Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 Ôn thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng hệ thống toàn bộ kiến thức quan trọng trong học kì 2 để ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 – 2023 hiệu quả.

Bộ đề cương Tiếng Việt 5 học kì 2, còn có cả bảng hệ thống kiến thức, cùng đề ôn tập cho các em luyện giải thật nhuần nhuyễn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô xây dựng đề cương học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết:

Nội dung ôn tập học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5

I. Phần đọc thành tiếng

  • Đọc một 1 đoạn văn kết hợp trả lời câu hỏi với nội dung đoạn vừa đọc theo yêu cầu của giáo viên.
  • Ôn lại các bài Tập đọc từ tuần 19 – tuần 34.

II. Phần đọc, hiểu

  • Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
  • Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
  • Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
  • Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

III. Phần kiến thức Tiếng Việt – Luyện từ và câu

  • Ôn tập về dấu câu: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
  • Ôn tập câu ghép, cách nối các vế câu ghép, nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

IV. Phần Chính tả

  • Nghe đọc với đoạn Chính tả theo yêu cầu.

V. Phần Tập làm văn

  • Ôn tập văn miêu tả: Tả người, tả cây cối, tả cảnh

Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 học kì 2 – Đề 1

A – Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Con gái (từ Chiều nay đến cũng không bằng)

TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái sau chuyện Mơ cứu em Hoan?

(2) Bầm ơi (khổ thơ thứ hai – “Bầm ơi…bấy nhiêu”)

TLCH: Những hình ảnh so sánh nào cho thấy tình cảm mẹ – con thắm thiết, sâu nặng?

(3) Những cánh buồm (hai khổ thơ cuối – “Cha mỉm cười…ước mơ con”)

TLCH: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con ước mơ gì?

(4) Sang năm con lên bảy (hai khổ thơ cuối – “Mai rồi…bàn tay con”)

TLCH: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

(5) Lớp học trên đường (đoạn đầu, từ Cụ Vi-ta.li đến đọc được)

TLCH: Tìm những chi tiết trong đoạn văn cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy,háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.

Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính,đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi
b. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi
c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ
d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi

Tham khảo thêm:   Kể lại một việc em đã tham gia góp phần giữ môi trường sống xanh, sạch, đẹp Văn mẫu lớp 4 Kết nối tri thức

2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?

a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa
b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua
c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương
d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu đi qua và người trên tàu vẫy tay

3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?

a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé
b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình
c. Đến nhà hát xin được cho mình đóng vai diễn cuối cùng trên toa tàu
d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người

4. Niềm vui sướng của cậu bé được miêu tả như thế nào?

a. Đứng lặng đi không nói được lời chào
b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay
c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì vui sướng
d. Chạy vội về làng, reo to lên vì vui sướng

5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?

a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ
b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé
c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông
d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời

6. Từ nào đồng nghĩa với từ “háo hức”?

a. náo nức
c. hí hửng
b. nô nức
d. tưng bừng

7. Dòng nào dưới đây tách đúng bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của câu “ Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy”?

a. Những hành khách / mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy
b. Những hành khách mệt mỏi / vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy
c. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày / trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy
d. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường / chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy

8. Các vế trong câu “ Người diễn viên già đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.” được nối với nhau bằng cách nào?

a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối, dùng dấu phẩy)
b. Nối bằng một dấu phẩy và một quan hệ từ
c. Nối bằng một quan hệ từ
d. Nối bằng một cặp quan hệ từ

9. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy.” Có tác dụng gì?

a. Ngăn cách trạng ngữ và các vế câu
b. Ngăn cách các vế câu
c. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ
d. Cả ba tác dụng trên

10. Hai câu “ Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng” được liên kết với nhau bằng cách nào?

a. lặp từ ngữ 
b. thay thế từ ngữ
c. dùng từ ngữ nối
d. cả ba cách trên

B – Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết (5 điểm)

Hạt sương

Sáng tinh mơ, tôi mở to đôi mắt ngái ngủ lơ mơ, đi ra ven bờ ao. Những cây sen dưới ao đang ngủ, còn chưa tỉnh giấc.

Một giọt sương bò đi bò lại, trên mặt lá sen, giống như một bé gái sơ sinh tinh nghịch. Vì chuyện gì mà giọt sương vui sướng đến mức lăn lê bò toài như vậy hay là nó bị mặt trời đỏ mới nhô lên chiếu vào làm chói lóa, không mở mắt ra được.

Hạt sương là mồ hôi của lá sen, cũng là nước mắt của lá sen, lăn nhẹ trên đôi má của lá sen. Ở những chỗ nó chạy qua, trên gò má của lá sen, còn để lại vết nước mắt.

(Theo Vương Quân Phi)

(Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để viết bài chính tả trên giấy kẻ ô li)

II – Tập làm văn (5 điểm)

Hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê em (hoặc một nơi khác mà em đã đến thăm)

(Chú ý: HS viết bài tập làm văn vào giấy kẻ ô li)

Đáp án

A – Đọc (10 điểm)

I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Đánh giá tương tự như hướng dẫn ở bài kiểm tra giữa học kì II (Tuần 28)

Trả lời đúng ý câu hỏi . VD:

(1) Những chi tiết cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái sau chuyện Mơ cứu em Hoan: Bố ôm chặt Mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh bảo: Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.

(2) Những hình ảnh so sánh cho thấy tình cảm mẹ – con thắm thiết, sâu nặng:

– Mạ non bầm cấy mấy đon / Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

– Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

– Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

(3) Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có những ước mơ rất táo bạo, muốn khám phá những vùng đất xa xôi và rất mong muốn thực hiện ước mơ đó.

Tham khảo thêm:   Thông tư 61/2012/TT-BNNPTNT Quy định việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch

(4) Khi ta lớn lên, tất cả những điều đẹp đẽ như trong cổ tích sẽ không còn nữa: sự vật quanh ta không còn là bạn bè để trò chuyện nữa mà sẽ trở lại như nó vốn có (chim không còn biết nói / cây chỉ còn là cây / chuyện ngày xưa chỉ là chuyện ngày xưa…)

(5) Những chi tiết: Rê-mi luôn mang theo túi đựng những mảnh gỗ bên mình, chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái,vì sợ thua chú chó Ca-pi nên không dám sao nhãng, ít lâu sau thì biết đọc, Rê-mi còn muốn được thầy Vi-ta-li dạy nhạc, cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học

II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

1.a (0,5 điểm) 2.b (0,5 điểm) 3.a (0,5 điểm)

4.b (0,5 điểm) 5.d (0,5 điểm) 6.a (0,5 điểm)

7.d (0,5 điểm) 8.b (0,5 điểm) 9.c (0,5 điểm)

10.b (0,5 điểm)

B – Viết (10 điểm)

I – Chính tả nghe – viết (5 điểm – 15 phút)

– Em nhờ bạn (hoặc người thân) đọc để viết bài chính tả

– Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ… bị trừ 1 điểm toàn bài

II – Tập làm văn (5 điểm, thời gian làm bài khoảng 35 phút)

– Viết đúng kiểu bài văn tả cảnh. Bài viết có độ dài khoảng 15 câu, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); nội dung bám sát yêu cầu đề, miêu tả được một vài nét nổi bật, rõ vẻ đẹp của cảnh được tả; bộc lộ được tình cảm yêu quý, gắn bó với cảnh đẹp. Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả

– Bài làm đạt những yêu cầu nêu trên có thể đánh giá ở mức Giỏi (5 -4,5 điểm). Tùy theo hạn chế trong bài làm, có thể đánh giá các mức còn lại như hướng dẫn ở Tuần 28 (phần II, Tập làm văn)

Tham khảo (Đoạn văn tả cánh đồng lúa chín)

Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên. Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh đồng bập bềnh, bập bềnh. Những con chim chìa vôi bay dập dờn trên đồng lúa. Chúng lượn vòng tròn một lúc, rồi vụt bay lên cao với đội hình tam giác. Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng, rồi hóa thành những chấm đen bay về phía mặt trời lặn. Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trời. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng …

(Nguyễn Trọng Tạo)

Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 học kì 2 – Đề 2

Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm)

A. Dám
B. Không
C. Mừng
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 101 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 101 sách Kết nối tri thức tập 2

A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rỗ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.
B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A. Câu hỏi.
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm.
D. Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm)

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

Kiểm tra viết:(10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồicon lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy tả người bạn thân của ở trường.

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

ĐÁP ÁN

A – Kiểm tra đọc:(10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 2 3 4 5 6 7 8
Ý đúng A A C B B A B
Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 1: Rải truyền đơn (0,5 điểm)

Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (1 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

BKiểm tra viết:(10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

  • GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
  • Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
  • Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

– Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

  • Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
  • Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 Ôn thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *