trang 140) và thông tin trong mục 2, hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ.

Mục 2

Trả lời:

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:

* Ở Trung Mỹ

  • Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều, thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển.
  • Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

* Ở Nam Mỹ

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nhất ở địa hình:

– Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

  • Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
  • Sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

– Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).

  • Đồng bằng A-ma-dôn: nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực – động vật vô cùng phong phú.
  • Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

– Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

3. Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều cao

Dựa vào thông tin và quan sát hình 4 trong mục 3, hãy:

  • Kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru.
  • Cho biết các đại thực vật được phân bố theo độ cao như thế nào.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ Những bài văn hay lớp 12

3

Trả lời:

– Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

– Các đại thực vật được phân bố theo độ cao như sau:

  • Rừng nhiệt đới: từ 0 – 1000 m.
  • Rừng lá rộng: 1000 – 1300 m.
  • Rừng lá kim: 1300 – 3000 m.
  • Đồng cỏ: 3000 – 4000m
  • Đồng cỏ núi cao: 4000 – 5000m.
  • Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 – 6500 m.

Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Kết nối tri thức bài 16

Luyện tập

Trình bày một đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, đới thiên nhiên) ở khu vực Trung và Nam Mỹ.

Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ:

(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 đặc điểm dưới đây để ghi vào vở, không cần viết tất cả).

– Địa hình Nam Mỹ được chia làm 3 khu vực chính:

  • Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn….)
  • Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên.

– Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất:

  • Khí hậu xích đạo nằm chủ yếu ở đồng bằng A-ma-zôn (0°) và phần phía tây dãy An-đét.
  • Khí hậu cận xích đạo nằm ở toàn bộ khu vực Trung Mỹ và một phần khu vực Nam Mỹ kéo dài từ 20°B – 20°N.
  • Khí hậu nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°-25°N.
  • Khí hậu cận nhiệt đới nằm ở Nam Mỹ kéo dài từ khoảng vĩ độ 30°N-40°N.
  • Khí hậu ôn đới nằm ở Nam Mỹ kéo dài từ khoảng vĩ độ 40°N trở lên.
  • Khí hậu núi cao phân bố ở phía tây chủ yếu tập chung dãy An-đét.

– Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở Trung và Nam Mỹ:

  • Sự phân hóa thiên nhiên thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan.
  • Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
  • Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa , thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
  • Đới khí hậu nhiệt đới nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
  • Đới khí hậu cận nhiệt mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật diễn hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
  • Đới khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
Tham khảo thêm:   Toàn văn Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XII Nội dung Hội nghị Trung ương 6

Vận dụng

Sưu tầm thông tin về kênh đào Pa-na-ma.

Trả lời:

– Pa-na-ma là kênh đào cắt ngang eo đất Pa-na-ma tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

– Kênh đào có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm qua eo biển Drake và Mũi Sừng ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Ví dụ: một chuyến đi của tàu thuyền từ Niu Oóc tới Xan Phran-xi-xcô qua kênh đào này chỉ cần vượt qua khoảng cách 9 500 km, chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22 500 km ).

– Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Pa-na-ma đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng đến năm 1914 mới được Hoa Kỳ hoàn thành và mở cửa. Việc xây dựng 77 km chiều dài kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27 500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào. Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14 000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ Soạn Địa 7 trang 149 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *