Soạn Tiếng Việt 3: Một kì quan giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, tự đọc sách báo, nói và nghe của bài đọc 3 Bài 18: Bạn bè bốn phương – Chủ đề Ngôi nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều trang 103, 104.
Qua đó, còn giúp các em viết thư cho bạn học sinh nước bạn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Soạn bài phần Đọc: Một kì quan
Đọc hiểu
Câu 1: Bài đọc miêu tả kì quan nào?
Trả lời:
Bài đọc miêu tả Ăng-co – một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá.
Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của Ăng-co Vát?
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của Ăng-co Vát là:
- Nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ.
- Bên dưới các tòa tháp là những hành lang dài hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo.
- Bức tranh điêu khắc hình 1 700 vũ nữ duyên dáng.
Câu 3: Điều gì gây ấn tượng nổi bật ở Ăng-co Thom?
Trả lời:
Điều gây ấn tượng nổi bật ở Ăng-co Thom là: đền Bay-on với hàng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.
Câu 4: Vì sao khu đền Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia?
Trả lời:
Khu đền Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia vì khu đền Ăng-co đẹp vô cùng, đến nỗi một giáo sĩ phương tây đến thăm khu đền vào năm 1586 đã viết: “Đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.”.
Luyện tập
Câu 1: Tìm đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết thúc bài đọc ở trên.
Trả lời:
– Đoạn văn mở đầu: Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 317 km, Ăng-co là một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá.
– Đoạn văn kết thúc: Kinh ngạc trước vẻ đẹp của Ăng-co, một giáo sĩ phương tây đến thăm khu đền vào năm 1586 đã viết: “Đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.”. Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.
Câu 2: Các đoạn còn lại miêu tả kì quan Ăng-co theo trình tự nào?
Trả lời:
Các đoạn còn lại miêu tả kì quan Ăng-co theo trình tự từ ngoài vào trong, từ tổng quát đến chi tiết.
Soạn bài phần Viết: Viết thư làm quen
Câu 1: Dựa vào bài đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua, em hãy viết thư cho một học sinh nước bạn.
Gợi ý:
a) Về hình thức:
Bức thư cần có địa chỉ, ngày, tháng, năm; lời đầu thư, lời cuối thư, kí tên,…
b) Về nội dung:
- Em tự giới thiệu về mình.
- Nói lí do viết thư.
- Trả lời một số câu hỏi các bạn đã đặt ra.
- Bày tỏ tình cảm của em với bạn.
Trả lời:
Mẫu 1:
Hà Nội, ngày ….tháng …năm…..
Giét-xi-ca thân mến!
Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên vì không biết mình là ai, phải không? Còn mình, mình biết bạn qua bài tập đọc: “Gặp gỡ ở Luc-xem-bua”. Thấy bạn biết Tiếng Việt và có những tranh ảnh về Việt Nam, mình rất vui và tự hào. Mình xin tự giới thiệu, mình là Hương Trà, học sinh lớp 3G, trường tiểu học Cát Linh. Dạo này bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn thế nào, có tốt không? Còn mình thì vẫn tốt. Qua bài tập đọc mình biết bạn có thể nói được Tiếng Việt, mình rất mến bạn và muốn được làm quen với bạn. Vì vậy, khi nào rảnh mời bạn sang nước mình chơi, mình sẽ đưa bạn đi thăm cảnh đẹp đất nước mình.
Cuối thư mình xin chúc bạn mạnh khoẻ, học thật giỏi, nghe lời ông bà, cha mẹ. Thôi mình dừng bút đây.
Bạn mới của cậu
Lê Hương Trà
Mẫu 2:
Việt Nam, ngày… tháng… năm…
Giét-xi-ca thân mến!
Mình là Linh. Mình đến từ Việt Nam. Mình rất bất ngờ và cảm động trước những tình cảm mà cậu cũng như các bạn nước cậu dành cho Việt Nam. Điều đấy đã thôi thúc mình viết bức thư này.
Ở Việt Nam chúng mình được học rất nhiều môn học hay và bổ ích: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Đạo đức, Tự nhiên – xã hội, Mỹ thuật, Âm nhạc,… Nhắc đến âm nhạc, chúng mình rất yêu âm nhạc. Mình rất thích những bài hát nói về tình yêu quê hương đất nước, yêu mái trường, làng quê. Có dịp, mình hi vọng mình cũng sẽ được thưởng thức những ca khúc của nước bạn. Chúng mình thường chơi những trò chơi dân gian như Bịt mắt bắt dê, Ô ăn quan,…
Mình rất cảm ơn tình cảm của bạn dành cho đất nước mình. Điều đó làm mình rất vui và tự hào. Mình chúc bạn luôn mạnh khỏe, vui vẻ và học giỏi nhé. Hãy kể cho mình nghe về những điều thú vị ở đất nước của bạn nhé. Mình đợi thư hồi âm của bạn.
Linh
Nguyễn Thùy Linh
Câu 2: Giới thiệu và bình chọn những bức thư hay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Một kì quan (trang 103) Bài 18: Bạn bè bốn phương – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.