Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối học kì 2 Sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi học kì 2 Sử 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM:

a) Nhận biết

Câu 1. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là

A. cách mạng 4.0
B. cách mạng kĩ thuật số.
C. cách mạng kĩ thuật.
D. cách mạng công nghệ.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. Trung Quốc.

Câu 3. Thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba là

A. Ro bot.
B. vệ tinh.
C. tàu chiến
D. máy tính.

Câu 4. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là

A. mạng kết nối Internet không dây.
B. mạng kết nối Internet có dây.
C. máy tính điện tử
D. vệ tinh nhân tạo.

Câu 5: Cách mạng 4.0 hoàn toàn tập trung vào công nghệ kĩ thuật số và

A. kết nối vạn vật thông qua Internet.
B. công cuộc chinh phục vũ trụ.
C. máy móc tự động hóa
D. công nghệ Robot.

Câu 6. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là

A. Xô phia.
B. Robear.
C. Paro
D. Asimo.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 76: Cộng các phân số khác mẫu số Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 53, 54

Câu 7. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là

A. cách mạng kĩ thuật số
B. cách mạng công nghiệp nhẹ.
C. cách mạng kĩ thuật
D. cách mạng 4.0.

Câu 8. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Nửa sau thế kỉ XIX.
C. Nửa đầu thế kỉ XX
D. Nửa sau thế kỉ XX.

Câu 9. Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tương đối.
B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
C. Thuyết di truyền.
D. Thuyết tế bào.

Câu 10. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.

b) Thông hiểu

Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là quan trọng nhất trong các cuộc cách mạng công nghiệp là vì cuộc cách mạng này đã

A. thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, mở rộng thị trường toàn cầu.
C. thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới điện xoay chiều và phổ biến máy tính kĩ thuật số.
D. mở ra kỷ nguyên công nghệ thông tin sử dụng máy tính kĩ tuật số và lưu hồ sơ kĩ thuật số.

Câu 2. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm

A. internet
B. máy hơi nước.
C. công nghệ thông tin
D. máy tính.

Câu 3. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?

A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm.
B. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường.
C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.

Câu 4. Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa loài người bước sang thời đại

A. “văn minh công nghiệp”.
B. “văn minh nông nghiệp”.
C. “văn minh thông tin”.
D. “văn minh siêu trí tuệ”.

Câu 5. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Trí tuệ nhân tạo (AI).
B. Mạng Internet không dây.
C. Máy tính.
D. Chinh phục vũ trụ.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu Đề thi thử đại học môn Văn năm 2017 có đáp án

Câu 6. Chức năng chính của Xôphia – robot đầu tiên được cấp quyền công dân là

A. làm việc trong dây chuyền sản xuất.
B. dọn dẹp.
C. trò chuyện với con người.
D. chinh phục vũ trụ.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.
B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.
C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.

Câu 8. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?

A. Tự động hóa
B. Công nghệ Robot
C. Tự động hóa và Công nghệ Robot
D. Công nghệ in 3D

Câu 9. Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?

A. Sản phẩm đẹp và bền hơn.
B. Giá thành cạnh tranh.
C. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.
D. Chịu nhiệt độ cao hơn.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?

A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?

A. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.
B. Nới rộng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
C. Góp phần giải phóng sức lao động của con người.
D. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.

Tham khảo thêm:   Thông tư 13/2022/TT-BNV Hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức

Câu 14. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với xã hội?

A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Câu 15. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?

A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 16. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
B. Giải phóng sức lao động của con người.
C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.

Câu 17. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

……………..

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 KNTT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *