Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng hệ thống toàn bộ kiến thức quan trọng trong học kì 2 để ôn thi cuối học kì 2 năm 2022 – 2023 hiệu quả.
Đề cương GDCD 6 học kì 2, cũng giúp thầy cô xây dựng đề cương học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Văn. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT QUẬN……. |
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II |
A. Lý thuyết
1. Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm.
1.1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó.
1.2. Ứng phó trước mỗi tình huống nguy hiểm.
1.3. Ý nghĩa.
2. Bài 8: Tiết kiệm.
2.1. Nêu khái niệm tiết kiệm.
2.2. Biểu hiện của tiết kiệm.
2.3. Ý nghĩa của tiết kiệm.
2.4. Cách thực hiện tiết kiệm.
3.Bài 9: Công dân nước CHXHCN Việt Nam.
3.1. Khái niệm công dân
3.2. Căn cứ để xác định công dân nước CHXHCN Việt Nam.
4. Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
4.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013
4.2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản ủa công dân.
B. Bài tập.
Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước?
Trả lời:
Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Công dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Công dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ gì sau:
Công dân được hưởng các quyền:
- Công dân có quyền nơi ở hợp pháp; tự do đi lại và cư trú trong nước; tự do ngôn luận, tự do báo chí, tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội; quần bất khả xâm phạm thân thể, danh dự nhân phẩm…
- Nghĩa vụ của công dân: Trung thành với tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự; tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, chấp hành quy tắc sinh hoạt công cộng.
Câu 3: Tình huống: T là học sinh lớp 6 thường ngày cha mẹ cho tiền ăn sáng như T thường nhịn ăn để dành tiền chơi điện tử. Biết chuyện, chị gái của T khuyên em không nên như thế nữa, dành thời gian học hành và phụ giúp mẹ việc nhà. T giận dỗi, cho là chị đã vi phạm đến quyền trẻ em của T, vì trẻ em có quyền vui chơi, giải trí,…
a. Em có đồng tình với việc làm và suy nghĩ của T không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của T em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Trả lời:
a, Không đồng tình với hành vi của T. Vì T không biết thương cha, mẹ và thường bỏ học chơi điện tử làm ảnh hưởng đến việc học tập.
b. Nếu em là bạn của T em sẻ khuyên bạn nên biết dành dụm tiện của cha, mẹ cho và tập trung vào việc học tập để không phụ lòng cha, mẹ đã quan tâm lo lắng cho mình…
Đề cương học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
Lý thuyết ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
– Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.
– Hậu quả: Tình huống nguy hiểm của con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân, hủy hoại tài sản của con người và xã hội.
⇒ Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người:
– Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:
- Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?
- Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?
– Tìm hiểu phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:
- Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.
- Đánh lạc hướng đối phương.
- Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111; 112; 113; 114; 115;..)
– Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lý phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.
Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
– Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên, làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.
– Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi,…)
- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạnh lên trên hết.
- Tìm kiếm sự trợ giúp.
Bài 9: Tiết kiệm
– Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian sức lực của mình và của người khác.
– Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
– Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam
- Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
- Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
- Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
- Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không có quốc tịch, những có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
- Trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.
Bài 12: Quyền trẻ em
– Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
– Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:
- Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng; được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
- Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ.
- Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình huống nguy hiểm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nguy hiểm tự nhiên.
D. Bất lợi của thiên nhiên.
Câu 2: Những hành động từ con người có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. con người.
B. ô nhiễm.
C. tự nhiên.
D. xã hội.
Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ con người là
A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho
A. con người và xã hội.
B. môi trường tự nhiên.
C. kinh tế và xã hội.
D. kinh tế thế giới.
Câu 5: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?
A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
Câu 6: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:
A. con người.
B. ô nhiễm.
C. tự nhiên.
D. xã hội.
Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là
A. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người
Câu 8: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần:
A. không tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.
B. học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.
C. lo lắng, sợ hãi khi gặp tình huống nguy hiểm.
D. Chọn nơi vắng người để trốn tránh.
Câu 9: Những thay đổi của thời tiết, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là
A. ô nhiễm môi trường.
B. tình huống nguy hiểm.
C. tai nạn bất ngờ.
D. biến đổi khí hậu.
Câu 10: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những mối nguy hiểm bất ngờ gây nên tổn thất cho
A. con người và xã hội.
B. môi trường tự nhiên.
C. kinh tế và xã hội.
D. kinh tế quốc dân.
Câu 11: Sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là gì?
A. keo kiệt.
B. hà tiện.
C. tiết kiệm.
D. bủn xỉn.
Câu 12: Tiết kiệm là:
A. biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. sử dụng thoải mái thời gian, sức lực, của cải vật chất và sức lực của mình và của người khác.
C. sử dụng của cải vật chất, thời gian của mình và người khác một cách hoang phí.
D. sử dụng của cải vật chất, thời gian của mình và người khác một cách xa xỉ.
Câu 13: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta
A. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
B. sống có ích.
C. yêu đời hơn.
D. tự tin trong công việc.
Câu 14: Ý nghĩa nào sau đây không phải sống tiết kiệm?
A. biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.
B. đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.
C. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
D. tằn tiện trong chi tiêu giúp làm giàu cho gia đình và xã hội.
Câu 15: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.
Câu 16: Công dân là gì?
A. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định
B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.
C. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.
D. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.
Câu 17: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.
Câu 18: Ý nào sau đây không phải Công dân mang quốc tịch Việt Nam?
A. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
B. trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
C. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
D. Ly có bố người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam nhưng bố Ly làm giấy khai sinh quốc tịch Hàn Quốc.
Câu 19: Quốc tịch là
A. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
B. căn cứ xác định công dân của một nước.
C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.
Câu 20: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. công dân và công dân nước đó.
C. tập thể và công dân nước đó.
D. công dân với cộng đồng nước đó.
Câu 21: Quyền công dân không tách rời
A. nghĩa vụ với cộng đồng.
B. trách nhiệm với cộng đồng.
C. nghĩa vụ của công dân
D. quyền của cộng đồng.
Câu 22: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch
A. nhiều nước.
B. nước ngoài.
C. quốc tế.
D. Việt Nam.
Câu 23: Quyền và nghĩa vụ công dân quy định:
A. mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân
B. quyền công dân của nhiều nước.
C. nghĩa vụ công dân của nước ngoài.
D. trách nhiệm công dân đóng thuế.
Câu 24: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu
A. công dân với cộng đồng nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp
B. công dân và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp
C. gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp
D. tập thể và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp
Câu 25: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo
A. tập tục qui định.
B. pháp luật qui định.
C. chuẩn mực của đạo đức.
D. phong tục tập quán.
Đề cương học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo
Lý thuyết ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.
Bài 8: Tiết kiệm
Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:
- Tắt thiết bị điện khi không cần thiết
- Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc
- Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả
- Bảo quản đồ dùng học tập, lao động,…
Ý nghĩa: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Một số căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam:
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha mẹ đều là công dân Việt Nam
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.
- Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
- Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam
- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam
- Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam
Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ
Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện.
Ý nghĩa:
- Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm
- Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.
- Trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận của mình, tôn trọng quyền của trẻ em như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lao động tốt, yêu đồng bào, yêu đất nước,…
Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình huống nguy hiểm.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Bùng nổ dân số.
D. Biến đổi khí hậu.
Đáp án A
Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là
A. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
B. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
C. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
D. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
Đáp án C
Câu 3. Đâu là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?
A. Bão, lũ lụt.
B. Trộm cắp.
C. Xâm hại tình dục.
D. Bạo lực học đường.
Đáp án A
Câu 4. Đâu là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Lũ quét, sạt lở đất.
B. Mưa giông, sấm sét.
C. Động đất, sóng thần.
D. Bạo lực học đường.
Đáp án D
Câu 5. Số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là gì?
A. Số máy 111.
B. Số máy 112.
C. Số máy 113.
D. Số máy 114.
Đáp án A
Câu 6: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?
A. Bạn T luôn luôn đi học đúng giờ.
B. Bạn B xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước.
C. Bạn A luôn giữ gìn đồng phục sạch, đẹp.
D. Bạn H tắt các thiết bị điện khi ra ngoài.
Đáp án B
Câu 7: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.
B. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
C. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
D. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
Đáp án D
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tiết kiệm?
A. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
B. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
C. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân
D. Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân.
Đáp án C
Câu 9: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đáp án C
Câu 10: Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
A. Miệng ăn núi lở.
B. Vắt cổ chày ra nước.
C. Vung tay quá trán.
D. Năng nhặt chặt bị.
Đáp án B
Câu 11: Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự hoang phí?
A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Vắt cổ chày ra nước.
C. Vung tay quá trán.
D. Năng nhặt chặt bị.
Đáp án C
Câu 12: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người
A. có quốc tịch Việt Nam.
B. sinh ra tại Việt Nam.
C. sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
D. tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
Đáp án A
Câu 13: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân nước đó.
B. các công dân trong cùng một quốc gia.
C. công dân với Pháp luật.
D. công dân giữa các quốc gia.
Đáp án A
Câu 14: Quốc tịch là căn cứ để xác định
A. công dân của một nước.
B. trình độ học vấn của một người.
C. đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân.
D. ngôn ngữ và màu da của một người.
Đáp án A
Câu 15: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
– Trường hợp 1: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam.
– Trường hợp 2: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
– Trường hợp 3: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi đăng kí thường trú tại Việt Nam.
– Trường hợp 4: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân nước ngoài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Trong các trường hợp trên, trường hợp nào không được xác định là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Trường hợp 1.
B. Trường hợp 2.
C. Trường hợp 3.
D. Trường hợp 4.
Đáp án D
Câu 16: Căn cứ nào dưới đây để xác định công dân của một nước?
A. Ngôn ngữ.
B. Màu da.
C. Quốc tịch.
D. Trình độ văn hóa.
Đáp án C
Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Quyền cơ bản của công dân.
C. Quốc tịch.
D. Hiến pháp.
Đáp án: B
Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ……………… là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Quyền cơ bản của công dân.
C. Quốc tịch.
D. Hiến pháp.
Đáp án: A
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
Đáp án: B
Câu 20: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?
A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đáp án: B
Câu 21: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.
A. Quyền cơ bản của trẻ em.
B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. Quyền cơ bản của công dân.
D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
Đáp án A
Câu 22: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.
A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.
Đáp án A
Câu 23: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được đáp ứng những nhu cầu phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, như được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp cận thông tin.
A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.
Đáp án B
Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán…
A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.
Đáp án C
Câu 25: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được tham gia vào những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình, được tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng…
A. Nhóm quyền được sống còn.
B. Nhóm quyền được phát triển.
C. Nhóm quyền được bảo vệ.
D. Nhóm quyền được tham gia.
Đáp án D
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn GDCD sách KNTT, CTST, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.