Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hồn núi cao” đã gửi gắm bài học giá trị về tinh thần đoàn kết. Hôm nay, Wikihoc.com muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non.

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

Nội dung của tài liệu sẽ bao gồm 2 mẫu dàn ý, mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo chi tiết ngay dưới đây. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.

Dàn ý chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non – Mẫu 1

1. Mở bài

– Giới thiệu về câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

– Khái quát ý nghĩa: Câu tục ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.

2. Thân bài

– Ý nghĩa của câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1319/QĐ-BTP Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh lĩnh vực tư pháp

– Chứng minh:

  • Trong quá khứ lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết lại đánh bại kẻ thù xâm lược.
  • Hiện tại: Nhân dân đoàn kết chống lại dịch bệnh.

– Vai trò của đoàn kết: em lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại.

– Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn.

– Bên cạnh đó, vẫn còn một số người luôn gây rắc rối, phá hoại và chia rẽ đoàn kết.

3. Kết bài

Khẳng tính tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Dàn ý chứng minh câu Một cây làm chẳng nên non – Mẫu 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ: Đoàn kết là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới nhắc nhở con cháu phải giữ gìn và phát huy truyền thống này qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

2. Thân bài

a. Ý nghĩa của câu tục ngữ

  • Ở đây, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức.
  • Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Tham khảo thêm:   Cách xóa căn cứ của bạn trong Once Human

b. Chứng minh

  • Quá khứ: Nhân dân ta đã đoàn kết một lòng để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc.
  • Hiện tại: Chung tay giúp đỡ người nghèo; Giải cứu nông sản cho nông dân; Cùng chống lại đại dịch Covid-19…

c. Mở rộng, liên hệ bản thân

  • Một số người có lối sống ích kỉ, xa rời tập thể. Chúng ta cần phải lên án, tránh xa những hành động như vậy.
  • Học sinh cần đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống…

3. Kết bài

Khẳng định giá trị sâu sắc của câu tục ngữ: Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là lời nhắc nhở đúng đắn, sâu sắc. Mỗi người hãy ý thức được về tinh thần đoàn kết, để cùng hướng tới xây dựng và phát triển đất nước tốt đẹp hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *