Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 học kì 2 giới hạn kiến thức kèm theo một số câu hỏi ôn tập, giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương học kì 2 Giáo dục KT&PL 10 KNTTVCS

I. Nội dung ôn thi học kì 2

Bài 11. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Pháp luật:

1. Khái niệm.

2. Đặc điểm.

3. Vai trò

Bài 12. Hệ thống Pháp luật Việt Nam.

1. Cấu trúc bên trong.

2. Phân biệt Văn bản quy phạm Pháp luật và văn bản áp dụng Pháp luật

Bài 13. Thực hiện Pháp luật

1. Khái niệm thực hiện Pháp luật

2. Các hình thức thực hiện Pháp luật

Bài 14. Giới thiệu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

1. Khái niệm.

2. Đặc điểm.

Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.

1. Quyền con người

2. Quyền chính trị, dân sự

3. Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

4. Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bài 17. Nội dung của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường:

Tham khảo thêm:   Mẫu số C69a-HD Đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Nội dung Hiến pháp 2013 về Giáo dục

2. Nội dung Hiến pháp 2013 về Khoa học và công nghệ

3. Nội dung Hiến pháp 2013 về môi trường

Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

1. Cấu trúc hệ thống chính trị VN

2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hệ thống chính trị VN

Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

* Đặc điểm của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

* Quốc hội

II. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1.1 Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính cưỡng chế.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 1.2 Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính chặt chẽ về hình thức.
B. Tính kỉ luật nghiêm minh.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 1.3 Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 1.4 Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội cho nên nó gắn liền với các

A. quy tắc bắt buộc chung.
B. quy tắc xử sự chung.
C. quy tắc bắt buộc riêng.
D. quy tắc xử sự riêng.

Câu 2.1 Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm nào của pháp luật?

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 4 Bài 9: Em làm diều giấy Giải Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 62, 63, 64, 65, 66, 67

A. tính xác định chặt chẽ về hình thức
B. tính quy phạm phổ biến
C. tính quyền lực bắt buộc chung
D. tính cưỡng chế

Câu 2.2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.
B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. các quyền của mình.
D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 2.3 Pháp luật là phương tiện để Nhà nước

A. bảo vệ các giai cấp.
B. bảo vệ các công dân.
C. quản lí xã hội.
D. quản lí công dân.

Câu 2.4 Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến

A. đặc trưng của pháp luậ
B. chức năng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật
D. nhiệm vụ của pháp luật.

Câu 3.1 Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 3.2 Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nghiêm minh.
D. Tính thống nhất.

Câu 3.3 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?

A. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
B. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
C. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước.
D. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

Câu 3.4 Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng kết luận chị K đã vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Ngoài ra chị còn có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Chị bị tuyên phạt 5 năm tù và buộc phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt. Bản án mà chị K phải nhận thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?

Tham khảo thêm:   Công văn 1636/TCHQ-TXNK Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 4.1 Tổng thể các quy phạm pháp luật có mỗi liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau được sắp xếp thành các ngành luật, chế định pháp luật được gọi là

A. hệ thống pháp luậ
B. hệ thống tư pháp
C. quy phạm pháp luật.
D. văn bản dưới luật.

Câu 4.2 Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện đề điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định được gọi là

A. quy phạm pháp luật.
B. chế định pháp luật.
C. ngành luật.
D. Nghị định.

Câu 4.3 Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật được gọi là

A. chế định pháp luật.
B. thông tư liên tịch
C. nghị quyết liên tịch.
D. quy phạm pháp luật.

Câu 4.4 Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được gọi là

A. Ngành luật.
B. chế định pháp luật.
C. quy phạm pháp luậ
D. cấu trúc pháp luật

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương Giáo dục kinh tế pháp luật 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *