Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều gồm 5 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.

Với 5 đề thi cuối kì 2 môn Văn 6 Cánh diều, còn giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 5 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6:

Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 1
  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 2
  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 3

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Trường THCS:………………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2022 – 2023
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Phần 1: Đọc – hiểu: (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

Câu 2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu:

A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba
D. Câu thứ tư

Câu 3. Cho các từ sau, từ nào là từ láy trong văn bản trên?

A. công cuộc
B. trí tuệ
C. đạo đức
D. mòn mỏi

Câu 4. Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn trích trên?

A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên hiện nay
B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách
C. Ca ngợi các sách văn học, nghệ thuật, giải trí
D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách hiện nay

Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Phát động phong trào đọc sách
B. Cách đọc sách hiệu quả
C. Vai trò của việc đọc sách
D. Thực trạng của việc đọc sách

Câu 6. Cho các từ sau trong văn bản trên, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. trí tuệ
B. gia đình
C. công cuộc
D. lâu dài

Câu 7. Trong văn bản trên, vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

A. Vì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.
B. Vì đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.
C. Vì gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.
D. Vì chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách.

Câu 8. Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?

A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách
B. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách
C. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ
D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

Câu 9: Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Tham khảo thêm:   Top trang web luyện gõ máy tính tốt nhất

Câu 10: Hãy chỉ ra những việc làm cụ thể của em để xây dựng thói quen đọc sách hiện nay?

Phần II: Viết

Hiện nay tình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 A 0,5
3 D 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

– Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là :

“việc nhỏ”:

+ vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

+ mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, đến mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách

“công cuộc lớn”: đọc sách trở thành ý thức thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình, việc đọc sách trở thành văn hóa của đất nước.

1,0

10

Hs đưa ra ít nhất hai phương án thích hợp về những việc làm cụ thể của bản thân để xây dựng thói quen đọc sách:

– Xây dựng tủ sách gia đình, thư viện nhà trường

– Mỗi ngày dành tối thiểu 30 phút đọc sách

– ….

1,0

PhầnII

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hiện tượng nghiện game

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giải thích game, nghiện game là gì?

– Thực trạng hiện tượng HS nghiện game hiện nay.

– Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nghiện game ở hs.

– Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Trình bày ý kiến về một hiện tượng mà xã hội mình quan tâm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Văn bảnnghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

– Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.

– Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

– Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

– Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản.

– Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm

Nhận biết: Nhận diện yêu cầu của đề (Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm)

Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn nghị luận (Cần có ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng…)

Vận dụng: Sử dụng các yếu tố của văn bản nghị luận trong bài viết

Vận dụng cao:

Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng Vận dụng cao

Đọc hiểu- Tiếng Việt

– Nhận biết về tên tác phẩm, tác giả

– Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh.

– Hiểu nội dung đoạn trích.

– Xác định được kiểu so sánh. Tác dụng của phép so sánh.

– Rút ra được bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm:2

tỉ lệ% : 20%

Số câu:1

Số điểm: 2

tỉ lệ%: 20%

Số câu:1

Số điểm:1

tỉ lệ% : 10%

Số câu: 3

Số điểm: 5

tỉ lệ% :50%

Viết

– Năng lực trình bày.

– Nhận ra phương thức biểu đạt, có sáng tạo, thể hiện rõ bố cục 3 phần

– Viết đúng chính tả, trình tự hợp lí.

Có sáng tạo trong cách kể, có liên hệ bản thân tốt.

Số câu

Số điểm

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1/4

Số điểm:1,5

Tỷ lệ15%

Số câu: 1

Số điểm: 5

tỉ lệ%:50%

– Tổng số câu:

– Tổng sốđiểm:

– Tỉ lệ%

Số câu:1+1/4

Số điểm: 2

Tỉ lệ : 20%

Số câu:1+1/4

Số điểm:3,5

Tỉ lệ 35%

Số câu:1+1/4

Số điểm:3

Tỉ lệ : 30%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ : 15%

Số câu:4

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 6

PHÒNG GD&ĐT……………..
TRƯỜNG TH&THCS…………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 – Tập 2, sách Cánh Diều)

Câu 1. (2 điểm)

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Cho biết nội dung của đoạn trích?

Câu 2. (2 điểm)

a. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh?

b. Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3. (1 điểm):

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân?

Phần II: Tập làm văn (5,0 điểm)

Câu 4. (5 điểm):

“Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân”.

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 6

Câu Đáp án Điểm

1

(2 điểm)

a)

– Bài học đường đời đầu tiên.

– Tô Hoài

0,5

0,5

b) Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

1

2

(2 điểm)

a)

Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

0,5

0,5

b)

– Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng.

– Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .

0,5

0,5

3

(1 điểm)

– Hình thức: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn

– Nội dung:

+ Có câu chủ đề và các câu triển khai

+ Từ nội dung bài học của Dế Mèn, rút ra bài học cho bản thân: không nên huênh hoang tự mãn, cần biết cảm thông, chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. Hãy khiêm tốn, biết lắng nghe, thấu hiểu, chịu khó học hỏi và yêu thương nhau nhiều hơn.

0,25

0,75

4

(5 điểm)

a) Mở bài

Giới thiệu khái quát về kỉ niệm

0,5

b) Thân bài:

Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau:

+ Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.

+ Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,…đặc sắc, đáng nhớ.

+ Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

0,5

2,5

0,5

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.

1

*Biểu điểm:

– Điểm 4 – 5: Bài viết có bố cục rõ ràng: Giới thiệu được câu chuyện, kể bám sát sự việc chính và các nhân vật tiêu biểu bằng lời văn của mình, rút ra được bài học và cảm nghĩ của bản thân.

– Điểm 3 – 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, mắc lỗi ít.

– Điểm 2 – 3: Bài viết còn sơ sài, thể hiện chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng về, mắc nhiều lỗi.

– Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi.

– Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 3

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

TT Chủ đề/Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Ngữ liệu: Văn bản văn học (truyện/ thơ)

– Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt; chi tiết/ hình ảnh nổi bật của đoạn trích/văn bản.

– Nhận biết

ở rộng chủ ngữ trong câu, biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, từ láy, từ Hán Việt, trạng ngữ, công dụng dấu ngoặc kép, lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu … trong đoạn trích/ văn bản, …

– Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh… trong đoạn trích/văn bản.

– Hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ,

– Hiểu cách mở rộng chủ ngữ, đặt câu có chủ ngữ là cụm danh từ,…

– Hiểu đặc điểm, chức năng của trạng ngữ trong câu.

– Trình bày ý kiến, suy nghĩ, tình cảm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích/văn bản:

+ Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức.

+ Liên hệ những việc bản thân cần làm, …

Tổng số

Số câu

3

3

1

7

Số điểm

1.5

1.5

1

4

Tỉ lệ

15 %

15 %

10%

40 %

2

Làm văn

Viết bài văn tự sự (kể lại một kỉ niệm đáng nhớ)/ nghị luận xã hội (trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống)/ miêu tả (tả cảnh sinh hoạt)

Tổng Số câu 1 1
Số điểm 6 6
Tỉ lệ 60 % 60 %
Tổng cộng Số câu 3 (Trắc nghiệm) 3 (Trắc nghiệm + tự luận) 1 (Tự luận) 1 (Tự luận) 8
Số điểm 1.5 1.5 1 6 10
Tỉ lệ 15 % 15 % 10 % 60 % 100 %

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

01/6/2021

…Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.

Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ…

Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang… đã đến chi viện cho Bắc Giang.

…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu – những “chiến sĩ” áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít…

Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: “Mẹ ơi sao mẹ chưa về”…

Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….

(Theo tuoitre.vn)

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Tham khảo thêm:   Tia phân giác: Lý thuyết & các dạng bài tập Ôn tập Hình học lớp 6

Câu 1. Đoạn trích không cung cấp cho người đọc thông tin nào?

A. Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch bệnh, với số ca mắc Covid- 19 tăng nhanh.
B. Những hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.
C. Có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
D. Đồng bào cả nước đều hướng về tâm dịch Bắc Giang.

Câu 2. Những từ nào chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?

A. Chi viện
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Bệnh viện

Câu 3. Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?

A. Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, “cấm trại” tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
B. Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.
C. Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ.
D. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: “Mẹ ơi sao mẹ chưa về”…

Câu 4. Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu hỏi 3 là gì?

A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện

Câu 5. Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của cách gọi y bác sĩ là “những chiến sĩ áo trắng” trong đoạn trích?

A. Ca ngợi y bác sĩ với chiếc áo blu trắng đang tham gia chống đại dịch.
B. Ca ngợi y bác sĩ cống hiến, hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch.
C. Ca ngợi y bác sĩ sẵn sàng xa nhà trong trận chiến chống đại dịch.
D. Ca ngợi y bác sĩ đã làm việc kiệt sức trong trận chiến chống đại dịch.

Câu 6. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.

Câu 7. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu).

II. Viết (6,0 điểm)

Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

I. Đọc hiểu

– Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

1 2 3 4 5
D D B A B

– Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

0.5

– Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. (0,25)

– Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (0,25)

– Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.

0.25

– Đảm bảo ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ.

+ Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch.

0

– HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

– Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

1

– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

– HS nêu được những thông điệp chính, sâu sắc qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ….(0,5)

– Nội dung: Nêu được những thông điệp qua đoạn trích.

– Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

0.75

– HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

– Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

– HS nêu được những thông điệp chính qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ….(0,25)

0.5

– HS viết đúng thể thức một đoạn văn, còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. (0.25).

– Nêu được thông điệp chính nhưng chưa đầy đủ (0.25).

0.25

– Trình bày bằng một đoạn văn nhưng chưa đủ câu theo yêu cầu, chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.

– HS nêu được một thông điệp qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích.

0

– Còn gạch ý mà không viết đoạn hoặc không làm.

– HS chưa nêu đúng thông điệp nào gắn với đoạn trích hoặc chưa làm.

II. Viết

Tiêu chí

Nội dung/Mức độ

Điểm

1

Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề)

0,5

2

Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề)

0,5

3

Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề)

3,5

(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS )

4

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

5

Sáng tạo

1

….

>> Tải file để tham khảo các đề thi Văn 6 còn lại!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *