Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 2023 sẽ là nguồn tư liệu hữu ích không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 12.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Sử tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm xoay quanh kiến thức. Thông qua đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Sử các bạn sẽ chủ động và luyện tập một cách thành thạo nhất. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiếtĐề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử 2023, mời các bạn cùng đón đọc.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Sử 2023
BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. HỘI NGHỊ IANTA (02-1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC
1. Hoàn cảnh: 4 → 11 – 02 – 1945, nguyên thủ của ba cường quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới.
2. Nội dung:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
3. Ý nghĩa: Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”.
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC
1. Hoàn cảnh
- 25 – 4 → 26 – 6 – 1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua Hiến chương thành lập Liên hợp quốc.
- 24 – 10 – 1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích hoạt động: Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
4. Cơ cấu tổ chức
- Đại hội đồng.
- Hội đồng Bảo an: Chịu trách nhiệm chính về hoà bình và an ninh thế giới, thông qua năm nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc).
- Ban Thư ký.
- Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác, trụ sở đặt tại New York.
- Các tổ chức Liên hợp quốc có ở Việt Nam: WHO, FAO, IMF, ILO, ICAO, UNESCO…
5. Vai trò
- Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế.
- Thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá… giữa các nước thành viên.
III. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP (giảm tải)
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 4 đến 11-2-1945. B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945.
C. Từ ngày 2 đến 12-4-1945. D. Từ ngày 4 đến 12-4-1945.
Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại đâu?
A. Oasinhtơn (Mĩ) . B. Ianta (Liên Xô).
C. Pốtxđam (Đức). D. Luân Đôn (Anh).
Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?
A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Năm nước Ủ viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. 30. B. 40. C. 45. D. 50.
Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầ đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?
A. Ban Thư kí. B. Đại hội đồng. C . Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng Quản thác.
Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).
C. Hội nghị Pốtxđam (Đức). D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).
Câu 10. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hội Quốc liên . B. Liên minh vì tiến bộ.
C. Đệ nhị Quốc tế. D. Khối Đồng minh chống phát xít.
BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1. Liên xô
a. Công cuộc khôi phục kinh tế
* Hoàn cảnh: Sau chiến tranh chống phát xít, Liên Xô phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị tàn phá.
* Thành tựu
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
- Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, so với mức trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
- Công nghiệp: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ… đi đầu trong CN vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
- Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình hằng năm là 16%.
- Khoa học – kỹ thuật: Năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất; Năm 1961 phóng con tàu đưa nhà vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.
- Xã hội: Cơ cấu xã hội biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động, trình độ học vấn của người dân được nâng cao.
- Chính trị: Tương đối ổn định
- Đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế; Làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
2. Các nước Đông Âu
a. Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Trong những năm 1944 – 1945, các nước DCND Đông Âu lần lượt được thành lập.
- Trong những năm 1945 – 1949, các nước DCND Đông Âu hoàn thành cải, củng cố chính quyền DCND.
b. Công cuộc xây dựng CHXH ở các nước Đông Âu
- Hoàn cảnh: Nhiều khó khăn, thử thách
- Thành tựu: Trở thành các nước công – nông nghiệp.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu
a, Quan hệ kinh tế – khoa học kĩ thuật
- Sự hình thành: Tháng 01 – 1949, Lxô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tuơng trợ kinh tế (SEV).
- Mục tiêu: tăng cường sự hợp tác giữa các nước XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, kĩ thuật, thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên.
- Vai trò: Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy tiến bộ về kinh tế kĩ thuật, …
b, Quan hệ chính trị – quân sự
- Sự hình thành: 5 – 1955, Lxô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vacsava.
- Mục tiêu: Thành lâp liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự giữa các nước XHCN.
- Vai trò: góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo thế cân bằng “hai cực”.
II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991 (Hướng dẫn HS đọc thêm SGk – giảm tải)
1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
III. LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
- Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Về kinh tế: Từ năm 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Từ năm 1996 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi: Năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5 %; năm 2000 lên đến 9%.
- Về chính trị: Tháng 12 – 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
- Về đối nội, tình trạng tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécxnia.
- Về đối ngoại: Một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…)
- Từ năm 2000, V. Putin lên làm Tổng thống, nuớc Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị đối ngoại, vị thế quốc tế đuợc nâng cao.
- Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, việc giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin ba vòng quanh trái đất.
Câu 2. Từ 1950 đến nữa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại nào?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN.
C. Đối đầu với các nước Tây Âu.
D. Bảo vệ hoà bình thế giới.
Câu 3. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. ngả về phương Tây
B. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Tây Âu.
C. phát triển quan hệ với các nước châu Á.
D. thực hiện chính sách hòa bình.
Câu 4. Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian
A. 5 năm.
B. 4 năm 3 tháng.
C. 4 năm 8 tháng.
D. 4 năm 9 tháng.
Câu 5. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực
A. công nghiệp nhẹ.
B. công nghiệp nặng.
C. công nghiệp vũ trụ.
D. sản xuất nông nghiệp.
Câu 6. Năm 1949, liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dưới đâ ?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D. Phóng thành công tàu vũ trụ ba vòng quanh trái đất.
Câu 7. Sản xuất nông nghiệp của Liên Xô năm 1950 đã
A. đứng thứ hai thế giới.
B. gấp đôi mức trước chiến tranh thế giới.
C. đạt mức trước chiến tranh thế giới thứ hai.
D. tăng 73% so với trước Chiến tranh TG thứ hai.
Câu 8. Thể chế chính trị của Liên bang Nga là
A. Cộng hòa.
B. Cộng hòa liên bang.
C. Quân chủ Lập hiến.
D. Liên bang xã hội chủ nghĩa.
Câu 9. Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950
– 1973?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới .
C. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
Câu 10. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?
A. Phá thế độc quyền vũ khí ngu ên tử của Mĩ.
B. Làm giảm uy tín của Mĩ trên trường thế giới.
C. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược toàn cầu.
D. làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô.
……….
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2023 Ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.