Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 96 sách Chân trời sáng tạo tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn bản Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước, được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10, sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của đất nước.

Soạn bài Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
Soạn bài Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập

Trước khi đọc

Ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn về bài thơ Nam quốc sơn hà.

Gợi ý:

Bài thơ là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.

Đọc văn bản

Xác định những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn tiếng Anh trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh - Lần 4 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn tiếng Anh

Gợi ý:

Trong chữ Hán, chữ “đế” và chữ “vương” đều dịch là “vua”, đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên “đế” bao giờ cũng cao hơn “vương”. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương. Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ “vương” như “Trưng Nữ Vương” (Trưng Trắc – Trưng Nhị), “Triệu Việt Vương” (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), “Tiền Ngô Vương” (Ngô Quyền).

Sau khi đọc

Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản trên dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

Phân tích cách sử dụng từ “đế”, so sánh với từ “vương” .

Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

Phân tích cụm từ “định phận tại thiên thư”

Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu lên sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm”, chỉ rõ sự ngang ngược của giặc ngoại xâm.

Phân tích “nghịch lỗi”, “như hà”

Luận điểm 4: Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

Phân tích các từ ngữ “nhữ đẳng”, “thủ bại hư”.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội 5 Dàn ý & 18 bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 3

Câu 2. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

Mục đích: Phân tích, khẳng định giá trị của bài thơ Nam quốc sơn hà.

Quan điểm của tác giả: Bài thơ Nam quốc sơn hà là một bài thơ có giá trị, khẳng định chân lí độc lập của dân tộc.

Câu 3. Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào? Cách sắp xếp ấy có tác dụng gì?

  • Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự phát triển ý của bài thơ Nam quốc sơn hà.
  • Tác dụng: Giúp người đọc dễ dàng hình dung được mạch lập luận của tác giả, tương ứng với mạch triển khai ý của bài thơ, từ đó tăng tính thuyết phục cho quan điểm của người viết.

Câu 4. Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt “đế” và “vương” trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

Tác giả đề cập đến sự phân biệt “đế” và “vương” trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức tự chủ được thể hiện trong Nam quốc sơn hà.

Câu 5. Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Bạn có đồng ý với ý kiến này hay không? Vì sao?

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn giao dịch trực tuyến Strade Cách giao dịch chứng khoán trực tuyến

– Quan điểm: Đồng ý

– Nguyên nhân:

  • Hoàn cảnh xuất hiện: Sông núi nước Nam tương truyền được ra đời vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.
  • Nội dung bài thơ: Nam quốc sơn hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 96 sách Chân trời sáng tạo tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *