Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học Giải Hoá học lớp 10 trang 88 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 88→98.

Hóa 10 bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 16 trang 88→98 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Hóa học 10 Bài 16 trang 98

Bài 1

Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường

Tham khảo thêm:   Quyết định 1312/2013/QĐ-BTC Xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Lào Cai để khắc phục thiệt hại do mưa đá, lốc xoáy gây ra

A. Không thay đổi

B. Giảm đi 4 lần

C. Ít nhất tăng 4 lần

D. Ít nhất giảm 16 lần

Gợi ý đáp án 

C

Bài 2

– Hình thứ nhất mô tả: chất tham gia ở dạng khối lớn

– Hình thứ hai mô tả: chất tham gia được chia nhỏ ra

=> Tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa các chất tham gia

=> Hình ảnh mô tả ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng

Bài 3

Khí H 2 có thể được điều chế bằng cách cho miếng sắt vào dung dịch HCl. Hãy đề xuất các biện pháp khác nhau để làm tăng tốc độ điều chế khí H 2

Lời giải chi tiết:

– Các biện pháp khác nhau để làm tăng tốc độ điều chế khí H2 là:

+ Nồng độ: Tăng nồng độ của HCl

+ Áp suất: Không được vì chất tham gia không tồn tại ở dạng khí

+ Diện tích bề mặt: Cắt nhỏ miếng sắt

+ Nhiệt độ: Đun nóng dung dịch HCl

+ Chất xúc tác: Không có

Bài 4

Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H2SO4 1M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau.

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên

a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh

b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau?

Tham khảo thêm:   Hóa học 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ Soạn Hóa học 12 trang 180

Lời giải chi tiết:

a)

– Đường màu đỏ biểu diễn tốc độ phản ứng ở nhiệt độ cao hơn

– Đường màu xanh biểu diễn tốc độ phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn

– Trong phản ứng hóa học, nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng diễn ra càng nhanh

=> Đường màu đỏ ban đầu cao hơn đường màu xanh

b)

– Sau 1 thời gian, phản ứng diễn ra hoàn toàn, chất tham gia phản ứng hết

– Vì lượng chất tham gia là như nhau => Lượng chất sản phẩm tạo thành là bằng nhau

=> Sau một thời gian, hai đường đồ thị chụm lại với nhau (thể tích khí H2 là bằng nhau)

Bài 5

Phản ứng A → sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0, t = 1 phút, t = 2 phút lần lượt là 0,1563M; 0,1496M; 0,1431M

a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai

b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau

Gợi ý đáp án

a) Tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất là

bar{v}=-frac{1}{a} cdot frac{Delta C_A}{Delta t}=-frac{1}{1} cdot frac{0,1496-0,1563}{60-0}=1,12 cdot 10^{-4}left(mathrm{M}^{-1} mathrm{~s}^{-1}right.

Tốc độ trung bình của phản ứng từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai là

bar{v}=-frac{1}{a} cdot frac{Delta C_A}{Delta t}=-frac{1}{1} cdot frac{0,1431-0,1496}{120-60}=1,08 cdot 10^{-4}left(mathrm{M}^{-mathrm{s}^{-1}}right)

b)

– Ta nhận thấy, tốc độ phản ứng ở phút thứ nhất (v1) nhanh hơn tốc độ phản ứng ở phút thứ 2 (v2)

– Sau một khoảng thời gian bất kì, nồng độ chất tham gia giảm

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn quay đồ chơi trong GoGo Tam Quốc

Mà tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ (nồng độ càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh)

=> Sau 1 khoảng thời gian phản ứng, tốc độ phản ứng giảm dần và không bằng nhau

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học Giải Hoá học lớp 10 trang 88 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *