Bạn đang xem bài viết ✅ Sinh học 11 Ôn tập chủ đề 1 Giải Sinh 11 Cánh diều trang 73, 74 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 73, 74.

Soạn Sinh học 11 Cánh diều trang 73, 74 giúp các em học sinh hiểu được toàn bộ kiến thức về quang hợp ở thực vật, hô hấp ở thực vật, động vật … để học thật tốt chủ đề 1 Sinh 11. Đồng thời biết cách trả lời các câu hỏi trang 74 Sinh 11 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 1 Cánh diều trang 74 mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải bài tập Ôn tập chủ đề 1 trang 74

Câu hỏi 1 trang 74

Em hãy giải thích vì sao không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ.

Gợi ý đáp án

Không nên để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ vì: Hoa tươi vẫn duy trì quá trình hô hấp (lấy O2 và thải CO2), làm giảm hàm lượng O2 và tăng hàm lượng CO2 trong phòng ngủ đặc biệt là phòng ngủ đóng kín cửa. Điều này sẽ gây ngạt khí, ảnh hưởng đến tính mạng cho người ngủ trong phòng.

Câu hỏi 2 trang 74

Biện pháp bảo quản nông sản nào đúng trong các biện pháp sau? Giải thích.

A. Giữ rau củ trong ngăn mát của tủ lạnh.

B. Ngâm rau củ trong nước.

C. Giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không.

Gợi ý đáp án

A. Đúng. Nhiệt độ thấp trong ngăn mát của tủ lạnh làm giảm tốc độ hô hấp tế bào trong rau củ, nhờ đó, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản rau củ.

Tham khảo thêm:   Bài dự thi Nét đẹp thầy trò 2022 Cuộc thi viết "Nét đẹp thầy trò" từ lớp 1-5

B. Sai. Khi ngâm rau củ trong nước vừa không làm giảm tốc độ hô hấp tế bào trong rau củ, vừa tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân hủy của vi sinh vật dẫn đến rau củ bị thối hỏng nhanh chóng.

C. Đúng. Hàm lượng nước thấp trong hạt sau khi phơi khô kết hợp với việc không có O2 trong môi trường hút chân không sẽ làm giảm tốc độ hô hấp tế bào của hạt về mức tối thiểu, nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản hạt.

Câu hỏi 3 trang 74

Các biện pháp chăm sóc cây trồng sau đây đúng hay sai? Giải thích.

A. Tưới đều nước cả vào rễ, thân và lá.

B. Tưới nước vào buổi trưa khi trời đang nóng.

C. Cắt tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây.

D. Tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày.

E. Xới xáo giữ cho đất tơi xốp.

Gợi ý đáp án

A. Sai. Cây trên cạn chủ yếu hấp thụ nước qua rễ, đồng thời, tưới nước lên lá cây có thể gây úng lá nên để tưới nước đúng cách chỉ cần tưới đều xung quanh rễ cây là đủ.

B. Sai. Không nên tưới nước vào buổi trưa khi trời đang nóng vì: Khi trời đang nóng, khí khổng của lá khép lại tránh thoát hơi nước quá mức, làm hạn chế quá trình hấp thụ nước và muối khoáng của cây nên việc tưới nước không mang lại hiệu quả mong muốn. Đồng thời, tưới nước vào buổi trưa sẽ làm đất bốc hơi nóng và những giợt nước đọng trên lá trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng khiến lá bị đốt nóng, gây hại cho cây.

C. Đúng. Việc cắt tỉa các cành nhỏ ở phía gốc cây sẽ giúp cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi các cành phía trên, nhờ đó, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, bền bỉ, cho năng suất cao hơn.

D. Sai. Việc tưới đẫm nước duy nhất một lần trong ngày có thể gây úng cục bộ cho cây trồng khiến việc hấp thụ nước và khoáng của cây trồng bị hạn chế, gây hậu quả xấu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 5 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3

E. Đúng. Xới xáo giữ cho đất tơi xốp sẽ giúp cho đất thoáng khí, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ nước và muối khoáng của cây, đồng thời, hạn chế sự mất nitrogen (dạng mà cây có khả năng hấp thụ được) của đất. Kết quả sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Câu hỏi 4 trang 74

Hãy giải thích vì sao sau khi ăn không nên vận động mạnh.

Gợi ý đáp án

Sau khi ăn không nên vận động mạnh vì:

– Nếu vận động mạnh sau khi ăn thì lượng máu đáng lẽ sẽ phải dồn tới cơ quan tiêu hóa để đáp ứng cho hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ bị giảm bớt xuống cơ bắp để đáp ứng cho hoạt động vận động. Điều này làm cho hiệu quả tiêu hóa thức ăn bị giảm xuống.

– Ngoài ra, sau khi ăn, dạ dày chứa nhiều thức ăn và nước, nếu hoạt động mạnh, dạ dày bị lắc dữ dội, làm kéo căng màng vị tràng, rất dễ gây ra đau bụng.

Câu hỏi 5 trang 74

Bảng dưới đây thể hiện một số thay đổi của cơ thể một người khỏe mạnh, bình thường khi hoạt động mạnh so với khi nghỉ ngơi. Hãy giải thích những thay đổi đó.

Gợi ý đáp án

– Nhịp tim khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: Khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục, dẫn đến hàm lượng O2 trong máu giảm (do hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (do hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim đảm bảo cho sự vận chuyển khí kịp thời.

– Nhịp hô hấp khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng khiến nhu cầu cung cấp O2 và đào thải CO2 của cơ thể tăng lên. Kết quả dẫn đến nhịp hô hấp tăng để đảm bảo sự lưu thông khí ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.

Tham khảo thêm:   Thông tư 30/2021/TT-BYT Kiểm soát chất lượng trong quá trình pha chế thuốc tại bệnh viện

– Tốc độ tạo nước tiểu khi hoạt động mạnh thấp hơn khi nghỉ ngơi vì: Khi hoạt động mạnh, lượng máu tới cơ xương được tăng cường còn lượng máu tới hệ bài tiết (thận) giảm dẫn đến tốc độ lọc máu tạo nước tiểu giảm. Đồng thời, khi hoạt động mạnh, cơ thể mất nhiều nước do toát mồ hôi, do đó, để đảm bảo cân bằng áp suất thẩu thấu máu, hoạt động tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận được tăng cường. Kết quả là tốc độ tạo nước tiểu sẽ giảm.

Câu hỏi 6 trang 74

Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

A. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

B. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.

C. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.

D. Vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao.

Gợi ý đáp án

A. Sai.

B. Đúng.

C. Đúng.

D. Đúng.

Câu hỏi 7 trang 74

Những phát biểu dưới đây về các phản ứng sinh lí có thể xảy ra với cơ thể người khi ăn mặn (ăn nhiều muối) liên tục trong thời gian dài.

(1) Nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.

(2) Huyết áp cao hơn bình thường.

(3) Nồng độ hormone aldosterone trong máu cao hơn bình thường.

(4) Nồng độ renin trong máu thấp hơn bình thường.

Hãy cho biết trong bốn phát biểu trên, những phát biểu nào đúng? Giải thích.

Gợi ý đáp án

(1) Đúng.

(2) Đúng.

(3) Sai.

(4) Đúng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Ôn tập chủ đề 1 Giải Sinh 11 Cánh diều trang 73, 74 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *