Bạn đang xem bài viết ✅ Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi để có định hướng ôn tập hiệu quả.

Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 được biên soạn theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cấu trúc đề thi bao gồm đề minh họa, bảng năng lực, cấp độ tư duy kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào để ôn luyện kiến thức thật tốt. Vậy sau đây là nội dung chi tiết cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 và 2025 mời các bạn cùng theo dõi.

1. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn

2. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn

Căn cứ theo đề tham khảo môn Ngữ văn năm 2023 Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản vẫn giữ đúng cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi như đề thi chính thức môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Tham khảo thêm:   Thông tư 01/2013/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT quốc gia/thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.

1.1. Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Phần Đọc hiểu: Dữ liệu đọc hiểu là một đoạn trích nằm ngoài (hoặc nằm trong) sách giáo khoa. Học sinh sẽ phải sử dụng kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ, phân tích, kiến thức ngữ pháp để giải quyết.

1.2. Phần II: Làm văn (7 điểm)

Phần II gồm 2 câu: Câu 1 (2 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội – giới hạn dung lượng khoảng 200 chữ, câu 2 (5 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học – không giới hạn dung lượng.

  • Phần Nghị luận xã hội: Nội dung nghị luận xoay quay các vấn đề trong xã hội hoặc một tư tưởng, quan niệm đạo lý, yêu cầu học sinh vận dụng cách thức làm một bài văn nghị luận xã hội.
  • Phần Nghị luận văn học: Nội dung nằm trong các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 12. Phần liên hệ mở rộng luôn có sự kết nối với nội dung phân tích.

-> Về nội dung, đề thi không có sự thay đổi giữa các năm nhưng vẫn nằm trong khối lượng kết thức như thế. Không có sự khác biệt.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ (20 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

=> Như vậy, đối với môn Ngữ Văn, cả về cấu trúc và nội dung kiến thức đều không có sự thay đổi nào khác so với cấu trúc và nội dung kiến thức của những năm trước.

3. Gợi ý ôn thi THPT Quốc gia môn Văn hiệu quả

2.1. Đối với phần đọc hiểu

Các em cần xem lại toàn bộ các kiến thức về phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, đặc điểm đặc trưng của các thể thơ (còn gọi là “luật thơ”)… để có thể vận dụng trả lời các dạng câu hỏi đọc hiểu. Ngoài ra cần tham khảo thêm đề thi của Bộ GD&ĐT các năm trước, đề thi thử của các trường THPT chuyên và các trường nổi tiếng khác để rèn luyện, củng cố kĩ năng xử lí dạng bài một cách hiệu quả và khoa học.

2.2. Đối với nghị luận xã hội

Để làm bài được hiệu quả nhất, ngoài việc rèn kĩ năng viết các em cần phải đọc thêm các thông tin về văn hóa – xã hội để mở rộng vùng hiểu biết của mình; đồng thời đó cũng là cách để trau dồi vốn từ.

2.3. Đối với phần nghị luận văn học

Các em cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. Sau khi có kiến thức nền tảng, cần vận dụng để rèn luyện kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận văn học. Trên cơ sở đó các em vừa ôn lại kiến thức vững chắc, vừa có kĩ năng xử lý thành thạo các dạng bài nghị luận văn học.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

2.4. Cần phân bổ thời gian hợp lí

– Một phần quan trọng nữa là chúng ta cần phân bố thời gian hợp lý để làm bài. Thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Phần đọc hiểu, chúng ta cần dành khoảng 15 đến 20 phút để làm; câu 1 phần Làm văn cần dùng 20 đến 25 phút và còn lại câu nghị luận văn học nên dành cho 80 phút. Phân bố thời gian hợp lý cũng là một trong những bí quyết để có một bài làm tốt!

– Cần có kế hoạch tự ôn tập khoa học và thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác. Xác định mục tiêu của mình, học đúng trọng tâm và chất lượng. Tăng cường luyện tập các dạng bài: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *