Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl Giải bài tập Hóa 11 trang 122, 123, 124, 125, … 131 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoá 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131.

Soạn Hóa 11 Cánh diều Bài 18 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11Hợp chất carbonyl Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải bài tập Hóa 11 Cánh diều trang 131

Bài 1

Công thức cấu tạo của acetone là

A. CH3COCH2CH3.

B. CH3CH2COCH2CH3.

C. CH3COCH3.

D. CH3CHO.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: C

Acetone: CH3COCH3.

Bài 2

Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là

Tham khảo thêm:   Tờ khai đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Ban hành theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP

A. ethanal.

B. acetone.

C. propan – 1 – ol.

D. propan – 2 – ol.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

CH3COCH3overset{LiAlH_{4} }{rightarrow} CH3CH(OH)CH3.

Bài 3

Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế các aldehyde có cùng công thức C5H10O.

Gợi ý đáp án

Các aldehyde có cùng công thức C5H10O:

CH3CH2CH2CH2CHO: pentanal.

Bài 4

Viết công thức cấu tạo của các chất carbonyl có công thức phân tử là C3H6O. Trình bày tối thiểu hai phương pháp hoá học để phân biệt các chất đó. Lập sơ đồ (hoặc bảng), ghi rõ hiện tượng và viết các phương trình hoá học để giải thích.

Gợi ý đáp án

Công thức cấu tạo của các chất carbonyl có công thức phân tử C3H6O là:

CH3CH2CHO: propanal.

CH3COCH3: propanone.

Cách 1: Phân biệt propanal và propanone bằng thuốc thử Tollens:

Chất

CH3CH2CHO

CH3COCH3

Hiện tượng với thuốc thử Tollens

Kết tủa bạc

Không hiện tượng

Phương trình hoá học:

CH3CH2CHO + 2[Ag(NH3)2OH] overset{t^{o} }{rightarrow} CH3CH2COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.

Cách 2: Phân biệt propanal và propanone bằng thuốc thử Cu(OH)2/OH-.

Chất

CH3CH2CHO

CH3COCH3

Hiện tượng với thuốc thử Cu(OH)2/OH

Kết tủa đỏ gạch

Không hiện tượng

Phương trình hoá học:

CH3CH2CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH overset{t^{o} }{rightarrow} CH3CH2COONa + Cu2O + 3H2O.

Bài 5

Hợp chất hữu cơ X được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được X chứa 62,07%C; 10,34%H; còn lại là O. Trên phổ MS của X, người ta thấy có peak ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 58. Trên phổ IR của X có một peak trong vùng 1 670 – 1740 cm-1. Chất X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch. Xác định công thức cấu tạo của X.

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 11: Rèn luyện theo định hướng nghề Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 Cánh diều trang 79

Gợi ý đáp án

%O = 100% – 62,07% – 10,34% = 27,59%.

Đặt công thức chung của X là: CxHyOz, ta có:

= 5,1725 : 10,34 : 1,724 = 3 : 6 : 1.

Công thức đơn giản nhất của X là C3H6O và công thức phân tử của X có dạng: (C3H6O)n.

Peak ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 58 cho thấy X có phân tử khối bằng 58.

⇒ 58n = 1 ⇒ n = 1.

Vậy công thức phân tử của X là: C3H6O.

Trên phổ IR của X có một peak trong vùng 1 670 – 1740 cm-1 nên X là hợp chất carbonyl.

Chất X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch nên X là ketone.

Công thức cấu tạo của X là: CH3COCH3.

Bài 6

Cho ba chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức phân tử là C3H6O. Chất A có mạch carbon và có phản ứng tráng bạc; chất B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng iodoform; chất C làm mất màu nước bromine. Khi hydrogen hoá C rồi oxi hoá sản phẩm thì được A. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C theo danh pháp thay thế.

Gợi ý đáp án

Công thức cấu tạo của:

(A): CH3CH2CHO: propanal.

(B): CH3COCH3: propanone.

(C): CH2 = CH – CH2 – OH: prop – 2 – ene – 1 – ol.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl Giải bài tập Hóa 11 trang 122, 123, 124, 125, … 131 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Bài tập ôn hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức Ôn tập hè lớp 2 lên 3

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *