Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Bình Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Bình, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng ngày 7/6, các thí sinh Quảng Bình thi môn Ngữ văn, Tiếng Anh.

Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Bình 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều ngày 7/6, các em thi nốt môn Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 – 2024 Quảng Bình

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: Lục bát

Câu 2. Các từ láy có trong đoạn trích: ngẩn ngơ, líu ríu

Câu 3. Tác dụng của các biện phá tu từ nhân hóa:

  • Tăng sức gợi hình, gợi tử cho cảnh vật, giúp hình ảnh được miêu tả sinh động như con người => Thổi hồn vào thiên nhiên.
  • Qua câu thơ cũng cho thấy sự tinh tế, óc quan sát tưởng tượng phong phú của tác giả, từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết.

Câu 4. Học sinh tự đưa ra nhận xét của bản thân

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu quê hương.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Bàn luận vấn đề

a. Giải thích

Tình yêu quê hương đất nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

Tham khảo thêm:   Biên bản kiểm phiếu xếp loại đảng bộ bộ phận Mẫu biên bản kiểm phiếu xếp loại đảng bộ bộ phận

b. Phân tích

Ý nghĩa của tình yêu quê hương đất nước:

– Là một tình yêu lớn lao, giúp cộng đồng gắn kết, hòa nhập với nhau. Cũng từ đó, loại bỏ những ích kỉ của bản thân, giúp cho những giá trị đạo lý truyền thống của dân tộc ngày càng vững, giúp cho đất nước ngày càng phát triển, hưng thịnh.

– Tình yêu quê hương đất nước là một tình yêu lớn lao, và cũng là một ý tưởng lớn lao. Tình yêu quê hương đất nước không chỉ lớn lao mà còn vô cùng ý nghĩa, tình yêu ấy chính là yêu lấy chính những gì thuộc về quê hương mình, dù xấu dù đẹp, và đặc biệt nếu không có tình yêu quê hương đất nước thì không có ai sẵn sàng đứng lên hy sinh tính mạng (ví dụ như những người lính can đảm và dũng cảm).

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

e. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết thúc vấn đề

Khái quát lại vấn đề nghị luận; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm, tác giả

– Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân" Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử từ 1/4 đến 30/4

+ Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

II. Thân bài

a) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

– “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

– Có tư tưởng tốt đẹp.

– Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

– Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

* Người phụ nữ thủy chung

– Khi chồng ở nhà

– Khi tiễn chồng ra trận

– Những ngày tháng xa chồng

– Khi bị nghi oan

– Khi sống dưới thủy cung

* Người con dâu hiếu thảo

– Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).

– Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

– Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

– Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

– Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”

b) Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương

– Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

– Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

– Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

– Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

– Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

– Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 (Có ma trận + đáp án)

* Nhận xét về nghệ thuật

– Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật…

– Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay

III. Kết bài:

– Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn

– Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Bình năm 2023 – 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi 7/6/2023
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Phong Nha máy kết ngẩn ngơ
Chim kêu líu ríu, nắng lùa gương soi
Sông Son dài lụa ngang trời
Bay qua vạn thuở, xa vời muôn sau
Không gian ai tạc nên lầu
Thời gian ai bắc nhịp cầu tinh khôi
Hoa quên tàn, lá quên rơi
Cung sương từng giọt đàn trôi lòng hồ

(Trích Động Phong Nha, Hoàng Vũ Thuật, theo Tài liệu GD địa phương lớp 9, NXB Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ sau:

Phong Nha mây kết ngẩn ngơ
Chim kêu líu ríu, nắng lùa gương soi

Nhận xét ngắn gọn về tình cảm, thái độ của tác giả đối với cảnh đẹp quê hương được thể hiện qua đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu quê hương.

Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Bình năm 2023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Quảng Bình Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *