Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Non xanh nước biếc trang 99 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 31 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Tiếng Việt 3 Bài 3: Non xanh nước biếc – Tuần 31 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng củaBài 4 chủ đề Đất nước mến yêu SGK Tiếng Việt 3 tập 2Chân trời sáng tạo trang 99, 100, 101.

Qua đó, còn giúp các em luyện tập viết hoa địa danh Việt Nam, luyện tập về từ chỉ đặc điểm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn bài phần Khởi động – Bài 3: Non xanh nước biếc

Thi kể tên các địa danh của nước ta.

Non xanh nước biếc

Trả lời:

Nghệ An – An Giang

Quảng Bình – Bình Thuận

Quảng Nam – Nam Định

Bắc Ninh – Ninh Bình – Bình Định

Quảng Ninh – Ninh Thuận

Phú Yên – Yên Bái

Lạng Sơn – Sơn La

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 3: Non xanh nước biếc

Đọc và trả lời câu hỏi

Câu 1: Câu ca dao 1 và 2 nhắc đến những địa danh nào?

Trả lời:

Câu ca dao 1 và 2 nhắc đến những địa danh: Đồng Đăng, phố Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh, sông Tô Thị.

Câu 2: Tìm từ ngữ gợi tả cảnh đẹp của các địa danh được nhắc đến trong câu ca dao 3 và 4.

Tham khảo thêm:   GTA Online: Những nhiệm vụ có tiền thưởng cao nhất

Trả lời:

Từ ngữ gợi tả cảnh đẹp của các địa danh được nhắc đến trong câu ca dao 3 và 4: tranh họa đồ, sừng sững, bát ngát, nghìn trùng.

Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy vẻ đẹp của Nhà Bè, Đồng Tháp Mười, và Cần Thơ?

Trả lời:

Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của Nhà Bè, Đồng Tháp Mười, và Cần Thơ:

  • Nhà Bè: nước chảy chia hai
  • Đồng Tháp Mười: đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh, nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
  • Cần Thơ: gạo trắng nước trong

Câu 4: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về quê hương, đất nước?

Trả lời:

Bài đọc giúp em hiểu thêm điều về quê hương, đất nước: đất nước ta có rất nhiều phong cảnh núi sông đẹp đẽ, nên thơ.

Câu 5: Đọc một bài văn về đất nước Việt Nam:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thấy thú vị.

Phiếu đọc sác

b. Chia sẻ với bạn về một hình ảnh em thích.

Trả lời:

a. Em có thể tham khảo bài sau:

Hồ Gươm

Hồ Gươm là địa điểm bao gồm những cảnh đẹp khác nhau như cầu Thê Húc, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Tháp bút, Đài Nghiên. Bước vào ấn tượng đầu tiên của em là quang cảnh xanh tươi của hồ hiện lên trước mắt, bên bờ hồ là những hàng liễu xanh yêu kiều duyên dáng rủ mái tóc xanh xuống mặt hồ soi bóng mình. Mặt hồ là sự hòa hợp giữa màu xanh của nền trời thu trong vắt cùng màu xanh của cây cối đang soi bóng mình ven bờ. Bắc ngang dòng sông là cầu Thê Húc, cầu sơn màu đỏ cong cong như con tôm nối giữa bờ bên này và đền Ngọc Sơn. Ngay trước cổng vào đền là một cây đa cổ thụ trông rất nghiêm trang cổ kính. Đứng trên cầu Thê Húc nhìn ra xa một chút giữa hồ là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Hồ Gươm thật đẹp so với tưởng tượng của em, một nét đẹp cổ kính mà bí ẩn, nó thu hút sự tò mò của con người. Hàng ngày có rất nhiều khách du lịch bốn phương đến nơi đây để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa của Việt Nam, em tin rằng khi họ đặt chân và ngắm nhìn nơi đây, ai cũng phải trầm trồ trước bề dày lịch sử ẩn chứa trong những bức tường quấn rêu phong và vẻ đẹp nghiêm trang cổ kính ấy. Quê hương, đất nước Việt Nam rất tươi đẹp!

  • Tên bài văn: Hồ Gươm
  • Hình ảnh (đẹp, sinh động): bề dày lịch sử ẩn chứa trong những bức tường quấn rêu phong và vẻ đẹp nghiêm trang cổ kính.
  • Cảm xúc của tác giả: yêu mến, tự hào
Tham khảo thêm:   Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 trang 86 sách Chân trời sáng tạo tập 2

b. Tớ thích nhất hình ảnh “bề dày lịch sử ẩn chứa trong những bức tường quấn rêu phong và vẻ đẹp nghiêm trang cổ kính”. Hình ảnh gợi lên một bức tranh Hồ Gươm cổ kính và mang đầy chất lịch sử. Điều này cho ta thấy được sự bền vững và trường tồn của Hồ Gươm qua năm tháng.

Nghe – viết: Hai Bà Trưng

Câu 1: Nghe – viết: Hai Bà Trưng (từ Giáo lao, cung nỏ… đến hết).

Câu 2: Viết lại các tên sau vào vở cho đúng:

Hai Bà Trưng

Trả lời:

  • thị xã Đồng Đăng
  • đèo Hải Vân
  • tỉnh Đồng Nai
  • sông Vàm Cỏ Đông
  • vùng Đồng Tháp Mười
  • thành phố Cần Thơ

Câu 3: Tìm 2 – 3 từ ngữ

Tìm 2 - 3 từ ngữ

Trả lời:

a. Bắt đầu bằng chữ l hoặc chữ n.

Lung linh, long lanh, lộng lẫy, lẫn lộn…

Nóng nực, nài nỉ, nôn nao, nô nức…

b. Bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ r.

gãy gọn, gật gù, gai góc, gồ ghề, …

Rực rỡ, rõ ràng, róc rách, rì rào,…

Luyện tập về từ chỉ đặc điểm

Câu 1: Tìm các từ ngữ chỉ màu đỏ có trong đoạn thơ sau:

Mẫu đơn đỏ thắm
Đỏ chót mào gà
Trạng nguyên thắp lửa
Như đốm nắng xa

Hồng nhung đỏ thẫm
Đào bích đỏ hồng
Mười giờ đỏ rực
Rạng rỡ vườn xuân

Trâm Anh

Trả lời:

Các từ ngữ chỉ màu đỏ có trong đoạn thơ:

  • Đỏ thắm
  • Đỏ chót
  • Đỏ hồng
  • Đỏ rực

Câu 2: Tìm 2 – 3 từ ngữ:

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 11 (Có đáp án)

a. Chỉ màu vàng

M: vàng tươi

b. Chỉ màu trắng

M: trắng tinh

c. Chỉ màu tím

M: tím nhạt

d. Chỉ màu xanh

M: xanh biếc

Trả lời:

Tìm 2 – 3 từ ngữ:

a. Chỉ màu vàng

Vàng úa, Vàng hoe, Vàng tươi, Vàng chanh, Vàng giòn, Vàng nhạt, Vàng đậm, Vàng nuột, Vàng mượt, Vàng xọng, Vàng ối, Vàng xuộm.

b. Chỉ màu trắng

Trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trắng nõn, trắng nuột, trắng sáng, trắng bong, trắng bốp, trắng lóa, trắng xóa, bạch, trắng bệch, trắng ngà, trắng mờ,…

c. Chỉ màu tím

tím tím, tím nhạt, tím đậm

d. Chỉ màu xanh

Xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh mét, xanh ngắt, xanh ngát, xanh sẫm, xanh rờn, xanh mượt, xanh đen,…

Câu 3: Đặt 1- 2 câu có từ ngữ chỉ các màu sắc vừa tìm được ở bài tập 2.

M: Cúc vạn thọ đơm bông vàng tươi.

Trả lời:

Em bé có làn da trắng hồng.

Ngoài vườn những tàu lá chuối xanh biếc.

Câu 4: Đặt câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp.

Trả lời:

Cánh đồng quê mới đẹp làm sao!

Ôi! Thác nước thật hùng vĩ!

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Non xanh nước biếc

Trao đổi với bạn những việc con người cần làm để giữ gìn, xây dựng cho non sông, đất nước ngày càng tươi đẹp.

Trả lời:

Con người cần giữ gìn và bảo tồn các cảnh đẹp: giữ vệ sinh chung, tham gia xây dựng và phát triển cảnh quan.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Non xanh nước biếc trang 99 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 – Tuần 31 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *