BàiSoạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 86, với những kiến thức vô cùng hữu ích về bài học.
Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài cho môn Ngữ văn.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86
Câu 1. Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:
a. ngắn và cụt lủn
b. cao và lêu nghêu
c. lên tiếng và cao giọng
d. chậm rãi và chậm chạp
Gợi ý:
– Các từ ngắn, cao, lên tiếng, chậm rãi mang sắc thái trung tính
– Các từ cụt lủn, lêu nghêu, cao giọng, chậm chạp mang sắc thái châm biếm, chê bai.
– Ví dụ:
- Chiếc áo của Khoa khá ngắn/Chiếc áo của Khoa cụt lủn.
- Dáng người của Hoàng khá cao/Dáng người của Hoàng thật lêu nghêu.
- Họ lên tiếng đòi lại công bằng/Họ dám cao giọng với tôi.
- Cô ấy bước đi chậm rãi/ Chú rùa bước đi thật chậm chạp.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tại vạ về sau?
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
a. Tìm trong đoạn trích năm từ Hán Việt và giải nghĩa các từ đó.
b. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.
Gợi ý:
a.
- loạn lạc: lộn xộn, không còn có trật tự, an ninh do có loạn
- gian nan: khó khăn, vất vả
- tể phụ: bậc quan triều đình, giúp vua trị nước
- giả hiệu: chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa
- tai vạ: điều không may lớn phải gánh chịu một cách oan uổng
b.
- Chúng ta sinh ra trong thời buổi loạn lạc.
- Hoàng phải trải qua nhiều gian nan mới gặp được mẹ.
- Các tể phụ đang họp bàn việc nước.
- Anh ta chỉ giả hiệu để làm việc xấu.
- Cậu Hai gặp phải tai vạ trên đường về.
Câu 3. Theo em, các từ in đậm trong từng nhóm câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
a. – Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
– Anh ấy có mội thân hình to lớn , săn chắc.
- – Không thể thống kê chính xác số người chết trong nạn đói năm 1945.
– Người chiến sĩ ấy đã hi sinh trong một trận chiến ó biên giới phía Bắc.
– Cụ tôi đã mất cách đây năm năm.
Gợi ý:
Các từ in đậm không thay thế được cho nhau. Vì mặc dù các từ có chung một nét nghĩa nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau, nên được sử dụng trong từng ngữ cảnh khác nhau.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:
– Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ , em ta không nên sao nhãng phận làm con.
Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.
(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)
a. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.
b. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?
Gợi ý:
a.
- phu nhân: thê tử, bà xã
- đế vương: vua chúa, hoàng đế
- thiên hạ: thế gian
- nội thị: người hầu
b. Việc sử dụng các từ ngữ in đậm đem lại sắc thái trang trọng cho lời văn, phù hợp ngữ cảnh.
* Bài tập ôn luyện
Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau: cố nhân, thiên thư, sơn thủy, mục đồng, nhật kí, minh nguyệt.
Đáp án:
– cố nhân: người xưa, người cũ.
– thiên thư: sách trời
– sơn thủy: non nước
– mục đồng: trẻ chăn trâu
– nhật kí: ghi chép hằng ngày
– minh nguyệt: trăng sáng
Câu 2. Viết một đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt.
Đáp án:
Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết, có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ Hán Việt: biểu tượng, đồng chí
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 86 sách Kết nối tri thức tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.