Bạn đang xem bài viết ✅ Các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT Quốc gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT Quốc gia 2023 là tài liệu học tập vô cùng hữu ích, tổng hợp các dạng đề giúp các bạn học sinh có định hướng ôn tập đạt hiệu quả cao.

Khi học và ôn thi môn Ngữ văn muốn hiệu quả, các bạn học sinh cần đặt ra cho mình những mục tiêu, và từ đó xác định phương pháp học tập thích hợp. Việc tham khảo đề thi trước, và năng tìm tòi tài liệu, học hỏi là một trong những cách làm rất hiệu quả. Vậy dưới đây là TOP 8 Dạng đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Văn.

Dạng 1: So sánh hai tác phẩm văn học

1. Mở bài

Mở bài mặc dù không phải là phần ăn điểm nhiều nhất trong cả bài văn nghị luận văn học, nhưng lại là phần gây ấn tượng lớn nhất với người chấm điểm. Chính vì vậy, teen cần đầu tư phần mở bài sao cho thật hấp dẫn, gợi mở. Lưu ý là trong dạng bài so sánh hai tác phẩm văn học, bạn cần giới thiệu được hai tác phẩm cần so sánh và đặt ra vấn đề sẽ so sánh giữa hai tác phẩm.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Vè chim (trang 39) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 - Tuần 23

2. Thân bài

Trong tất cả các bài văn nghị luận văn học dạng so sánh hai tác phẩm, teen cần bảo đảm đủ các ý sau trong phần thân bài:

  • Bước 1: Giới thiệu đầy đủ hoàn cảnh sáng tác, tác giả, nội dung khái quát và đặc sắc của hai tác phẩm văn học được yêu cầu đưa ra so sánh
  • Bước 2: Nêu ra điểm chung giữa hai tác phẩm về đề tài, nội dung, đặc sắc nghệ thuật và điểm chung về phong cách sáng tác của hai tác giả
  • Bước 3: Phân tích lần lượt hai tác phẩm
  • Bước 4: So sánh để đưa ra những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm
  • Bước 5: Kết luận những điểm chung, điểm riêng giữa hai tác phẩm

Một điều mà teen cần lưu ý khi so sánh hai tác phẩm trong bài văn nghị luận văn học đó là phải thường xuyên kết hợp phân tích và lấy dẫn chứng từ tác phẩm để tăng tính thuyết phục. Muốn làm được điều này, bạn cần phải học thuộc lòng những dẫn chứng quan trọng.

3. Kết bài

Cuối bài văn nghị luận văn học dạng so sánh hai tác phẩm, teen cần tóm lược, tổng kết lại những vấn đề đã phân tích, đồng thời đưa ra những ý kiến, nhận định của cá nhân về hai tác phẩm.

Dạng 2: Bàn luận về một ý kiến, nhận định văn học

Để làm được một bài văn nghị luận văn học dạng này về một ý kiến cần chú ý những vấn đề sau:

  • Ý kiến, nhận định trong đề bài là đánh giá trên phương diện nào? Nội dung, nghệ thuật của cả bài văn nhay một chi tiết trong bài?
  • Ý kiến, nhận định đưa ra là đúng hay sai?
  • Tìm những chi tiết trong tác phẩm để làm rõ và nổi bật ý kiến, nhận định nếu ý kiến, nhận định đó đúng. Tìm những chi tiết trong tác phẩm để bác bỏ ý kiến, nhận định của đề bài nếu nó là ý kiến, nhận định sai (thường gặp là dạng ý kiến, nhận định của đề bài là đúng)
  • Bám sát vào ý kiến, nhận định mà đề bài đưa ra để phân tích, bàn luận. Tránh chăm chú phân tích tràn lan nội dung của cả bài mà không liên hệ tới tác phẩm rồi ý kiến, nhận định của đề.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 2: Lesson 1 Unit 2 trang 32 Explore Our World (Cánh diều)

Cụ thể về cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học dạng bàn luận về một ý kiến, nhận định văn học, teen có thể tham khảo thêm dưới đây:

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu tổng quát nhận định

2. Thân bài

  • Bước 1: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính khái quát của tác phẩm, tác giả. Từ đó nêu ra ý kiến, nhận định của đề bài.
  • Bước 2: Giải thích chi tiết về nội dung của ý kiến, nhận định.
  • Bước 3: Chứng minh – phân tích ý kiến, nhận định mà đề bài đã đưa ra. Teen cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận văn học dạng này không nên đi sâu phân tích những chi tiết không liên quan đến nhận định. Nên tập trung phân tích các chi tiết trong tác phẩm có liên quan đến ý kiến, nhận định. Kết thúc mỗi luận điểm nên nhắc lại ý kiến, nhận định.
  • Bước 4: Bình luận cá nhân, làm nổi bật sự đánh giá, quan điểm của bản thân về ý kiến, nhận định của đề.

3. Kết bài

Tóm lược, tổng kết lại vấn đề. Khẳng định sự đúng, sai của ý kiến, nhận đinh.

Dạng 3: Nghị luận (phân tích/cảm nhận) đoạn thơ, đoạn văn

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
……
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… ”

Dạng 4: Nghị luận (phân tích/cảm nhận) đoạn trích

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ , khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài viết :

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Tham khảo thêm:   Quyết định số 2116/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2004 - 2011

Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.

Dạng 5: Nghị luận về một tình huống truyện

Có ý kiến cho rằng “ Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Dạng 6: Nghị luận (phân tích/cảm nhận) nhân vật trong tác phẩm

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Dạng 7: Nghị luận hai ý kiến bàn về văn học.

Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

(Câu 3.a. Đề thi ĐH năm 2013 – Khối C)

Dạng 8: Đề tích hợp nghị luận xã hội

Phân tích, cảm nhận về tác phẩm, sau đó liên hệ thực thế. Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

Nhà thơ Vũ Quần Phương từng viết:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới bể.

Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về dòng sông và những bài học cuộc đời rút ra từ đó?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT Quốc gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *