Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 4 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá tuyển chọn 12 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, thấy rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động miền biển.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Khổ đầu và cuối Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã miêu tả vô cùng thành công cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và trở về trong niềm vui và hứng khởi. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Dàn ý 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu 2 khổ thơ: Đấy là hai khổ đầu và cuối của bài thơ, miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và trở về đầy niềm vui và hứng khởi.

2. Thân bài

a) Khổ 1 – cảnh ra khơi

Thời gian nghệ thuật là một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Các hình ảnh mặt trời, sóng, đêm được nhân hóa, cùng hình ảnh so sánh độc đáo ở câu thơ thứ nhất “như hòn lửa” đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, tráng lệ. Ngày đã tắt nhưng không hề ảm đạm. Sự Vận động của thời gian được diễn tả qua các động từ “xuống biển”, “cài then”, “sập cửa”.Những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống, bao trùm lên tất cả. Vũ trụ rộng lớn, mênh mỏng, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người vậy!

Lẽ thường, khi ngày tàn, con người sẽ tạm ngừng mọi công việc để trở về nghỉ ngơi bên gia đình nhưng trên biển có một cuộc sống khác khi đó mới bắt đầu…

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

  • Chữ “lại”đả gợi ra vòng tuần hoàn trong hoạt động của những người dân biển, gợi nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh, con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên đến thế!
  • Đoàn thuyền ra khơi với khí thế tươi vui, hào hứng, phấn khởi: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”: Sự kết hợp giữa “câu hát” và “gió khơi” đã tạo nên sức mạnh lớn đưa con thuyền mạnh mẽ vượt sóng ra khơi. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ cũng tái hiện vẻ đẹp tâm hồn và niềm vui trong lao động của người dân chài.

b) Khổ cuối – cảnh trở về

– Đoàn thuyền trở về trong khúc hát mê say: Nếu mở đầu bài thơ tác giả dùng chữ “cùng” (Câu hát căng buồm cùng gió khơi) thể hiện sự hài hòa giữa con thuyền và ngọn gió, hứa hẹn chuyến đi biển thuận lợi, bình yên thì đến cuối bài ông viết “Câu hát căng buồm với gió khơi” thể hiện niềm vui phơi phới của những người dân chài khi trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.

– Đoàn thuyền trở về trong cuộc chạy đua với mặt trời: Hình ảnh nhân hóa “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” khiến con thuyền thành một sinh thể sống, gợi khí thế hăm hở, niềm hân hoan đón chào ngày mới của cả thiên nhiên và con người.

Đoàn thuyền cũng trở về trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng của buổi bình minh và muôn ngàn mắt cá lấp lánh dưới ánh mặt trời.

=> Đoạn thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của những con người làm chủ đất trời.

c) Cảm nhận chung về hai khổ thơ

Cả hai khổ đều thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên biển và con người ở cả hai thời điểm: hoàng hôn và bình minh. Thiên nhiên luôn tươi sáng, kì vĩ, tráng lệ. Con người luôn căng tràn sức sống và niềm say mê lao động.

Cảm hứng bao trùm lên hai khổ là cảm hứng vũ trụ.

Bút pháp thơ khoáng đạt, âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn, sỏi nổi lại vừa phơi phới bay bổng; lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, vấn trắc xen lẫn vần bằng; hình ảnh thơ giàu vẻ đẹp lãng mạn; nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (so sánh, nhân hoá); kết cấu đầu cuối tương ứng (lặp lại hình ảnh” mặt trời/ gió khơi/ câu hát”).

d) Liên hệ

Thí sinh tự chọn một tác phẩm khác cũng viết về sự gắn bó của con người và biển quê hương để liên hệ với hai khổ thơ trên. Ví dụ: “Quê hương”của Tế Hanh.

Có thể liên hệ với thực tế đời sống để thấy được người dân Việt Nam luôn có những hành động thiết thực, cụ thể thể hiện tình yêu, sự gắn bó với biển: chống ô nhiễm biển, bảo vệ cảnh quan biển, sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hướng về biển…

=> Khẳng định biển quê hương luôn ở trong trái tim của con người Việt Nam.

3. Kết bài

Khẳng định sự trưởng thành và đổi mới trong phong cách thơ Huy Cận: từ một “nhà thơ cả vạn lí sầu” nhưng sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã gần gũi, đi sát với thực tế đời sống của nhân dân, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới.

Dàn ý 2

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả: Huy Cận

  • Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
  • Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

– Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

– Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.

II. Thân bài:

* Khổ thơ đầu

– Hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

– Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “.

– Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả “mặt trời xuống biển” (trong khi biển nước ta là biển đông – một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn “xuống biển”?

– “Sóng đã cài then đêm sập cửa”.

  • Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.
  • Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.

– Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

  • Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ.
  • Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát.

* Khổ thơ cuối

  • Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.
  • Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

III. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của tác phẩm
  • Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Dàn ý 3

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ đầu, khổ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

2. Thân bài:

a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết năm 1985 trong chuyến đi thực tế của nhà văn tại Quảng Ninh và được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

b. Phân tích khổ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người lao động):

– Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả ở điểm nhìn, vị trí đặc biệt đó là điểm nhìn di động trên con thuyền ra khơi:

  • Mặt trời như một hòn than cháy hồng đang lặn xuống mặt biển, gợi bước đi của thời gian.
  • Màn đêm dần buông xuống “sóng cài then”, “đêm sập cửa” gợi cảm giác gần gũi, thân thương, vũ trụ như một ngôi nhà lớn.

– Cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá với tâm thế vui tươi, sảng khoái:

  • Hình ảnh “đoàn thuyền” gợi ra sự tấp nập, tạo nên không khí sôi nổi trên mặt biển.
  • Hình ảnh câu hát, cánh buồm, gió khơi cho thấy niềm vui, niềm phấn chấn của người lao động đã tạo ra sức mạnh hòa cùng gió khơi để làm căng cánh buồm.

c. Phân tích khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh rực rỡ):

  • Hình ảnh câu hát được lặp lại như một điệp khúc ngân nga có tác dụng nhấn mạnh niềm vui lao động, làm giàu quê hương của những người dân chài.
  • Đoàn thuyền như một sinh thể sống động, chạy đua với thiên nhiên bằng tốc độ ánh sáng.
  • Đoàn thuyền trở về lúc mình minh “nhô màu mới” báo hiệu một sự sống sinh sôi, nảy nở với vô vàn niềm vui, niềm hạnh phúc của người lao động vùng biển.
  • Mắt cá lấp lánh như sao trời chính là ánh sáng của thành quả lao động, gợi ra niềm tin, niềm hi vọng của người lao động về tương lai tươi sáng.

d. Đánh giá:

  • Hình ảnh thơ phong phú, giàu sức gợi, khổ đầu và khổ cuối bài thơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên có hoàng hôn, có bình minh vô cùng đặc sắc và tràn đầy sức sống.
  • Qua khổ đầu và khổ cuối bài thơ, ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp con người của ngòi bút sôi động, phóng khoáng của Huy Cận.

3. Kết bài:

  • Khái quát lại giá trị đặc sắc của khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

Dàn ý đặc sắc nghệ thuật trong khổ thơ đầu và cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Đặc sắc nghệ thuật kết cấu đầu cuối tương ứng của khổ đầu và cuối bài thơ
  • Khắc họa hình ảnh tráng lệ và hài hòa giữa con người và thiên nhiên

2. Thân bài

  • Khổ thơ thứ nhất: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
  • Khổ thơ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
  • Hai khổ thơ mở ra khung cảnh không gian tuần hoàn, những hình ảnh lặp lại

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 1

Thiên nhiên vốn là nguồn cảm hứng vô tận của mỗi nhà văn, nhà thơ và điều đó cũng không ngoại lệ với nhà thơ Huy Cận. Nếu như cảnh sông nước “Tràng Giang” gợi cho nhà thơ một “nỗi sầu vạn cổ” thì cảnh “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi lại đem đến một âm hưởng hào hùng, vui tươi. Khổ đầu và khổ cuối của bài thơ chính là một bức tranh thiên nhiên tuần hoàn về một ngày làm việc của những người lao động vùng biển.

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Nếu trước Cách mạng tháng Tám những sáng tác của ông đều gợi một nỗi buồn man mác gửi vào thiên nhiên, vũ trụ thì sau cách mạng, phong cách sáng tác của nhà thơ trở nên vui tươi rõ rệt và được thể hiện cụ thể qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết năm 1985 trong chuyến đi thực tế của nhà văn tại Quảng Ninh và được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.

Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng một bức tranh hoàng hôn tráng lệ khi thiên nhiên dần chìm vào giấc ngủ thì con người mới bắt đầu công việc của mình:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả ở điểm nhìn và vị trí đặc biệt đó là điểm nhìn di động trên con thuyền ra khơi. Vì thế khi người quan sát nhìn về phía mặt trời lặn qua một khoảng biển rộng lớn thì sẽ thấy rằng mặt trời đang dần ngâm mình xuống dưới biển. Mặt trời như một hòn than cháy hồng đang lặn xuống mặt biển, gợi cho ta thấy bước đi của thời gian đó là dấu hiệu của một ngày sắp hết. Khi đó, màn đêm là tấm cửa khổng lồ cũng dần buông xuống “sóng cài then”, “đêm sập cửa” gợi cho ta cảm giác gần gũi, thân thương vì vũ trụ như một ngôi nhà lớn có then, có cửa. Nhà thơ đã miêu tả rất chân thực khoảnh khắc chuyển đổi giữa ngày và đêm khiến cho cảnh biển hiện ra trước mắt người đọc trở nên thật đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại đồng thời gợi sự gần gũi, thân quen như ngôi nhà của những người dân chài vậy.

Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người mới bắt đầu công việc hàng ngày của mình. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi với tâm thế vui tươi, sảng khoái:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Hình ảnh “đoàn thuyền” gợi ra sự tấp nập đã tạo nên không khí sôi nổi trên mặt biển. Đoàn ngư dân cất cao câu hát khởi hành tràn đầy khí thế bởi tiếng hát sẽ xua đi sự mệt mỏi. Nhà thơ sử dụng từ “lại” để chỉ nhịp điệu công việc của người lao động đã góp phần tô đậm sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Con người lao động khi thiên nhiên chìm vào giấc ngủ là việc vô cùng quen thuộc với những ngư dân vùng biển. Hình ảnh câu hát, cánh buồm, gió khơi đã cho ta thấy niềm vui, niềm phấn chấn của người lao động, đó chính là sức mạnh vô hình để đẩy căng cánh buồm. Họ ra khơi trong tâm thế hứng khởi bởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu Tổ quốc.

Nếu như ở khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ta thấy được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong hoàng hôn rực lửa thì đến khổ thơ cuối, đoàn thuyền ấy đã trở về đầy ắp cá trong bình minh tráng lệ:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Hình ảnh “câu hát” được lặp lại như một điệp khúc ngân nga có tác dụng nhấn mạnh niềm vui lao động, làm giàu quê hương của những người dân chài. Có lẽ, câu hát lúc ra khơi của những ngư dân vùng biển là câu hát lạc quan, tin tưởng khi trở về con tàu sẽ đầy ắp cá tươi còn câu hát lúc trở về là câu hát vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm đầy vất vả, cực nhọc của họ. Đoàn thuyền như một sinh thể sống động, chạy đua với thiên nhiên bằng tốc độ ánh sáng. Qua đó, ta thấy được khí thế khẩn trương, sức lực dồi dào, hăng say làm việc sau một đêm vất vả của người lao động cho nên đoàn thuyền vẫn còn sức để “chạy đua cùng mặt trời”. Bằng hình ảnh thơ bay bổng, tác giả đã làm nổi bật tư thế của những con người lao động đó là tư thế sánh ngang với vũ trụ, chiến thắng thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên trong mọi cuộc đua. Đoàn thuyền trở về lúc mình minh khi mặt trời “nhô màu mới”, đây là dấu hiệu của sự sống sinh sôi, nảy nở với vô vàn niềm vui, niềm hạnh phúc của người lao động vùng biển có được sau một chuyến hành trình vất vả, cực nhọc. Ở câu thơ cuối cùng của bài thơ, ta lại bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác, tuy nhiên đây không phải mặt trời của thiên nhiên mà của muôn ngàn “mắt cá”. Mắt cá lấp lánh như sao trời chính là ánh sáng của thành quả lao động, gợi ra niềm tin, niềm hi vọng của người lao động về tương lai tươi sáng. Khổ thơ cuối mang âm hưởng của bản hùng ca lao động với niềm vui phơi phới của con người khi thắng lợi trở về và làm chủ cả thiên nhiên, đất trời.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 15 năm 2015 - 2016 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 5 có đáp án

Mỗi một tác phẩm nghệ thuật đều thể hiện phong cách sáng tác riêng biệt của mỗi nhà văn, nhà thơ. Khổ đầu và khổ cuối bài thơ đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên có hoàng hôn, có bình minh vô cùng đặc sắc và tràn đầy sức sống với những hình ảnh thơ phong phú, giàu sức gợi. Từ đó ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp con người lao động của ngòi bút sôi động, phóng khoáng mang tên Huy Cận.

Khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” giống như tấm bản lề mở ra và khép lại hành trình một ngày ra khơi của những người dân vùng biển với vô vàn niềm vui và sự phấn khởi. Bằng những cảm nhận tinh tế, nhà thơ Huy Cận đã phác họa thành công bức tranh thiên vùng biển tuyệt đẹp với những nét lao động khỏe khoắn của con người nơi đây.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 2

Nếu như bài thơ “tiểu đội đội xe không kính” là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì “đoàn thuyền đánh cá” lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.

Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương “chạy đua cùng mặt trời” giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi “Mặt trời đội biển nhô màu mới” thì “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

“Mặt trời đội biển nhô màu mới” là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại, bản hùng ca lao động.

Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.

Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: “câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng. Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đèn màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng”.

Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 3

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới với những vần thơ sầu vũ trụ, nhưng sau cách mạng Huy Cận ấm áp hơi thở cuộc sống. Trong đó, bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá là bài thơ mang âm điệu ngọt ngào niềm vui và sự say mê của con người lao động. Và phải chăng đó cũng chính là niềm vui của tác giả. Có đọc bài thơ, ta mới cảm nhận sâu sắc điều đó và hẳn rằng hình ảnh mặt trời sẽ chạm khắc trong tâm hồn ta.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Khổ thơ đầu của bài thơ đã gây ấn tượng cho người đọc bởi chất thơ chất lãng mạn theo nhịp điệu tiếng sóng vỗ. Chao ôi, hãy lắng tai nghe âm hưởng của bài ca lao động khỏe khoắn vang lên từ xa. Trông kìa, mặt trời đang xuống biển, cảnh hoàng hôn hiện lên thật đẹp. Với biện pháp so sánh ” mặt trời” được ví như “hòn lửa” cùng biện pháp nhân hóa đặc sắc ” Sóng đã cài then, đêm sập cửa.” miêu tả cảnh về đêm thật kỳ vĩ tráng lệ, mặt trời đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông buông xuống. Không xe lạnh mà ngược lại ta còn thấy ấm áp biết nhường nào. Phải chăng bầu trời và mặt biển bao la là ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc phủ bóng tối mịt mùng. Dường như lúc đất trời đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc con người bắt đầu một ngày lao động mới, đó là ra khơi đánh cá. Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà cả đoàn thuyền một sức mạnh của cuộc đời đổi thay, chữ ” lại” trong ý thơ” lại ra khơi” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, nề nếp, khúc hát lên đường vang động, gió biển thổi mạnh, cánh buồm cùng gió. Nghệ thuật liên tưởng kết hợp với hình ảnh ẩn dụ thể hiện một hiện thực đó là niềm vui là khí thế phơi phới mạnh mẽ lạc quan của dân chài trên biển.

Một lần nữa hãy nghe tiếng hát âm vang ở trên biển khơi đang dội vào:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Đến đây, câu hát đã theo hết hành trình của người dân chài, cấu trúc lặp đoạn đầu cuối đã làm vang lên niềm vui lao động làm giàu đẹp cho quê hương, con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Con thuyền nuốt sóng như chạy đua cùng thời gian, giành lấy thời gian để nhanh chóng về bến. Hình ảnh mặt trời lại hiện lên làm cho ” Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” muôn ngàn mắt cá lấp lánh, ý thơ phảng phất không khí thần thoại anh hùng ca lao động đó là niềm vui cho niềm vinh quang của người lao động khi gặt hái thành công.

Như vậy, chỉ với khổ thơ đầu và khổ thơ cuối đã tạo nên một kết cấu bài thơ vô cùng đặc sắc. Tiếng hát say mê niềm vui như đang làm rung động sợi dây tình cảm của ta, và đây cũng chính là cái tài cái khéo của Huy Cận khi làm thơ.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 4

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một trong những bài thơ hay của Huy Cận sáng tác sau năm 1945. Đài thơ thể hiện tình yêu quê hương, niềm phấn khởi tin và tin yêu vào cuộc sống. Tinh thần của bài thơ thể hiện rõ nhất trong hai khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Phép nhân hoá độc đáo: “mặt trời xuống biển”. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp “như hòn lửa”, ở hướng tây, mặt trời chìm xuống mặt biển như một khối lửa đỏ rực. Ánh sáng tắt dần đến đâu, hoàng hôn ngập tràn đến đó…

Rồi màn đêm sụp xuống. Phép nhân hoá được tiếp tục sử dụng với các động từ dứt khoát: “cài”, “sập”:

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Vũ trụ bao la đã kết thúc một ngày, không gian mênh mông trên biển cả dần chìm vào bóng đêm.

Chính vào lúc vũ trụ nghỉ ngơi, con người lao động trên biển bắt đầu hoạt động:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

Đoàn thuyền đánh cá ra đi trong tiếng hát. Cả đoàn thuyền với nhiều cánh buồm ra khơi. Không chỉ những luồng gió đã làm căng buồm mà còn cổ cả những câu hát. Tiếng hát của những người đánh cá hoà vào gió biển khơi làm nở thêm những cánh buồm đang lộng gió:

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hình ảnh hai câu thơ sau như đối lập với hai câu thơ đầu. Vũ trụ nghỉ ngơi, con người hoạt động. Thiên nhiên tĩnh lặng, con người lao động khẩn trương, náo nhiệt.

Con người bắt đầu một buổi lao động với niềm phấn khởi, say mê, mong ước đánh được nhiều cá.

Vẫn là câu hát, nhưng đây là câu hát tràn ngập niềm vui của con người sau một đêm lao động khẩn trương và đạt sản lượng mong muốn.

Thiên nhiên như chia sẻ niềm vui đó, câu hát căng buồm với gió khơi và cảnh trở nên vô cùng sinh động. Trên mặt biển mênh mông, đoàn thuyền lao vùn vụt:

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Cách sử dụng từ thật gợi tả: thuyền chạy đến đâu, mặt trời như soi rọi ánh nắng đến đấy, thuyền như đang chạy đua cùng mặt trời.

Nếu trong khổ thơ đầu, mặt trời xuống biển, thì trong khổ thơ cuối, mặt trời đội biển với màu sắc mới:

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Ánh nắng mặt trời phản chiếu lên muôn vạn mắt cá, thành muôn vạn mặt trời nhỏ, góp thêm ánh sáng rực rỡ cho bình minh trên biển:

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Trong khoảng không gian huy hoàng ấy, đoàn thuyền đánh cá trở về với niềm vui náo nức… Tất cả thể hiện niềm phấn khởi, lòng tin yêu vô hạn vào cuộc sống mới đang diễn ra từng giờ, từng phút trên quê hương.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 5

Sau năm 1945, văn học Việt Nam bước sang thời kì văn chương Cách mạng. mang đậm âm hưởng anh hùng ca bi tráng, oai hùng nhằm tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu và xây dựng đất nước. Thoát ra khỏi cái tôi u sầu của mình trong thời kì Thơ mới, Huy Cận thổi vào hồn văn của mình sự vui tươi, phấn chấn về thiên nhiên, con người hăng say lao động kiến thiết nước nhà. Đoàn thuyền đánh cá là một trong số những tác phẩm “thay máu” của ông, lấy cảm hứng từ người dân miền biển và vẻ đẹp biển khơi phóng khoáng năng động. Trong bài thơ, khổ thơ đầu và cuối có sự liên kết về nội dung và hình ảnh, mở ra khoảng thời gian trước và sau khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá gây ấn tượng đặc sắc cho người đọc.

Ra đời sau chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả tới vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ được ví như một bức tranh tả thực cảnh đoàn thuyền của những người dân chài lưới ra khơi đánh cá trên nền trời thăm thẳm. Hình ảnh tráng lệ, đẹp đẽ cùng con người lao động tươi vui thể hiện sự tin tưởng, hy vọng và tự hào của nhà thơ với công cuộc đổi mới đất nước. Khổ thơ đầu của bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, khổ thơ cuối lại là cảnh đoàn thuyền trở về với chuyến thu hoạch thắng lợi. Những hình ảnh, cảnh tượng lặp lại trong hai khổ thơ mang đến suy nghĩ và liên tưởng về sự lặp vòng, vần xoay của vũ trụ cũng như hoạt động của con người. Thời gian tuần hoàn, từ hoàng hôn tới bình minh cũng giống như con người luôn luôn cố gắng phát triển sự nghiệp, cải tạo nước nhà.

Mở đầu bài thơ bằng cảnh hoàng hôn, khi đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị nhổ neo căng buồm ra khơi:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Đứng trên bờ để quan sát cảnh tượng hoàng hôn kỳ vĩ, phóng tầm mắt ra xa, thu vào trong ống kính của nhà thơ là hình ảnh mặt trời đỏ ối “như hòn lửa”. Mặt trời, biểu tượng của sự sống luôn rực rỡ và tráng lệ, nhất là khi được quan sát giữa không gian rộng lớn. “Mặt trời xuống biển”, người đọc có thể hình dung ra đường chân trời, nơi giao thoa giữa ánh sáng chói chang và mặt nước in hằn sắc đỏ cam kỳ vĩ. “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, với người dân chài quanh năm bám biển, biển chính là nhà, là nơi để về, là nơi cho họ thức ăn, nguồn sống. Sóng “cài then”, con sóng trở nên hiền hòa và êm dịu dưới màn đêm yên tĩnh, “đêm sập cửa”, cả bầu trời tối đen sau khi mặt trời tắt nắng. Ở đây, tác giả dùng từ “cài then”, “sập cửa”, cũng giống như một ngôi nhà khi màn đêm buông xuống đều cửa đóng then cài, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu sau ngày dài làm việc vất vả. Thiên nhiên đối với người dân lao động thật gần gũi, giống như mái ấm chở che, nuôi dưỡng họ trưởng thành. Trong thời khắc vạn vật chìm vào giấc mộng như thế, những người dân vạn chài lại bắt đầu công việc thường nhật của mình:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Phép tu từ ẩn dụ “đoàn thuyền đánh cá” chính là những người dân chài khỏe mạnh, giàu sức sống. Cùng với con thuyền – kế sinh nhai, người dân biển đi theo đoàn ra khơi đánh bắt cá. Tuy làm việc vào ban đêm, nhưng dường như, ta vẫn cảm nhận được rõ ràng cái khí thế hừng hực như đoàn quân ra trận. “Câu hát căng buồm cùng gió khơi’, ẩn dụ khí phách của người lao động với câu hát mạnh mẽ, mang tầm vóc vũ trụ “cùng gió khơi”. Câu hát hay là sức mạnh của người lao động giúp con thuyền căng mới buồm, xứng đáng đứng cạnh thiên nhiên mênh mông vĩ đại. Tác giả khéo léo lồng ghép sự tự hào, tự tin đặt ngang con người sánh vai với vũ trụ, “cùng gió khơi” đưa thuyền ra xa, tìm về vùng đất nơi có nhiều hải sản quý giá. Con người làm chủ thiên nhiên, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho đời sống kinh tế, hình ảnh con người chế ngự thiên nhiên vẫn luôn là khao khát và mục tiêu, nhất là trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước đương thời

Đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ này là ở những hình ảnh không gian, con người hòa quyện làm một. Gói gọn trong một vài câu từ, khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn cho đến khi màn đêm bao phủ đều được miêu tả bao quát. Trên cái nền hùng vĩ ấy của thiên nhiên điểm xuyết hình ảnh con người, nhưng con người không hề bé nhỏ, lạc lõng mà là đoàn người ra khơi, vẻ oai hùng ngang hàng với năm châu bốn bể. Cảnh ra khơi huy hoàng, con người chinh phục thiên nhiên gây ấn tượng mạnh cho người đọc ngay từ đầu tác phẩm.

Cảnh tượng đặc sắc, ngạo ở khổ đầu còn được tiếp tục lặp lại ở khổ thứ ba, miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi nay đã trở về thắng lợi.

“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Hình ảnh “câu hát căng buồm với gió khơi” lặp lại ở khổ thơ đầu, khúc hát hào hùng từ khi bắt đầu cuộc đi biển tới khi đoàn thuyền trở về, câu hát vui vẻ, phấn chấn tiếp thêm sức mạnh cho những người dân chài đối diện với gian khó. m hưởng ngân vang của bài ca thắng lợi, khi đi là những câu hát mang niềm kỳ vọng, khát khao về một buổi ra khơi thành công, khi về là khúc hát, là lời reo hò mừng vui khôn xiết cho những thành quả lao động đã gặt hái được. Và một lần nữa, hình ảnh mặt trời lại xuất hiện trong câu thơ, nhưng thay vì là “mặt trời xuống biển” thì ở đây là “mặt trời đội biển”, mặt trời lên, một ngày mới, một sức sống mãnh liệt mới. Sau một đêm lao động vất vả, lênh đênh ngoài biển khơi, giờ đây, những người dân chài được đền đáp không chỉ bằng lưới cá đầy khoang mà còn là ánh bình minh rực rỡ, ánh sáng mang lại sự sung túc ấm no. “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”, biểu tượng của sự no đủ. Cá được mùa, mặt trời ấm áp, báo hiệu một cuộc sống không phải chật vật cơm áo gạo tiền. Có lẽ, đối với người lao động chân tay thuần túy, không có gì quý giá hơn sóng yên biển lặng, tay lưới trĩu nặng vì cá tôm. Người dân chài giống như những tráng sĩ trở về với chiến công hiển hách, vang dội, nhấn mạnh nét đẹp lao động, nét đẹp của những cơ bắp dạn dày gió sương và những đôi tay khéo léo làm việc không quản gian nan.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 141, 142, 143

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ phải kể đến câu thơ “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Được ví như nhãn tự của tác phẩm, Huy Cận nâng tầm con người lên với tầm của vũ trụ. Quả cầu lửa của nhân loại, mặt trời lộng lẫy chói chang, giờ đây, đoàn thuyền với những người lao động cũng có thể sánh ngang với mặt trời. Trải dài từ đầu đến cuối bài thơ là giọng điệu tự hào, trân trọng những con người cống hiến, làm việc và sinh sống giữa thiên nhiên xoay vần, biến chuyển không ngừng nhưng không hề xuất hiện sự bé nhỏ, sợ hãi. Tư thế của những người dân vạn chài luôn hướng về cuộc sống mới, nơi có ánh sáng rạng rỡ, “chạy đua cùng mặt trời”. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn dồi dào năng lượng, cũng giống như đất nước và con người Việt Nam, chìm trong chiến tranh, đạn bom loạn lạc, nhưng khi tổ quốc bước vào thời kì xây dựng, người dân vẫn luôn sẵn sàng tiên phong, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Với lời thơ dứt khoát, mạnh mẽ cùng âm hưởng bản anh hùng ca, hình ảnh thơ lặp lại, tương xứng ở khổ đầu và khổ cuối, tác giả đã mang đến một nức họa với những khối màu vừa hài hòa, giao thoa vừa đối lập, tương phản. Đặc sắc nghệ thuật của hai khổ thơ chính là ở chỗ, dùng những hình ảnh cũ nhưng nội dung lại nói về cái mới, tạo nên sự hô ứng giữa không gian và thời gian. Không gian tuần hoàn, thời gian ngày đêm lặp vòng cũng giống như những người lao động luôn làm việc hăng say, hết mình cho sự nghiệp lớn lao của dân tộc.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 6

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ đầu và cuối của bài.

Bài thơ ra đời trong thời điểm miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn đầu dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt toàn bài thơ là âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, nếu như trước cách mạng, thiên nhiên vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông, vô cùng vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc thì ở bài này, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt gần gũi với con người, mạnh mẽ và đầy tự tin trong tư thế của một vị chủ nhân của biển cả.

Ở khổ thơ đầu tiên, ta đã bắt gặp hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển xanh, cả không gian vũ trụ như nhuốm một màu đỏ rực rỡ và huy hoàng. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả “mặt trời xuống biển” (trong khi biển nước ta là biển đông – một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn “xuống biển”?

Khi ánh sáng của mặt trời dần lịm tắt, màn đêm từ từ buông xuống: “Sóng đã cài then đêm sập cửa”. Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình. Như vậy, nhờ sự khéo léo tài tình biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong hai câu thơ mở đầu, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn và mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên vũ trụ với con người đang khao khát chinh phục làm chủ biển khơi.

Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ. Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát. Đây là một hình ảnh bay bổng thể hiện sự tưởng tượng liên tưởng độc đáo của tác giả. Bên cạnh đó, tiếng hát đã bộc lộ niềm lạc quan, phấn khởi, nhiệt tình của lao động của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp.

Sau một đêm đánh cá vất vả đoàn thuyền lại trở về vào lúc bình minh:

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

Câu thơ “câu hát căng buồm” với gió khơi, gần như nguyên vẹn câu thơ trong khổ đầu tiên. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên. Tiếng hát biểu hiện cho niềm vui của những người đánh cá khi được hưởng thành quả rực rỡ sau một đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên hùng tráng khi đoàn thuyền đang rẽ sóng trở về. Nhà thơ nhân hóa “đoàn thuyền” đang “chạy đua cùng mặt trời, chạy đua cùng thời gian. Hai tiếng “chạy đua” cho ta thấy những người đan chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế của họ vẫn mạnh mẽ. Huy Cận đã nâng cao người lên tầm vóc vũ trụ rộng lớn. Con người thật xứng đáng với tầm vóc chủ nhân biển cả, vẫn muốn dành thời gian để lao động, để cống hiến.

“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù. Đặc biệt câu thơ cuối cùng gợi ra hình ảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau trở về, chiếc nào trên khoang cũng đầy ắp cá. Ánh mặt trời chiếu vào mắt cá khiến cho mỗi mắt cá như một mặt trời nhỏ, lấp lánh. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt. Đó là một hình ảnh đầy sáng tạo và lãng mạn.

Bài thơ có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Bằng bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã sáng tạo ra những hình ảnh đẹp bất ngờ, dào dạt chất thơ.

“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận thực sự là một bức tranh lao động hoành tráng, tràn ngập ánh sáng, sắc màu và sức sống mãnh liệt. Bài thơ là khúc ca ca ngợi biển cả giàu đẹp và ca ngợi những người dân chài trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa do đảng và Bác Hồ chỉ đường dẫn lối.

Phân tích khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 7

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thể thống nhất, cảm xúc phát triển theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thúc.Thời điểm khác với mọi hành động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc bình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển thì khổ thơ mở đầu là khúc hát ra khơi và khổ kết là khúc khải hoàn trở về sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.

Mở đầu bài thơ là khúc hát lên đường của người lao động trên biển cả.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Hai câu thơ mở đầu khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng hình ảnh đẹp tráng lệ. Nghệ thuật nhân hóa so sánh của thiên nhiên trên biển. Biển lúc hoàng hôn tưởng tượng như một ngôi nhà lớn có động tác như con người. ” Tắt lửa, cài then, sập cửa” màn đêm như tấm cửa sập xuống. Đóng lại một ngày nghỉ ngơi nhưng đó lại là lúc dân chài ra khơi cất tiếng hát căng buồm xuôi gió khơi. Cái khí thế bắt đầu của lao động thật hào hứng, phấn khởi của con người. Hình ảnh cánh buồm gió khơi và câu hát tạo ra khung cảnh vừa thực vừa lãng mạn, tâm tư con người gửi gắm trong câu hát: Phấn khởi, mê say với công việc hi vọng và tự hào về sự giàu đẹp của biển quê hương.

Lúc ra khơi đầy hứng khởi và lúc trở về đầy tôm cá, khí thế niềm vui càng lo hơn.

“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Nếu khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như hòn lửa thì lúc trở về bình minh mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài. Đoàn thuyền lúc này cá đầy khoang, gương buồm chạy đua cùng mặt trời, hình ảnh thật rực rỡ, tráng lệ, khúc hát trở về là khúc ca khải hoàn của người lao động, vẫn khí thế như lúc ra đi hồ hởi, phấn khởi trong niềm vui chiến thắng. Khổ thơ sử dụng nhiều thư phát nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh đẹp tráng lệ tạo lên bức tranh trên biển đẹp hào hùng. Đặc biệt là tiếng hát ngân nga suốt bài thơ. Mỏ đầu và kết thúc đó là tiếng hát lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lao động.

Hai khổ thơ đầu và cuối được đánh giá đặc sắc nhất trong bài thơ có sự đối lập về hình ảnh thời gian, không gian và có thể coi là một chu trình khép kín hành trình của ngư dân lao động trên biển. Niềm vui khí thế phấn khởi không chỉ người lao động và đó cũng là niềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lớn của thiên nhiên đất trời.

Cảm nhận khổ đầu và khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới với những vần thơ sầu vũ trụ, nhưng sau cách mạng Huy Cận ấm áp hơi thở cuộc sống. Trong đó, bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá là bài thơ mang âm điệu ngọt ngào niềm vui và sự say mê của con người lao động. Và phải chăng đó cũng chính là niềm vui của tác giả. Có đọc bài thơ, ta mới cảm nhận sâu sắc điều đó và hẳn rằng hình ảnh mặt trời sẽ chạm khắc trong tâm hồn ta.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Khổ thơ đầu của bài thơ đã gây ấn tượng cho người đọc bởi chất thơ chất lãng mạn theo nhịp điệu tiếng sóng vỗ. Chao ôi, hãy lắng tai nghe âm hưởng của bài ca lao động khỏe khoắn vang lên từ xa. Trông kìa, mặt trời đang xuống biển, cảnh hoàng hôn hiện lên thật đẹp. Với biện pháp so sánh ” mặt trời” được ví như “hòn lửa” cùng biện pháp nhân hóa đặc sắc ” Sóng đã cài then, đêm sập cửa.” miêu tả cảnh về đêm thật kỳ vĩ tráng lệ, mặt trời đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông buông xuống. Không xe lạnh mà ngược lại ta còn thấy ấm áp biết nhường nào. Phải chăng bầu trời và mặt biển bao la là ngôi nhà vũ trụ trong khoảng khắc phủ bóng tối mịt mùng. Dường như lúc đất trời đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc con người bắt đầu một ngày lao động mới, đó là ra khơi đánh cá. Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà cả đoàn thuyền một sức mạnh của cuộc đời đổi thay, chữ ” lại” trong ý thơ” lại ra khơi” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, nề nếp, khúc hát lên đường vang động, gió biển thổi mạnh, cánh buồn càng gió. Nghệ thuật liên tưởng kết hợp với hình ảnh ẩn dụ thể hiện một hiện thực đó là niềm vui là khí thế phơi phới mạnh mẽ lạc quan của dân chài trên biển.

Một lần nữa hãy nghe tiếng hát âm vang ở trên biển khơi đang dội vào:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Đến đây, câu hát đã theo hết hành trình của người dân chài, cấu trúc lặp đoạn đầu cuối đã làm vang lên niềm vui lao động làm giàu đẹp cho quê hương, con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Con thuyền nuốt sóng như chạy đua cùng thời gian, giành lấy thời gian để nhanh chóng về bến. Hình ảnh mặt trời lại hiện lên làm cho ” Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” muôn ngàn mắt cá lấp lánh, ý thơ phảng phất không khí thần thoại anh hùng ca lao động đó là niềm vui cho niềm vinh quang của người lao động khi gặt hái thành công.

Như vậy, chỉ với khổ thơ đầu và khổ thơ cuối đã tạo nên một kết cấu bài thơ vô cùng đặc sắc. Tiếng hát say mê niềm vui như đang làm rung động sợi dây tình cảm của ta, và đây cũng chính là cái tài cái khéo của Huy Cận khi làm thơ.

Cảm nhận khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận (1919 – 2005) là nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trước cách mạng, thơ Huy Cận hướng về thiên nhiên vũ trụ với những nét buồn man mác, sau cách mạng thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trước cách mạng với một hồn thơ dạt dào cảm xúc. Tiêu biểu là bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Hạ Long, Quảng Ninh. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở khổ 1 và khổ 2 của bài.

Cảm hứng trữ tình của bài thơ được diễn tả theo mạch thời gian. Hoàng hôn, đêm trăng, bình minh, mỗi một cảnh trong từng khổ thơ mang ý nghĩa như một biểu tượng, một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước. Cuộc sống cần lao của nhân dân lao động đang nở hoa.

Đến với khổ thơ đầu là cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khơi đánh cá, trước hết cảnh biển vào đêm được khắc họa bằng đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật điêu luyện của nhà thơ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Hình ảnh “mặt trời xuống biển” được so sánh với “hòn lửa” đỏ rực, cách so sánh này làm cho hoàng hôn trên biển trở lên rực rỡ tráng lệ và ấm áp, chứ không ảm đạm hắt hiu như thơ cổ, sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống” sóng đã cài then đêm sập cửa” câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa gợi cảm xúc vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ còn là những con sóng là chiếc then cài của ngôi nhà vĩ đại. Thiên nhiên vũ trụ đang chìm vào đêm yên tĩnh và lặng lẽ, đồng thời phép nhân hóa còn gợi lên sự gần gũi giữa tự nhiên và con người lao động: con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân yêu của mình, đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của vũ trụ, con người lại bắt đầu công việc của mình:

Tham khảo thêm:   Mẫu 01(i)/DT-QLDA: Mẫu bảng tính chi phí quản lý dự án Mẫu 01(i)/DT-QLDA theo Thông tư 72/2017/TT-BTC

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”

Ở đây không phải là từng chiếc riêng lẻ mà là cả đoàn thuyền- sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay, “lại ra khơi” diễn tả nhịp lao động của dân chài đã ổn định vào nề nếp trong hòa bình.

Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe lạ, chân thực vừa lãng mạn bay bổng, sự gắn kết của 3 sự vật “cánh buồm, gió khơi, câu hát” của người dân đánh cá. Câu hát thể hiện niềm vui, sự phấn chấn và niềm tin tưởng vào chuyến ra khơi thắng lợi.

Sang khổ thơ thứ hai nói rõ về câu hát để làm nổi bật nét tâm hồn của người dân chài, tiếng hát cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn.

“Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”

Trong niềm vui hân hoan lao động, cảnh vật biển, cảnh quan biển dường như đều phát sóng, họ cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, bởi “rừng vàng, biển bạc” trong câu thơ thứ nhất từ ” bạc” là một định ngữ nghệ thuật có ý nghĩa số lượng cá nhiều và phải tạo lên sự giàu có quý giá của biển cả. Cái giàu ấy còn được cụ thể hóa ở câu thơ thứ hai với hình ảnh so sánh “cá thu” với “đoàn thoi” đã được tác giả xây dựng trên một liên tưởng thực tế cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Từ đó ta mới hiểu được hai câu thơ sau là những nhân hóa vô cùng tinh tế của Huy Cận. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, “đến dệt lưới ta” từ “ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh. Tuy nhiên, với người dân miền biển lúc này chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi nên ra khơi đánh cá họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, niềm mong ước ấy phản ánh tấm biển, khổ thơ mang âm hưởng ngọt ngào vang xa, của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạn của tâm hồn, kết hợp với những hình ảnh sáng tạo đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng, bao thú vị về vẻ đẹp của thơ ca viết về lao động.

Tóm lại với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới, qua đây đã khơi gợi trong lòng người đọc chúng ta sự trân trọng con người lao động mới từ đó hãy góp sức xây dựng đất nước ngày càng thêm giàu đẹp.

Cảm nhận khổ đầu và cuối Đoàn thuyền đánh cá

Huy cận là một trong số những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ” sáng tác 1958 khi miền Bắc đi lên xây dựng cách mạng xã hội với khí thế làm ăn tập thể sôi nổi hào hứng và cũng chính lúc ấy hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống với người dân và đất nước. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của con người lao động mới trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với hồn thơ tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và nhạy cảm. Huy cận đã vẽ lên trước mắt chúng ta một khung cảnh hoàng hôn trên biển thật kì vĩ, tráng lệ, với hình ảnh những con người lao động mới trong thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi

Những người ngư dân ra khơi trong hoàn cảnh đặc biệt hoàng hôn xuống, vũ trụ đi vào nghỉ ngơi thì họ lại bắt tay vào công việc lao động đánh cá trên biển.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hình ảnh thơ đẹp tráng lệ các biện pháp tu từ so sánh nhân hóa. Cảnh hoàng hôn trên biển đẹp, kỳ vĩ, tráng lệ. Vũ trụ đã đến giờ nghỉ ngơi yên tĩnh những đợt sóng dừng ngang trên mặt biển như những chiếc then cài còn cánh cửa là màn đêm sập xuống.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Đây không phải là chiếc thuyền bé tiểu tiêu trong thơ Nguyễn Khuyến cũng không phải là chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã trong thơ tế hành mà là cả một đoàn thuyền hùng dũng ra khơi

Người ngư dân bắt đầu một công việc lao động mới trên biển công việc chinh phục biển khơi đó là khí thế lao động tập thể đầy tự tin, phấn khởi của người dân miền Bắc trong những năm tháng ấy.

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Hình ảnh ẩn dụ cho thấy chỉ có gió mới làm căn phòng cánh buồm phải chăng nhà thơ như muốn nói những người dân chài hào hứng hân hoan ra khơi trong niềm vui câu hát.

Hình ảnh người lao động trong thời điểm đoàn thuyền đánh cá trở về

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Câu hát căng buồm được lập lại ở khổ cuối làm cho bài thơ có cấu trúc trọn vẹn hơn đó là niềm vui bội thu. Khi bình minh lên mặt chơi lóe sáng cũng là lúc hoàn tất công việc trở về với những khoang cá nặng đầy mà vẫn phơi phới chạy đua cùng mặt trời tầm vóc lớn lao phi thường của người lao động vừa thực vừa hào hứng. Hình ảnh thơ phản ánh một thói quen lâu đời của người dân là đưa cá về bến trước lúc trời sáng. Hoàng hôn xuống biển thuyền đi thu đêm đánh cá trở về Bình minh.

Với hình ảnh nhân hóa ẩn dụ đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, mặt trời đội biển nói lên vẻ đẹp của người chinh phục thiên nhiên đã hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế làm chủ. Họ lao động bằng niềm tin niềm lạc quan của mình. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Là sự liên tưởng về tương lai tươi sáng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc đang đón chờ người dân.

Với thể thơ tự do, giọng thơ bay bổng trí tưởng tượng phong phú. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa liệt kê và liên tưởng tưởng tượng. Vì thế bài thơ được coi là khúc tráng ca của người lao động vì sự giàu đẹp của quê hương, đất nước.

Suy nghĩ về hình ảnh mặt trời trong khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh “mặt trời” như “hòn lửa” thật đặc sắc. Không gian được mặt trời tô điểm, trời chiều ngấn bể rực đỏ một màu như lửa cháy. “Mặt trời” nhúng nước, tô điểm cho màu nước, đây là khoảnh khắc huy hoàng của biển khơi. Mặt trời là chủ nhân của vũ trụ,”sóng” – chủ nhân của biển khơi và “đêm” – chủ nhân của thời gian đã buông màn, cài cửa nghỉ ngơi sau một ngày lao động. Điều đó chứng tỏ ngày đã sang, đêm đã hết, vạn vật đã đi nghỉ… Đối lập với thiên nhiên là hoạt động của con người, con người bắt đầu một hành trình ra khơi đánh cá. Huy Cận đã dùng nghệ thuật miêu tả gợi hình ảnh đoàn thuyền vui tươi tấp nập, đoàn kết. Đoàn thuyền ấy đã nhiều lần chinh phục biển khơi, công việc với họ là thường nhật. Đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát, tiếng hát hòa vào gió, tiếng hát nâng cánh gió, tiếng hát căng cánh buồm vượt sóng ra khơi.

Lúc ra khơi câu hát căng buồm đón gió, lướt sóng; lúc trở về con thuyền đầy cá, nhịp chuyển động chậm chạp hơn. Lúc này tiếng hát vẫn hòa vào gió mang thêm vị mặn mòi của biển, của gió khơi cùng người dân chài đưa con người cập bến. Trong bất kì cảnh lao động nào ta cũng thấy tiếng hát được cất lên, điều đó chứng tỏ niềm hăng say, tình yêu lao động của người dân trở về. Đoàn thuyền trở về được nhân hóa, cả con thuyền và mặt trời cùng chạy đua theo thời gian:

”Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Ngày mới đem ánh sáng rực rỡ huy hoàng chiếu khắp không gian trời biển, xua đi màn đêm đen tối. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi đã gợi lên sự sống ấm no, hạnh phúc của những người dân lao động đang say mê công việc lao động cống hiến.

Phân tích khổ thơ 1 và 7 của Đoàn thuyền đánh cá

Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?

(Mai sau)

Trước cách mạng tháng tám, thơ Huy Cận thường u sầu ảo não. Nhưng từ khi cách mạng tháng tám thành công đã tiếp thêm cho thơ ông một luồng sinh khí mới, những trang thơ dạt dào niềm vui khi viết về cuộc sống mới, con người mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm như thế. Nó đã ghi lại cuộc hành trình đẹp đẽ của đoàn thuyền: ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá lúc trăng lên và trở về lúc bình minh. Nhưng có lẽ khung cảnh đẹp đẽ và hùng vĩ nhất là lúc đoàn thuyền được thể hiện rõ trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
…………………………………..
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Cả bài thơ là một khúc ca, nhưng đó không chỉ là khúc ca lao động mà còn là tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca biển cả giàu đẹp của quê hương. Thật vậy, thiên nhiên trong bài thơ đẹp như một bức tranh sơn mài lóng lánh một sắc màu rực rỡ, cảnh biển trời được giới thiệu một cách tài tình, sống động:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Bằng mắt quan sát tỉ mỉ và tâm hồn thơ, tác giả đã tả cảnh chiều tà trên mặt biển thật đẹp, thật nên thơ. Thời gian bắt đầu công việc đánh cá được nhà thơ giới thiệu thật rõ ràng, đó là buổi hoàng hôn, khi ông mặt trời đã chuyển sang màu đỏ như hòn lửa và dần dần chìm xuống lòng đại dương , nhường lại không gian cho đêm đen. Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. So sánh “mặt trời” buổi chiều tà trên mặt biển với “hòn lửa” khổng lồ ấm nóng, thật kỳ vĩ . Nhân hóa “sóng “ “cài then” và “đêm sập cửa” , sóng như những cái then cài cửa màn đêm và màn đêm là cánh cửa khổng lồ,ta thấy rõ thời gian đang trôi, từ cảnh chạng vạng lúc hoàng hôn, màn đêm đã bắt đầu buông xuống. Kết thúc một ngày. Đất trời, vũ trụ như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.Nghệ thuật nhân hoá và so sánh được sử dụng thật tài tình .Đọc hai câu thơ, ta cứ tưởng là vũ trụ đã vào thời khắc nghỉ ngơi. Không đâu, vũ trụ hay thiên nhiên vẫn đang chuyển động không ngừng Những động từ “cài”, “sập” được sử dụng thật tài tình. Cái tài tình của tác giả còn thể hiện ở chỗ “song”, “đêm” là những sự vật vốn vô hình lại bỗng trở thành một cái hữu hình. Trái ngược với đó là hình ảnh của đoàn thuyền đánh cá.

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Con người và đất trời như đối lập nhau về hành động khiến ta càng thấy được khí thế và nhiệt tình lao động của con người. Lao động đánh cá trên biển trong đêm là một công việc nặng nhọc và đầy nguy hiểm, thế mà đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát. Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân ào xuống đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả. Tiếng hát tràn ngập không gian bao la, tiếng hát vang lên trong tâm tư người đánh cá, trong niềm say mê sự giàu đẹp của biển cả quê hương:

Tiếng hát căng buồm cùng gió khơi.

Gió căng buồm chứ đâu phải câu hát ? Hình ảnh “câu hát căng buồm” – cánh buồm căng gió ra khơi- là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực tạo khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.

Thiên nhiên đã trở thành người bạn đồng hành với con người lao động. Vẫn mang nét tráng lệ, kì vĩ nhưng khác với hình ảnh mặt trời hoàng hôn ở phần đầu bài thơ, hình ảnh mặt trời ở phần cuối bài thơ lại là linh hồn của buổi bình minh và đồng hiện cùng với sự cập bến đầy tốt lành của đoàn thuyền đánh cá.

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

So sánh với khổ thơ thứ nhất, trình tự sắp xếp sự vật trong khổ thơ này có sự thay đổi: Vẫn dùng bút pháp lãng mạn, tác giả lặp lại ý thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của người ngư dân hòa trong gió, thổi căng cánh buồm lạc quan ra khỏi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ặp cá trồ về trong khúc khải hoàn. Hình ảnh đoàn thuyền được nói đến trước, hình ảnh mặt trời được nói đến sau, đối lập với khổ thơ đầu “mặt trời xuống biển” là điều chú ý trước thời điểm đoàn thuyền ra khơi. Trong khổ cuối đoàn thuyền trở về như nắm hiệu đánh thức vũ trụ được nói đến trước để từ đáy biển “mặt trời đội biển nhô màu mới”.Tuy nhiên cảnh tượng sau một đêm lao động khẩn trương và thắng lợi giờ đã trở nên náo nức, sinh động hơn.

“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

Hình ảnh trong thơ rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Mặt trời như từ đáy biển sâu, đội biển mà mọc lên rồi cùng đoàn thuyền đi tới. Thuyền đi trước mặt trời theo sau, thuyền chạy đến đâu mặt trời soi theo đến đấy. Điều này cũng phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển, “Mặt trời đội biển nhô màu mới”, một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh,của người . Khổ thơ thể hiện một khung cảnh lao động đầy khí thế của con người, khung cảnh của cuộc sống mới trong ánh sáng mới rực rỡ.Không gian hùng vĩ đoàn thuyền đầy ắp cá một mối liên tưởng chợt đến với nhà thơ: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Vì sao “mắt cá huy hoàng”? Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng. Trong màu hồng rạng rỡ ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá, bao nhiêu mắt cá từ có bấy nhiêu vầng mặt trời nhỏ đang tỏa sáng niềm vui. Trí tưởng tượng của nhà thơ chợt mở rộng mênh mông biển bao la, đâu đâu cũng náo nức những đoàn thuyền trở về. Cả không gian rực rỡ ánh mặt trời cả đất trời xôn xao tiếng gió và tiếng hát.

Bài thơ có rất nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Mỗi khổ gồm bốn câu như thơ tứ tuyệt nghiêm trang, chặt chẽ với cách gieo vần biến hóa. Nhịp điệu, nhạc điệu lúc sôi nổi, lúc ngân nga say sưa lâng lâng … Nhưng bao trùm và chi phối tất cả vẫn là bút pháp lãng mạn của một trí tưởng tượng dồi dào trong việc xây dựng những hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo, đầy sức gợi cảm. Về mặt nghệ thuật đây là một thành một thành công nổi bật của thơ ca hiện đại Việt Nam.

“Đoàn thuyền đánh cá” hiện ra trước mắt chúng ta là một bài thơ lấp lánh trăng đêm, ánh mai hồng, một bản nhạc trầm bổng với âm điệu nhẹ nhàng thanh thoát, một bức tranh về quê hương hùng vĩ, ca ngợi những con người cần cù, gan góc ngày đêm làm giàu cho đất nước. Tất cả những điều đó được phản ánh bằng ngòi bút tài hoa lãng mạn, rung động dạt dào trước biển trời tự do, hòa bình và trước viễn ảnh tươi đẹp của thời kỳ xây dựng kinh tế.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 4 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *