Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (3 Mẫu) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu bao gồm 3 mẫu chi tiết và ngắn gọn. Qua dàn ý tính dân tộc trong Việt Bắc các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc giúp chúng ta cảm nhận được nhiều phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: yêu nước, tương thân tương ái, đoàn kết, lạc quan, thủy chung son sắt; thấy được bản sắc văn hóa dân tộc mình. Vậy dưới đây là 3 dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc, mời các bạn theo dõi.

Dàn ý tính dân tộc trong Việt Bắc

A. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Tính dân tộc trong thơ.

B. Thân bài

1. Giới thiệu ngắn gọn về vị trí văn học sử của bài thơ và đặc điểm phong cách ngệ thuật thơ Tố Hữu: Việt Bắc là 1 đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu. Bài thơ đã kết tinh được tính dân tộc đậm đà – một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.

2. Trình bày vắn tắt về những phương diện biểu hiện tình dân tộc trong bài Việt Bắc của Tố Hữu kèm dẫn chứng:

a) Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung

– Đề tài chia tay giàu tính dân tộc: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xui và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.

– Chủ đề đậm đà tính dân tộc:

  • Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược… thêm trường các khu …).
  • Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc … Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.

b) Tính dân tộc biểu hiện trong các hình thức nghệ thuật

  • Sử dụng thành công thể thơ lục bác vừa cổ điển, vừa dân dã, vừa hiện đại (Mình có nhớ những ngày … Tân trào hồng thái …).
  • Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (Tiêu biểu đại từ ta mình).
  • Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết (đại từ ta – mình, điệp ngữ mình đi / mình về, các tiểu đối, hệ thống từ láy: tha thiết, bâng khuân,…) đánh giá chung: Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung trữ tình tới nghệ thuật trữ tình. Vì thế, bài thơ dễ dàng tạo được tiếng nói đồng ý, đồng tình của người đọc.
Tham khảo thêm:   Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên Biểu mẫu doanh nghiệp

C. Kết bài

Cảm nghĩ của người đọc

Lập dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc

A. Mở bài:

– Nói đôi nét về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông.

– Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc.

B. Thân bài:

Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét về thơ ca của Tố Hữu.

1. Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc

– Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đến nay. Mà những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

– Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. Về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.

2. Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu

– Tố Hữu là người sử dụng một cách điêu luyện các thể thơ dân tộc.

+ Thể loại lục bát được tác giả sử dụng thành công và được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu. Trong cuộc đời cầm bút của mình, Tố Hữu đã có nhiều bài lục bát xuất sắc như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú, Bài ca quê hương.

+ Tố Hữu còn sử dụng thuần thục ngoài lục bát còn có thể song thất lục bát. Bài thơ dài Ba mươi năm đời ta có Đảng làm người đọc nhớ đến những câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca.

+ Tố Hữu còn sử dụng thành công các thể thơ bảy chữ và bốn chữ như: Bác ơi! Theo chân Bác hoặc Lượm, Voi.

– Tố Hữu là người có biệt tài trong việc sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

+ Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

+ Trong thơ Tố Hữu, ta thường gặp những hình ảnh bình dị, ấm áp tình đời:

Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

hoặc:

Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+ Nhiều khi, tác giả Tố Hữu như đã tạo ra được nhiều câu thơ đẹp lộng lẫy như những áng thơ cổ điển (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du). Nếu nói hơi thở của văn học dân gian đậm nét sẽ khiến thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển thì chất bác học của thơ cổ điển đã góp phần tạo nên sự sang trọng cho những câu thơ:

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 chương I Câu hỏi trắc nghiệm lớp 8 môn Hóa học

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

– Âm điệu thơ

+ Có thể dễ dàng nhận thấy thơ Tố Hữu đầy nhạc. Đó vừa là nhạc của thơ, vừa là nhạc của cõi lòng:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

+ Thơ Tố Hữu sáng tạo trong việc ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ

+ Lại có khi, Tố Hữu tạo nhạc bằng cách gieo vần, sử dụng từ láy:

Nỗi niềm chi rứa Huế ai
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

+ Đọc thơ Tố Hữu, ta thường nghe giọng Huế ngọt ngào. Đây là điều mà Hoài Thanh đã nhận ra sớm nhất khi ông khẳng định thơ Tố Hữu là tiếng thơ đầy “tình thương mến”:

Huế ai, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi

C. Kết luận

– Không có một nhà văn, nhà thơ đích thực nào lại từ bỏ đi quá khứ, từ bỏ truyền thông văn hóa của dân tộc vì từ bỏ văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là từ bỏ nguồn sữa quý báu nuôi dưỡng hồn thơ mình. Như nhà thơ Hen-rich Hai-nơ đã có lần nói rất hay rằng, nếu nhà thơ xa rời hiện thực thì anh ta sẽ “lơ lửng trên không” tựa như Thần An-tê bị nhấc khỏi thần Mẹ Đất. Và cũng có thể nói về số phận nhà thơ như thế nếu từ bỏ truyền thống văn học quý báu của ông cha.

– Trên con đường sáng tạo nghệ thuật thì người nghệ sĩ luôn luôn được ví von với hình ảnh con ong cần mẫn vậy. Tố Hữu cũng đã tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và việc tiếp thư truyền thống còn gắn liền với sự sáng tạo không mệt mỏi. Chế Lan Viên cho rằng, Tố Hữu đã khéo léo kết hợp được “cái hơi dân tộc” với “màu sắc hiện đại” để tạo nên sự kết tinh mới cho thơ ông. Và có thể nói tính dân tộc đã tạo lên một Tố Hữu thành công.

Dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc

1. Mở bài:

– Giới thiệu về vị trí của Tố Hữu trong dòng thơ ca cách mạng.

– Nêu vấn đề: Một trong những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà. Bài thơ “Việt Bắc” là một minh chứng tiêu biểu cho tính dân tộc của hồn thơ Tố Hữu.

2. Thân bài:

* Giải thích khái niệm “tính dân tộc” trong văn học:

Tính dân tộc là sự thể hiện những đặc điểm mang tính truyền thông của cuộc sống và phẩm chất tâm hồn dân tộc. Tính dân tộc thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Tham khảo thêm:   Thông tư 77/2017/TT-BTC Thay đổi thời điểm chốt số liệu Báo cáo tài chính

* Phân tích tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”:

+ Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Đề cập đến đề tài chiến tranh, bài thơ “Việt Bắc” hướng cảm xúc đến nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.

+ Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Thơ lục bát kết hợp giọng cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ từ truyền thống tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc. Bài thơ sử dụng cách nói “mình – ta” và lối đối đáp của ca dao dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mên, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.

+ Về ngôn ngữ: Bài thơ sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại. Bài thơ có sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ, giọng điệu, tạo nên hiệu quả biểu đạt cao. Chất thơ mang đậm sắc màu núi rừng và cuộc sống của những người dân Việt Bắc.

+ Nhạc điệu: thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Phát huy tiếng nhạc phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn, một thứ nhạc tâm tình mà ờ bề sâu của nó là điệu cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc. Giai điệu thơ vừa ngọt ngào sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó thủy chung, vừa sôi động hào hùng thể hiện cuộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc, vừa tha thiết thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu…

=> Nhận xét, đánh giá:

+ Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của bài thơ “Việt Bắc” trong thơ ca dân tộc: Bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh.

+ Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: Sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và ấn tượng thơ của ông.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của bản thân về bài thơ “Việt Bắc”, đặc biệt là sự thể hiện tính dân tộc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (3 Mẫu) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *