Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu Soạn văn 8: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, sẽ được Wikihoc.com giới thiệu với những kiến thức hữu ích.

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Sơ đồ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Trước khi đọc

Câu 1. Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Tuyển chọn người tài cho đất nước.

Câu 2. Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Tuyên dương, tôn vinh những người có thành tích tốt.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Bài thơ gồm có ba phần:

  • Phần 1: Hai câu thơ đầu: giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu
  • Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo: cảnh trường thi trong thực tế
  • Phần 3. Hai câu thơ còn lại: thái độ, tâm trạng của nhà thơ

Câu 2. Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

– “Nhà nước ba năm mở một khoa”: ba năm có một khoa thi thi Hương

Tham khảo thêm:   Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Soạn Địa 12 trang 111

– Điều khác thường:

  • “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
  • Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.

=> Hai câu đề cho thấy sự thối nát, suy tàn của chế độ thi cử ở nước ta thế kỉ XIX.

Câu 3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

– Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”.

Tác dụng: nhấn mạnh vào vẻ nhếch nhác của các sĩ tử và cách nói năng ra oai của đám quan trường, đồng thời tạo hiệu ứng gây cười khi những nhân tài trong một kì thi quan trọng của quốc gia lại trông thật kém cỏi, nhếch nhác, thảm hại.

Câu 4. Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Phép đối: “lôi thôi – ậm ọe”, “sĩ tử – quan trường”, “vai đeo lọ – miệng thét loa”

Tác dụng: khắc họa cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ; cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Tham khảo thêm:   Phim cổ trang Hàn Quốc - Người Yêu Dấu

Câu 5. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đâm?

  • Quan sứ: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến” cho thấy sự đón tiếp trọng thể
  • Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương.
  • Nghệ thuật đối “lọng – váy, trời – đất, quan sứ – mụ đầm” nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác, tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn.

Câu 6. Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

– Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng: quan trường, sĩ tử, những người tài giỏi trong xã hội bấy giờ, mọi người Việt có lương tri biết trăn trở trước cảnh ngộ của dân tộc.

– Thái độ của tác giả: xót xa, đau đớn cho vận mệnh của đất nước.

Câu 7. Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

– Nhân vật ấn tượng nhất: mụ đầm

– Từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười, nhốn nháo của chốn quan trường.

Tham khảo thêm:   200 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi Ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm về đội thiếu niên tiền phong

Câu 8. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Cảm hứng chủ đạo là phê phán hiện thực nhốn nháo, nhố nhăng của sĩ tử và quan trường; bộc lộ tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Gợi ý:

Trong bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, Tú Xương đã xây dựng nhiều chi tiết trào phúng. Nhưng tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết khắc họa hình ảnh sĩ tử và quan trường. “Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” – những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.

Xem thêm: Phân tích 1 chi tiết có tính chất trào phúng trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *