Giáo án lớp 4 sách Cánh diều mang tới những tiết soạn mẫu, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2023 – 2024 dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức cho thầy cô.
Giáo án điện tử lớp 4 sách KNTT gồm 11 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tin học, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí, thầy cô sẽ chuẩn bị thật tốt cho năm học 2023 – 2024 sắp tới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí về tham khảo:
Lưu ý: Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật giáo án đủ bộ cả năm!
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG TIỂU HỌC………
GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT – TIẾT ĐỌC
Bài 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT
Bài đọc 3: BA NÀNG CÔNG CHÚA (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học này, học sinh sẽ:
1. Phát triển các năng lực đặc thù:
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các đoạn văn của bài. Hiểu được bài văn: Ca ngợi tài năng và lòng yêu nước của ba nàng công chúa.
- Thể hiện được giọng đọc nhẹ nhàng, từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của câu chuyện, với nội dung ca ngợi tài năng và lòng yêu nước của ba nàng công chúa.
1.2. Phát triển năng lực văn học:
- Bước đầu nêu được cảm nhận của bản thân về tài năng của ba nàng công chúa.
- Có ý thức trong học tập, để đạt được những thành tích mong muốn.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Phát triển năng lực (NL) giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm); NL tự chủ và tự học (trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu).
- Bồi dưỡng phẩm chất (PC) nhân ái (yêu nước, yêu nghề), chăm chỉ (kiên trì, quyết tâm trong công việc).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 4, tập một, Vở bài tập Tiếng Việt 4, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức dạy học: hoạt động độc lập, hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: a. Mục tiêu: – HS ôn lại kiến thức của bài đọc đã học. – Đọc bài trôi chảy, trả lời được câu hỏi. b. Cách tiến hành: – GV cho HS ôn lại Bài đọc 2:Nhà bác học của đồng ruộng. + Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng của ông Lương Định Của. + Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào? + Theo em, nhờ đâu ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy? – GV nhận xét giọng đọc và câu trả lời của học sinh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾNTHỨC: Hoạt động 1: Đọc thành tiếng: a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Đọc được bài Ba nàng công chúa với giọng đọc nhẹ nhàng, từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của câu chuyện, với nội dung ca ngợi tài năng của 3 nàng công chúa. – Giải nghĩa được những từ ngữ khó. – Có ý thức đọc phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn lộn. b. Cách tiến hành: – GV đọc mẫu cho HS bài Ba nàng công chúa. – GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó: + Khoát tay: giơ tay, đưa mạnh về một hướng để ra hiệu, tỏ thái độ.. + Mảnh mai: dáng người thanh nhỏ, có vẻ yếu ớt nhưng ưa nhìn. + Dân vũ: nhạc của điệu múa dân gian. + lam lũ: vất vả, cực nhọc. – Bài đọc có thể chia làm mấy đoạn? – GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: Đọc nối tiếp đoạn. + GV gọi 5 HS bất kì đọc bài, từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. + GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. => GDHS: đọc đúng từ ngữ, ngắt nghỉ hơi phù hợp. – GV tổ chức HS đọc nối tiếp 5 đoạn. – GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét. – GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc: Khoát tay, sửng sốt. Hoạt động 2: Đọc hiểu: a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi tìm hiểu bài. – Hiểu được nội dung của bài đọc Ba nàng công chúa b. Cách tiến hành: – GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi: + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa + Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận? + Ba nàng công chúa đã trổ tài như thế nào để dẹp yên quân giặc? + Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì? – GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi trong bài. Câu 1:Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa. Câu 2: Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận? Câu 3: Ba nàng công chúa đã trổ tài như thế nào để dẹp yên quân giặc? Câu 4:Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì? – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu nội dung bài nói về điều gì? + GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). => GDHS: Mạnh dạn thể hiện năng khiếu của bản thân. – GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH: Hoạt động: Đọc diễn cảm đoạn 3. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc diễn cảm đoạn 2+ đoạn 3 với giọng đọc phù hợp. b. Cách tiến hành: – GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 +3 với giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện được tài năng của công chúa cả và công chúa út. – Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. – GV nhận xét HS đọc bài, tuyên dương, khích lệ HS. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM: Hoạt động: Thảo luận nhóm đôi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện cách trao đổi, thảo luận với bạn. Đồng thời, tiếp tục phát triển kĩ năng nêu ý kiến của mình. b. Cách tiến hành – GV nêu câu hỏi thảo luận: Em học tập được điều gì ở ba nàng công chúa? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. – GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS. => GDHS: Có ý thức trong học tập, để đạt được những thành tích mong muốn. – GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt. – Xem và chuẩn bị bài: Nói và nghe: Em đọc sách báo. |
– HS đọc bài và trả lời câu hỏi. – HS đọc bài và trả lời câu hỏi. + Nhận xét câu trả lời của bạn. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. – HS cùng GV giải nghĩa từ khó. – HS trả lời: chia làm 5 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn). – HS luyện đọc theo hướng dẫn. – HS đọc nối tiếp bài đọc trước lớp. – HS đọc bài theo nhóm. – HS đại diện nhóm đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét. – HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có). – HS đọc tiếp nối câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. – HS thảo luận theo nhóm 4. + HS đại diện nhóm trả lời các câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung. –Ba nàng công chúa xin vua cha cho ra trận, lẳng lặng từ biệt cha. – Vì các cô con gái mảnh mai sẽ không làm được gì. – Công chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo. Công chúa út kể chuyện cho lính giặc nghe khiến binh lính giặc muốn trở về quê hương, công chúa hai vẽ đoàn ngựa và lương thực cho quân giặc. – Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ ba nàng công chúa, tuy họ mảnh khảnh không đủ sức để chiến đấu, nhưng mỗi người đều có những ưu điểm riêng. Qua đó cũng cho ta thấy, việc bảo vệ Tổ quốc không chỉ của riêng ai, và mỗi người đều có những cách đóng góp khác nhau cho đất nước. –Ca ngợi tài năng và lòng yêu nước của ba nàng công chúa. – HS trả lời: – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS thi đọc. – HS lắng nghe. – HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình. – HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, thực hiện. |
V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy Toán lớp 4 sách Cánh diều
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán
Bài 15: GIÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài này, HS đạt được yêu cầu sau:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút.
- Vận dụng được đơn vị vào thực tế cuộc sống.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Tạo cơ hội cho HS phát triển các năng lực toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp và NL giải quyết vấn đề.
- Biết chăm chỉ học tập nghiêm túc.
- Biết quý trọng thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kế hoạch bài dạy; SGK Toán tập 1; Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
- HS: SGK, VBT tập 1, ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Hoạt động khởi động
1. – HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học. Nêu mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với kg.
– HS lên bảng ôn lại cách thực hiện đổi đơn vị đo thời gian và chia sẻ cách thực hiện.
Ví dụ: 4 tạ 5 kg = …kg
8 tấn 150 kg = …kg
2. HS quan sát tranh (trong SGK/37 hoặc trên máy chiếu) trả lời câu hỏi “Còn bao nhiêu giây nữa nhỉ?”.
– HS trả lời + GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài: Ở lớp 3 ta đã học các đơn vị đo thời gian là năm, tháng, tuần cho đến ngày, giờ, phút. Hôm nay các em sẽ học đơn vị bé hơn tất cả các đơn vị trên đó là giây.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Giáo viên dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ và phút:
* GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
- Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền thì hết bao nhiêu giờ? (1 giờ)
- Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền thì hết bao nhiêu phút? (1 phút)
* Vậy 1 giờ bằng bao nhiêu phút? Cho HS nhắc lại 1 giờ = 60 phút.
2. GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu:
- Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút, tức là 60 giây.
- GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây, 60 giây = 1 phút (vài em đọc lại)
GV có thể sử dụng đồng hồ gõ nhịp để giúp HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống, hay thời gian HS di chuyển từ chỗ ngồi đến bàn GV,…
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1
– Yêu cầu HS dùng bút chì nối từng cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian. Sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
(Có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” chia HS thành 2 đội mỗi đội 3 em, HS nối tiếp nhau hoàn thành bài tập. GV+HS nhận xét, tuyên dương.)
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2
– HS tự làm bút chì vào VBT rồi sửa bài. Vài HS giải thích cách làm, chẳng hạn:
* 1 phút = 60 giây nên 3 phút bằng 60 x 3 = 180 giây, em điền 180 vào chỗ chấm.
* 1 phút = 60 giây nên 1 phút 15 giây = 75 giây.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3
– HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn phương án tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra. HS làm vào vở + 1 HS làm bảng lớp.
Bài giải
Đổi: 1 phút = 60 giây
Vận động viên đó chạy hết số giây là:
1 phút 45 giây = 105 (giây)
Đáp số: 105 giây
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4
– HS thảo luận nhóm đôi (3’) ghi nhanh các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo là giây. HS trình bày kết quả (Chẳng hạn: giây được sử dụng trong các cuộc thi chạy ngắn, bơi lội, sử dụng trong các trò chơi tính thời gian, đèn tín hiệu giao thông,…)
(*) Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học hôm nay các em biết theo những điều gì?
- Trong các cuộc thi tính bằng đơn vị thời gian là giây thì các em chú ý điều gì?
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Thế kỉ
Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 4 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG QUANH EM
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
- Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
- Bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Pháp), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành – GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Phước). – GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đếntrong bài hát. – GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. – GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu những đóng góp của người lao động. a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh. b. Cách tiến hành – GV yêu cầu HS quan sát 6 bức tranh ở mục 1 phần Khám phá. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: a. Em hãy nêu những đóng góp của người lao động trong các tranh trên. b. Hãy kể thêm đóng góp của một số người lao động khác mà em biết. – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đóng góp của những người lao động: + Tranh 1: Nghệ sĩ đánh đàn à đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. + Tranh 2: Bộ đội à bảo vệ Tổ quốc. + Tranh 3: Nông dân à làm ra lúa, gạo cho xã hội. + Tranh 4: Bác sĩ à khám, chữa bệnh cho mọi người. + Tranh 5: Công nhân may à may quần áo cho mọi người + Tranh 6: Người làm muối (diêm dân) à tạo ra muối cho con người. b. Một số đóng góp của những nghề nghiệp khác: + Giáo viên: dạy cho ta kiến thức, kĩ năng. + Nhà khoa học: nghiên cứu, phát minh ra những công trình giúp cuộc sống con người được cải thiện. + Lao công: làm sạch cho đường phố. … – GV nêu một số câu đố vui về nghiệp và yêu cầu HS giải đố: + Nghề gì cần đến đục cưa Làm ra giường, tủ,…sớm trưa ta cần? + Nghề gì vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác? +…… – GV nhận xét và chốt đáp án: + Nghề mộc. + Nghề vận tải. Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động? a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành – GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Cái gì quý nhất ở mục 2 phần Khám phá. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là gì? b. Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động? – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Bài học quý mà Hùng, Quý, Nam nhận được là: Trên đời này, quý nhất là người lao động bởi người lao động là người làm ra lúa gạo, vàng bạc và biết sử dụng thời gian. Nếu không có người lao động thì tất cả mọi thứ đều không có và thời gian cũng trôi qua một cách vô vị và nhàm chán. b. Cần phải biết ơn người lao động vì: Trong cuộc sống, chúng ta cần có những sản phẩm như lương thực, thực phẩm và những đồ dùng cần thiết khác do người lao động tạo ra. Chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn người lao động. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Nhận xét ý kiến. – GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.7 và nhận xét các ý kiến. + Nhóm 1 – ý kiến 1. + Nhóm 2 – ý kiến 2. + Nhóm 3 – ý kiến 3. + Nhóm 4 – ý kiến 4. – GV mời đại diện nhóm phát biểu, nêu ý kiến. Các nhóm khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 1. Ý kiến này là không chính xác, vì bất kể người lao động kiếm được nhiều tiền hay ít tiền thì đều có đóng góp cho xã hội. 2. Ý kiến này là chính xác, vì tất cả sản phẩm cả vật chất và tinh thần đều được tạo ra nhờ những người lao động trải qua quá trình nghiên cứu, phát triển mới tạo ra. 3. Ý kiến này là không chính xác, vì cần biết ơn tất cả những người lao động tạo ra tất cả sản phẩm trong xã hội. 4. Ý kiến này là chính xác, vì xã hội, cuộc sống con người ngày càng phát triển và được cải thiện là nhờ tất cả sản phẩm do người lao động tạo ra. Bài tập 2: Bày tỏ ý kiến. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và bày tỏ ý kiến: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao – GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đồng tình vì bạn học sinh đã hiểu rõ sự đóng góp của công việc đầu bếp trong xã hội. b. Không đồng tình vì bạn nhỏ chưa tôn trọng các cô chú công an giao thông. c. Đồng tình vì Thanh đã có lời nóithể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với chú bảo vệ ở trường học của mình. d. Đồng tình vì Chi đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà. e. Đồng tình với lời nói của người mẹ vì thể hiện sự biết ơn đối với nhân viên thu ngân ở cửa hàng. Không đồng tình với suy nghĩ của bạn nhỏ vì điều đó thể hiện sự không tôn trọng đối với nhân viên thu ngân. Bài tập 3: Xử lí tình huống – GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm: + Nhóm 1, 3: Đọc và xử lí tình huống 1. + Nhóm 2, 4: Đọc và xử lí tình huống 2. – GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống. – GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tình huống 1: Nếu là Nam, em sẽ trả lời Quân rằng: Nhà báo cũng có rất nhiều đóng góp cho xã hội. Nhà báo là người đưa tin tức nhanh nhất về đất nước, xã hội cũng như của các quốc gia khác trong mọi lĩnh vực tới mọi người để mọi người dân đều có thể nắm được những tình hình trong nước và ngoài nước. + Tình huống 2: Nếu là Hồng, em sẽ nói với Lan rằng: Dù mình không quen biết họ, nhưng họ có đóng góp rất lớn cho xã hội; đồng thời cũng là tấm gương tốt để chúng ta noi theo, vì vậy, chúng ta cần biết yêu quý những người lao động trong xã hội. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. b. Cách tiến hành – GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện: + Làm việc theo nhóm 4 HS/nhóm: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,… về người lao động. Tiết học sau sẽ trình bày sản phẩm trước lớp. + Tìm hiểu và chia sẻ với bạn bè về một người lao động quanh em. Tiết học sau sẽ chia sẻ trước lớp. * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Biết ơn người lao động. + Thực hiện các bài tập ở phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 2 – Em biết ơn người lao động (SHS tr.9). |
– HS xem và hát theo giai điệu bài hát. – HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS quan sát tranh. – HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe GV nêu câu đố và trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS đọc câu chuyện Cái gì quý nhất. – HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. – HS trình bày kết quả thảo luận. – HS lắng nghe, tiếp thu và ghi nhớ. – HS thảo luận nhóm. – Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS thảo luận nhóm đội – Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tiết sau trình bày sản phẩm trước lớp. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe và thực hiện. |
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU BÀI HỌC
1. Hoàn thành tốt: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; Biết vì sao phải biết ơn người lao động; Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi; Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài nhưng chưa đầy đủ.
3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài.
Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 4 sách Cánh diều
BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các thể và sự chuyển thể của nước.
- Vẽ và ghi chú được: sơ đồ sự chuyển thể của nước; sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
2.2. Năng lực riêng:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
- Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ : Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
2.2. Đối với học sinh:
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: – GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Vì sao quần áo ướt sau khi phơi một thời gian sẽ khô? – GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng. – GV nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 2 – Sự chuyển thể của nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các thể của nước a. Mục tiêu: – HS có khái niệm ban đầu về ba thể (rắn, lỏng, khí) và cách diễn tả các hiện tượng tương ứng với sự chuyển thể của nước. – HS được hoạt động để phát hiện được các thể và hiện tượng chuyển thể của nước (bay hơi, đông đặc, ngưng tụ) qua các thí nghiệm. – HS vẽ được sơ đồ sự chuyển thể của nước. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động quan sát 1 – GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, thảo luận trả lời câu hỏi: Nước có thể tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào? – GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK và thảo luận trả lời câu hỏi Quan sát mục 1 SGK trang 9: Nước ở trong các hình dưới đây tồn tại ở những thể nào: thể lỏng, thể khí hay thể rắn? – GV mời 1 – 2 nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau. – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác, chốt lại ba thể tổn tại của nước. Hoạt động quan sát 2 – GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 và 5, mô tả hiện tượng xảy ra trong các hình rồi trả lời các câu hỏi Quan sát mục 1 SGK trang 10: 1. Cho biết thể của nước trong các trường hợp sau: – Nước trong khay trước và sau khi cho vào ngăn đá tủ lạnh 8 giờ. – Nước đá trong cốc trước và sau khi đặt ở ngoài không khí 1 giờ 2. Hoàn thành sơ đồ sự chuyển thể của nước theo gợi ý sau – GV cho 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau. – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác. – GV chốt lại tên gọi quá trình nước chuyển từ: + Thể lỏng rắn: đông đặc + Thể rắn lỏng: nóng chảy Hoạt động thực hành – thí nghiệm – GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn cách tiến hành: Chuẩn bị: Một bình nước nóng và một cốc có nắp Tiến hành: + Rót nước nóng vào cốc và quan sát phía trên bề mặt của nước. + Sau đó đậy nắp cốc lại. Khoảng 3 phút sau, mở nắp cốc ra, quan sát mặt dưới của nắp cốc. – GV yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng, thảo luận và hoàn thành sơ đồ sự chuyển thể của nước theo gợi ý sau: – GV cho 1 – 2 nhóm trình bày và nhận xét chéo nhau. – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, chốt kiến thức: Quá trình nước chuyển từ: Thể lỏng Khí (hơi nước): bay hơi Khí (hơi nước) Thể lỏng: ngưng tụ – GV cho HS đọc mục Em có biết? SGK trang 11. GV đặt câu hỏi: + Tại sao mùa đông, buổi sáng thường có sương mù? + Tại sao sương mù không tồn tại lâu sau bình minh? Hoạt động thảo luận – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước theo gợi ý dưới đây: – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời, đại diện các nhóm khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án và nhận xét. – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức: Sự chuyển từ thể này sang thể khác của nước được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:
Hoạt động luyện tập – vận dụng – GV cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận trả lời các câu hỏi: 1. Nêu một số ví dụ có sự bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy của nước trong tự nhiên. 2. Hãy nêu cách lấy nhanh những viên đá ra khỏi khay làm đá dựa vào sự chuyển thể của nước 3. Vì sao khi phơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời, ta sẽ thu được muối? – GV yêu cầu các cặp lần lượt từng bạn kể cho nhau nghe một số ví dụ về sự chuyển thể của nước trong tự nhiên; suy nghĩ cách nhanh nhất lấy đá ra khỏi khay; lí do thu được muối từ nước biển dưới ánh nắng mặt trời. – GV mời đại diện 1 – 2 cặp thực hành trước lớp, trả lời các câu hỏi, HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét. – GV tuyên dương và chốt lại các kiến thức trọng tâm: + Nước có thể tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí. + Nước từ thể lỏng bay hơi chuyển thành thể khí (hơi nước). Hơi nước từ thể khí ngưng tụ chuyển thành thể lỏng. Nước từ thể lỏng đông đặc chuyển thành thể rắn (nước đá). Nước đá từ thể rắn nóng chảy chuyển thành thể lỏng. Hoạt động 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên a. Mục tiêu: HS nắm vững sự chuyển thể của nước, trên cơ sở đó HS hoàn thành được “vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động quan sát – GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 nhóm, quan sát Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên , dựa vào những gợi ý SGK trang 12 rồi nói về sơ đồ: – GV chiếu sơ đồ, mời đại diện các nhóm mô tả sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên mà không cần nhìn gợi ý. – GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các HS trả lời tốt. Hoạt động luyện tập – vận dụng – GV chia lớp thành các nhóm bốn, tổ chức cho HS chơi trò “Tôi là nước” . HS đóng vai “nước”, kể về cuộc phiêu lưu của mình trong tự nhiên cho các bạn trong nhóm nghe. – GV mời đại diện 2 – 3 nhóm thực hành trước lớp, các HS khác chú ý lắng nghe nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, tuyên dương các bạn kể tốt, chuyển sang hoạt động tiếp theo – GV yêu cầu HS: Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo ý tưởng của em và chia sẻ với bạn. – GV gợi ý nếu HS còn lúng túng có thể vẽ dựa vào hình sau: + Điền các từ hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với ô chữ A, B, C, D + Điền các từ bay hơi, tiếp tục ngưng tụ, ngưng tụ, mưa, trở về phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) – GV cho HS trình bày sơ đồ đã vẽ, GV và cả lớp cùng chọn ra sơ đồ vẽ đẹp nhất. – GV chữa bài, nhận xét và khen thưởng các HS vẽ tốt. – GV chốt lại kiến thức trọng tâm của hoạt động: Sức nóng của Mặt Trời là nước trên bề mặt Trái Đất bay hơi. Hơi nước lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước trong các đám mây họp lại thành những giọt nước lớn hơn rơi xuống bề mặt Trái Đất. Hiện tượng trên xảy ra lặp đi lặp lại tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. b. Cách thức thực hiện: – GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Cả 3 đáp án trên Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là A. Nóng chảy B. Đông đặc C. Ngưng tụ D. Bay hơi Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào? A. Rắn B. Lỏng C. A hoặc B D. Không chuyển thể Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí? A. Sự hình thành của mây B. Băng tan C. Sương muối D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo Câu 5: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? A. Trời hanh khô B. Trời nhiều gió C. Trời nắng nóng D. Trời lạnh – GV mời HS trả lời, nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương các HS trả lời tốt. * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung: + Các thể của nước + Sự chuyển thể của nước. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – Ôn tập kiến thức đã học . – Đọc và chuẩn bị trước bài sau – Bài 3: Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước |
– HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu. – HS theo dõi, ghi bài mới. Hoạt động quan sát 1 – HS trả lời: Nước có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. – HS thảo luận, trả lời câu hỏi Quan sát 1 SGK trang 9: + Hình 1: Thể lỏng + Hình 2: Thể rắn + Hình 3: Thể khí – Các nhóm báo cáo, nhận xét – HS lắng nghe, chữa bài. Hoạt động quan sát 2 – HS quan sát Hình 4 và 5, trả lời các câu hỏi Quan sát mục 1 SGK trang 10: 1. – TH1: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn – TH2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 2. Sơ đồ sự chuyển thể của nước: – HS trình bày – HS lắng nghe, chữa bài – HS lắng nghe tiếp thu, ghi chép. Hoạt động thực hành – thí nghiệm – HS tạo nhóm, lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện thí nghiệm. – Các nhóm hoàn thành sơ đồ sự chuyển thể của nước: – HS trình bày, nhận xét chéo. – HS lắng nghe, ghi chép. – HS đọc mục Em có biết? , trả lời câu hỏi của GV: + Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại. + Những giọt nước nhỏ trong sương mù sẽ bay hơi khi nhiệt độ môi trường tăng lên. Hoạt động thảo luận – HS hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ: – HS trình bày, đối chiếu đáp án, nhận xét. – HS chú ý lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. Hoạt động luyện tập – vận dụng – HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận trả lời câu hỏi: 1. – Sự nóng chảy: Que kem lạnh để ngoài trời 1 lúc sau tan thành nước – Sự bay hơi: lau bảng bằng khăn ẩm thì 1 lát bảng đã khô – Sự ngưng tụ: đậy vung nồi khi nước đang sôi một lúc sau mở lên thấy hơi nước ngưng tụ lại – Sự đông đặc: ly nước sau khi bỏ vào tủ lạnh một thời gian lấy ra nước trong ly trở thành đá 2. Cách lấy nhanh những viên đá khỏi khay: đổ một ít nước nóng vào khay. 3. Vì nhiệt độ càng cao, nước càng nhanh bay hơi và chỉ còn lại muối. Hoạt động quan sát – HS quan sát sơ đồ, dựa vào gợi ý và nói: Dưới sức nóng của Mặt Trời, nước trên bề mặt Trái Đất bay hơi vào không khí à Hơi nước lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước rát nhỏ tạo thành những đám mây à Các giọt nước trong đám mây hợp lại thành những giọt nước lớn hơn rơi xuống bề mặt Trái Đất tạo thành mưa. – HS xung phong mô tả sơ đồ. – HS chú ý lắng nghe. Hoạt động luyện tập – vận dụng – HS tạo nhóm bốn, tích cực tham gia trò chơi. – Đại diện nhóm xung phong trình bày. – HS lắng nghe, chữa bài. – HS vẽ sơ đồ: – HS quan sát sơ đồ các bạn vẽ, chọn ra sơ đồ đẹp nhất. – HS chú ý lắng nghe. – HS chọn đáp án:
– HS lắng nghe, chữa bài. – HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ. – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. – HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 4 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
A.1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM
BÀI 1. PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng máy tính đã biết.
- Trình bày được sơ lược vai trò của một số thiết bị phần cứng thông dụng.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
2. Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số thiết bị phần cứng và vai trò của chúng.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý đồ dùng học tập, bảo vệ máy tính và thiết bị học tập tại gia đình và nhà trường.
- Luôn chăm chỉ trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Phiếu bài tập
- Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
2.2 Đối với học sinh
- SHS, VBT Tin học 4.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào bài mới. b. Cách thức thực hiện: – GV tổ chức cho HS chơi: Trò chơi ô chữ – GV phổ biến luật chơi: + Có 6 từ hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi gợi ý bất kỳ. + Các em dựa vào gợi ý và tìm từ hàng ngang tương ứng với số ô chữ của mỗi hàng. Đằng sau mỗi ô hàng ngang là một thiết bị thuộc thành phần của máy tính. + Các em có thể lựa chọn thứ tự câu hỏi bất kì – GV nêu câu hỏi: Câu 1: Có 7 chữ cái. Thiết bị cất giữ những bộ phận lưu trữ, xử lí thông tin của máy tính. Câu 2: Có 7 chữ cái. Thiết bị được dùng để hiển thị hình ảnh, kĩ hiệu, văn bản khi máy tính hoạt động. Câu 3: Có 7 chữ cái. Thiết bị được dùng để gõ chữ số, kí hiệu, nhập dữ liệu vào máy tính. Câu 4: Có 5 chữ cái. Thiết bị giúp điều khiển máy tính thuận tiện hơn. Câu 5: Có 3 chữ cái. Thiết bị dùng để phát âm thanh từ máy tính. Câu 6: Có 8 chữ cái. Thiết bị để truyền tải hình ảnh, bài giảng với kích thước màn hình rộng lớn, thường được sử dụng trong dạy học, hội nghị. – Sau khi lật hết các từ hàng ngang, GV đặt câu hỏi: Từ hàng dọc đang muốn nhắc đến môn học nào? – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và đặt thêm câu hỏi: Em còn biết những thiết bị nào khác của máy tính, hãy chia sẻ cho bạn cùng biết. – GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. – GV cùng HS nhận xét, đánh giá. – GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp chúng ta nhớ lại các thiết bị thuộc thành phần cơ bản của máy tính. Vậy em có biết các thiết bị là phần cứng hay phần mềm của máy tính không? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay –Bài 1: Phần cứng máy tính. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Phần cứng và thiết bị ngoại vi a. Mục tiêu: – Nêu được khái niệm phần cứng và thiết bị ngoại vi. – Nêu được lợi ích của các thiết bị ngoại vi đối với máy tính. b. Cách thức thực hiện: – GV yêu cầu HS đọc khái niệm mục 1 – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: + Phần cứng của máy tính là gì? Các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy được gọi là gì? + Kể tên một số phần cứng của máy tính. + Làm thế nào em nhận biết được đó là phần cứng của máy tính. – GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, đánh giá. – GV nêu đề bài Hoạt động 1 – SGK tr.5, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm ra trả lời câu hỏi: Một số thiết bị ngoại vi phổ biến được chỉ ra ở Hình 1. Theo em, mỗi thiết bị này bổ sung cho máy tính chức năng gì? Hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết. – GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, đánh giá. – GV yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin và cho biết: Các thiết bị ngoại vi giúp máy tính thực hiện chức năng gì. Nêu ví dụ. – GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, đánh giá. – GV kết luận: Mỗi thiết bị ngoại vi bổ sung chức năng hữu ích cho máy tính. Hoạt động 2. Tìm hiểu về các thiết bị phần cứng bên trong thân máy. a. Mục tiêu: Nêu được các thiết bị bên trong thân máy và chức năng của chúng. b. Cách thức thực hiện: – GV đặt câu hỏi: Em có biết những thiết bị phần cứng nào nằm ở trong thân máy không? Hãy kể tên các thiết bị đó. – GV mời một số HS trả lời câu hỏi. – HS dẫn dắt vào phần mới. – GV nêu đề bài Hoạt động 2 – SGKtr.5, yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành Phiếu bài tập: Hình 2 cho biết một số thiết bị phần cứng bên trong thân máy. Em hãy cùng bạn quan sát để biết tên và chức năng của chúng. Sau đó, các em hãy hoàn thành Phiếu bài tập sau:
– GV gọi một số cặp đứng dậy trả lời câu hỏi. – Các nhóm khác nhận xét. – GV nêu thêm một số thiết bị khác và chức năng của chúng: + Quạt tản nhiệt: hạ nhiệt bộ vi xử lí xuống ở mức phù hợp để máy tính hoạt động ổn định, tránh tình trạng quá nóng sẽ làm hỏng thiết bị. + Card màn hình: xử lí các thông tin về hình ảnh trong máy tính. – GV chiếu một số hình ảnh các thiết bị phần cứng bên trong thân máy để HS quan sát rõ hơn:
– GV kết luận: Bên trong thân máy tính có các thiết bị phần cứng giúp máy tính thực hiện các hoạt động xử lí và lưu trữ thông tin. – GV cho HS chơi trò chơi Điền vào chỗ trống: Em và bạn cùng bàn hãy điền tên các thiết bị phần cứng vừa học vào hình sau: – GV có thể giải thích thêm cho HS: + Chân cắm ATA: dùng kết nối giữa máy tính với các ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang trong máy tính. + Các thẻ cắm mở rộng: dùng để cắm các card rời vào máy tính như card màn hình, card âm thanh,… – GV mời một số HS trả lời câu hỏi. – GV nhận xét và tổng hợp ý kiến: – GV yêu cầu HS đọc bảng Ghi nhớ – SGK tr.6 để ghi nhớ kiến thức bài học: + Các thiết bị ngoại vi giúp máy tính nhận thông tin vào, đưa thông tin ra hoặc mở rộng khả năng lưu trữ. + Các thiết bị phần cứng bên trong thân máy giúp máy tính thực hiện các hoạt động xử lí và lưu trữ thông tin. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện: Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng: – GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: Phần cứng là gì? A. Thiết bị máy tính bên trong và bên ngoài thân máy. B. Thiết bị máy tính và ứng dụng trong máy tính. C. Thiết bị bên ngoài máy tính và bộ nguồn điện. D. Thiết bị bên trong máy tính, màn hình, chuột và bàn phím. Câu 2. Chức năng của thiết bị nhớ flash với máy tính là gì? A. Truyền tải hình ảnh, dữ liệu. B. Mở rộng khả năng lưu trữ thông tin C. Phát ra âm thanh. D. Nhận và gửi thông tin trong mạng máy tính. Câu 3. Bộ nhớ trong có chức năng gì? A. Xử lí thông tin. B. Kết nối các thiết bị với nhau. C. Chứa thông tin lấy từ bộ nhớ ngoài để tính toán và xử lí. D. Cả ba chức năng trên. Câu 4. Đây là hình ảnh về phần cứng nào của máy tính? A. Bộ vi xử lí CPU. B. Bảng mạch chính. C. Bộ nguồn. D. Bộ nhớ ngoài. Câu 5. Các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy còn được gọi là: A. Thiết bị ngoại vi. B. Thiết bị trung tâm. C. Thiết bị ở xa. D. Thiết bị bên ngoài. – GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời – GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 2 . – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các thiết bị phần cứng của máy tính sau đây, những thiết bị nào giúp máy tính thực hiện chức năng đưa thông tin ra: máy in, tai nghe, máy chiếu, bàn phím, chuột? – GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời – GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn. b. Cách thức thực hiện: – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên và chức năng của các thiết bị ngoại vi mà em đã từng nhìn thấy:
– GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày bảng của nhóm mình. – GV nhận xét và đánh giá * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1. + Hoàn thành bài tập trong VBT Tin học 4 + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Phần mềm máy tính. |
– HS tích cực tham gia trò chơi. – HS lắng nghe luật chơi. – HS tìm các ô chữ: – HS trả lời: Từ hàng dọc đang nhắc đến môn Tin học. – HS trả lời: Những thiết bị khác của máy tính: Micro, tai nghe, máy in, máy quét, ổ đĩa ngoài, thẻ nhớ,… – HS lắng nghe. – HS trả lời: + Phần cứng: là những thiết bị của máy tính ở bên trong và bên ngoài thân máy, kể cả thân máy. +Thiết bị ngoại vi là các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy. + Kể tên: CPU, ổ cứng, màn hình, thân máy, quạt tản nhiệt, bán phím, chuột,… + Em nhận biết đó là phần cứng vì em có thể quan sát được hình dạng của các thiết bị đó – HS lắng nghe và ghi bài – HS trả lời: + Tai nghe: nghe âm thanh phát ra từ máy tính. + Máy in: được sử dụng để in các dữ liệu từ máy tính ra giấy. + Máy chiếu: truyền tải hình ảnh, bài giảng với kích thước màn hình rộng lớn. + Ổ đĩa ngoài: đọc và ghi dữ liệu lên đĩa DVD, CD + Thiết bị nhớ flash: lưu trữ thông tin, dữ liệu của máy tính và có thể tháo rời. + Modem: điều khiển tín hiệu mạng. – HS lắng nghe và ghi bài – HS trả lời: + Vai trò: Giúp máy tính tiếp nhận và đưa ra thông tin. Giúp máy tính mở rộng khả năng lưu trữ. + Ví dụ: Máy in: bổ sung chức năng in thông tin ra giấy. Modem: bổ sung chức năng nhận và gửi thông tin trong mạng máy tính. – HS lắng nghe và ghi nh – HS trả lời: Những thiết bị phần cứng nằm ở trong thân máy: bộ nguồn máy tính, CPU, RAM (bộ nhớ trong), bảng mạch chính, bộ nhớ ngoài (ổ đĩa cứng), quạt tản nhiệt,… – HS lắng nghe. – HS hoàn thành Phiếu bài tập:
– HS lắng nghe và quan sát hình ảnh. – HS quan sát hình ảnh để hiểu rõ hơn các thiết bị phần cứng bên trong máy tính. – HS lắng nghe và ghi nhớ. – HS tích cực tham gia trò chơi: 1: Màn hình. 2: Chuột 3: Bàn phím. 4: Ổ đĩa quang. 5: Bộ nguồn. 6: Ổ đĩa cứng. 7: Các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy 8: Bộ nhớ trong (RAM) 9: Chân cắm ATA 10: Bộ vi xử lí (CPU) 11: Bảng mạch chính – HS trả lời. – HS nhận xét. – HS đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức bài học. – HS trả lời: Câu 1. A. Câu 2. B Câu 3. C. Câu 4. B. Câu 5: A – HS lắng nghe – HS trả lời: Những thiết bị giúp máy tính thực hiện chức năng đưa thông tin ra: máy in, tai nghe, máy chiếu. – HS lắng nghe – HS trả lời:
– HS lắng nghe. – HS lắng nghe và tóm tắt. – HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn được khen ngợi. – HS lắng ng |
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 4 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, nhịp điệu của bài hát Em là bông hồng nhỏ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm. Biết biểu diễn bài hát với hình thức tốp ca.
- Nhận biết khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khóa Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Đọc đúng tên các nốt nhạc.
- Viết cách kẻ khuông nhạc, viết khóa Son và các nốt nhạc: Si, La, Son, Pha, Mi.
- Chơi nhạc cụ thể hiện được tiết tấu, giai điệu (ri-cooc-đơ hoặc kèn phím); đệm cho bài hát Em là bông hồng nhỏ.
- Hiểu về nhạc cụ đàn nhị: cấu tạo, đặc điểm âm thanh, cách chơi.
- Thực hiện được và đúng một số hoạt động vận dụng.
- Cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài hát Em là bông hồng nhỏ.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
2.2. Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Biết trình bày và biểu diễn bài hát Em là bông hồng nhỏ với nhiều hình thức và phong cách; Đọc nhạc đúng tên nốt.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những giá trị đẹp đẽ của bài hát Em là bông hồng nhỏ.
- Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Biết chơi nhạc cụ (ri-cooc-đơ, kèn phím) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.
3. Phẩm chất
- Yêu thương gia đình, quê hương.
- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè và những người xung quanh.
- Biết trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
- Đàn phím điện tử.
- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Em là bông hồng nhỏ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.2. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết |
Kế hoạch dạy học (dự kiến) |
1 |
Hát: Em là bông hồng nhỏ. |
2 |
Lí thuyết âm nhạc: khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khóa Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc. |
3 |
Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu; Nhạc cụ thể hiện giai điệu. |
4 |
Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn nhị. |
TIẾT 1
HÁT: EM LÀ BÔNG HỒNG NHỎ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành – GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Tết suối hồng (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) kết hợp vỗ tay theo cặp. – GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập khởi động giọng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Em là bông hồng nhỏ của nhạc Trịnh Công Sơn nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Nắm được tên, tác giả của bài hát. – Hát bài hát Em là bông hồng nhỏ đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, sắc thái; hát với hình thức tốp ca. b. Cách thức thực hiện – GV giới thiệu ngắn gọn về bài hát: + Bài hát “Em là bông hồng nhỏ” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. + Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng. – GV hướng dẫn HS đọc đồng thanh, vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. – GV cho HS nghe bài hát. – GV hướng dẫn HS khởi động giọng. – GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS tập hát mỗi câu 3 – 4 lần. https://www.youtube.com/watch?v=vzmpaNJkExs – GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có). – GV đặt câu hỏi cho HS: Những hình ảnh nào trong bài hát thân quen với tuổi thơ của em? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, khích lệ HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS – Luyện tập hát bài Em là bông hồng nhỏ đúng giai điệu, sắc thái. – Hát kết hợp gõ đệm bài hát Em là bông hồng nhỏ. – Biểu diễn bài hát Em là bông hồng nhỏ theo hình thức tốp ca. b. Cách tiến hành – GV chia lớp làm 4 nhóm. – GV lần lượt cho từng nhóm hát cả bài Em là bông hồng nhỏ. – GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm. – GV nêu nhiệm vụ cho HS: Trình bày câu hát mà em yêu thích nhất. – GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. – GV động viên, khích lệ HS. * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhỏ HS: + Ôn luyện bài hát Em là bông hồng nhỏ. – GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân. – Đọc trước nội dung tiết sau: Lí thuyết âm nhạc: Khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khóa Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc. |
– HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV. – HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. – HS lắng nghe GV giới thiệu. – HS đọc đồng thanh và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. – HS nghe bài hát. – HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. – HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. – HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có). – HS lắng nghe câu hỏi. – HS trả lời: Những hình ảnh quen thuộc: trường học, nụ hoa, trang sách, vần thơ, bầy chim,… – HS chia thành 4 nhóm – Các nhóm lần lượt hát theo chỉ dẫn của GV. – HS hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của GV. – HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. – HS trình bày câu hát mà mình yêu thích nhất. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS ghi nhớ và thực hiện |
Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC
BÀI 2: MÀU NÓNG, MÀU LẠNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được các màu nóng, màu lạnh và vận dụng vào thực hành, tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương.
- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và ý tưởng sử dụng tranh phong cảnh trong cuộc sống.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán,… thông qua các hoạt động trao đổi, chia sẻ; sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm về đề tài phong cảnh theo ý thích.
2.2. Năng lực riêng:
- Nhận biết được sự kết hợp màu nóng, màu lạnh trong một số hình ảnh phong cảnh.
- Sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh sử dụng màu nóng, màu lạnh.
- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và nhận biết được hình ảnh nổi bật trên sản phẩm của mình, của bạn; chia sẻ được cảm nhận về các sản phẩm tranh phong cảnh.
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, có trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Có ý thức tìm hiểu về tranh phong cảnh có sử dụng màu nóng, màu lạnh trong đời sống.
- Tôn trọng sản phẩm, sự sáng tạo của bạn bè và mọi người.
- Tự tin chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của mình về sản phẩm, bài học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật
- Bút màu vẽ, bìa cắt các hình thù thuộc đề tài phong cảnh, giấy màu, hồ dán,…
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.2. Đối với học sinh
- SHS Mĩ thuật 4.
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, bìa cắt các hình thù thuộc đề tài phong cảnh, giấy màu, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT, NHẬN BIẾT a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành – GV cho HS làm việc cá nhân: Quan sát vòng tròn màu sắc dưới đây và cho biết: + Những màu nào là màu nóng? + Những màu nào là màu lạnh? – GV gọi một số HS, chỉ vào một số màu sắc để HS nhận biết màu nóng, màu lạnh – GV nhận xét và kết luận: + Màu nóng: vàng, đỏ, cam, hồng… + Màu lạnh: xanh lá cây, xanh lam, xanh da trời, tím,… – GV cho HS quan sát một số hình ảnh phong cảnh và đưa ra nhiệm vụ: Hình ảnh nào có nhiều màu nóng, màu lạnh hoặc có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh? – GV gọi 4 HS trả lời cho từng hình ảnh. – GV nhận xét và đưa ra câu trả lời: + Hình 1: Có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh. + Hình 2: Nhiều màu lạnh. + Hình 3: Nhiều màu nóng. + Hình 4: Có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh. – GV kết luận: Có thể bắt gặp các màu nóng, màu lạnh ở hình ảnh trong đời sống, trong tác phẩm mĩ thuật. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng màu nóng, màu lạnh vào sáng tạo nên bức tranh phong cảnh. b. Cách tiến hành – GV hướng dẫn HS một số cách thực hành sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh. – GV kết luận: Có nhiều cách để sáng tạo ra sản phẩm tranh phong cảnh như: sử dụng các miếng bìa cắt thành hình rồi in tranh phong cảnh, sử dụng bút màu để vẽ tranh. Ngoài ra còn có thể sử dụng giấy màu, hồ dán để sáng tạo bức tranh cắt/ xé, dán. – GV cho HS thực hành sáng tạo: Em hãy sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm về đề tài phong cảnh quê hương theo ý thích. – GV cho HS xem một số sản phẩm để tham khảo trước khi HS thực hành sáng tạo. C. HOẠT ĐỘNG CẢM NHẬN, CHIA SẺ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Tự tin chia sẻ với thầy cô, các bạn về ý tưởng sản phẩm đề tài phong cảnh của mình. – Nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn bè. b. Cách tiến hành – GV chia lớp làm các nhóm (4 HS/nhóm). – GV hướng dẫn các nhóm hoạt động: + Lần lượt từng thành viên trong nhóm chia sẻ về ý tưởng sản phẩm của mình cho các bạn cùng nhóm nghe. + Từng thành viên trong nhóm chia sẻ cảm nhận của mình về các sản phẩm của các bạn cùng nhóm. – Gợi ý: + Sản phẩm của em có tên là gì? + Em sáng tạo sản phẩm bằng cách nào? + Sản phẩm của em, của bạn có sử dụng màu nóng, màu lạnh nào? – GV mời đại diện HS của 3 – 4 nhóm để chia sẻ về ý tưởng sản phẩm của mình và nêu cảm nhận của mình về các sản phẩm của thành viên trong nhóm mình trước lớp. Các HS khác lắng nghe rồi chia sẻ cảm nhận của mình về bức tranh của bạn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện phẩm chất tôn trọng sản phẩm sáng tạo của chính mình và những người xung quanh; biết cách sử dụng tranh phong cảnh để trang trí, làm đẹp thêm cho những không quan như phòng học ở nhà, lớp học,… b. Cách tiến hành – GV hướng dẫn HS sử dụng tranh phong cảnh để trang trí, làm đẹp thêm ở những không gian như: phòng học ở nhà, trong ngôi nhà của mình, ở lớp học,… * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Ôn luyện về các màu nóng, màu lạnh; cách sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm đề tài phong cảnh. + Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè. + Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 3 – Những vật liệu khác nhau. |
– HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. – HS trả lời. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, ghi nhớ. – HS theo dõi GV hướng dẫn cách thực hành sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS chuẩn bị thực hành sáng tạo tranh phong cảnh theo ý thích. – HS theo dõi một số sản phẩm để tham khảo. – HS chia thành các nhóm. – HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. – HS trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp, các HS khác lắng nghe và chia sẻ cảm nhận. – HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, thực hiện |
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 4 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ 2: NIỀM TỰ HÀO CỦA EM
TUẦN 5
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực riêng:
- Thể hiện niềm tự hào của bản thân.
- Biết cách viết thư gửi bản thân
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo.
- Thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- Lập kế hoạch phát huy những việc làm đáng tự hào của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy viết thư
- Giấy bìa màu, bút màu, kéo, hồ dán,…
- Bảng trò chơi Chuyến xe kì thú, xúc xắc, các quân cờ.
2.2. Đối với học sinh
SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: VIẾT THƯ CHO TƯƠNG LAI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS có thể tự tin chia sẻ những đặc điểm đáng tự hào và ước mơ trong tương lai của mình. b. Cách tiến hành – GV giới thiệu thể lệ tham gia cuộc thi Viết thư cho tương lai + Đối tượng: Học sinh khối lớp 4 của trường. + Thể lệ: Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi, dài khoảng 400 từ. Bài được viết theo hình thức viết tay trên giấy A4 có dòng kẻ, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Bài thi đánh máy vi tính hoặc photocopy được coi là không hợp lệ. Bài dự thi cho vào phong bì, ghi rõ tên và địa chỉ lớp của người gửi (ví dụ: Nguyễn Văn A – Lớp 4A) và gửi vào hòm thư trước phòng Tổng phụ trách. + Chủ đề: Viết thư cho tương lai. + Thời gian làm bài: 7 ngày. + Hạn nộp:………………… – GV yêu cầu HS tham gia cuộc thi theo gợi ý: + Suy nghĩ về ước mơ của em ở một thời điểm trong tương lai (Năm 15 tuổi, 20 tuổi,…) + Viết một bức thư gửi cho bản thân trong tương lai chia sẻ về những đặc điểm, điểm đáng tự hào của em và những ước mơ em mong muốn đạt được. – GV yêu cầu HS tập trung chú ý để nắm rõ thể hiện và chủ đề của cuộc thi. – Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến ghi lại những chú ý về cuộc thi vào vở. |
– HS lắng nghe cô giáo tổng phụ trách phổ biến về cuộc thi Việt thư cho tương lai. – HS ghi nhớ gợi ý. – HS tập trung. – HS ghi bài. |
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NIỀM TỰ HÀO CỦA EM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành – GV cho HS xem video sau: youtube.com/watch?v=1d0lV8Ae2mk&ab_channel=ChunChin-Chillc%C3%B9ngb%C3%A9iu – GV đặt câu hỏi: + Sau khi xem xong video, em thấy các bạn Kiến có đặc điểm gì đáng tự hào? Em hãy kể tên các việc làm của các bạn Kiến thể hiện đặc điểm đó? + Bác Ve sầu đã học được bài học gì từ các bạn Kiến? – GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. – GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Các bạn Kiến đã có những đặc điểm đáng tự hào để giúp đỡ bác Ve sầu. Em đã xác định được những điểm đáng tự hào của bản thân chưa? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 2 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Niềm tự hào của em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sáng tạo Những mảnh ghép diệu kì a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định và giới thiệu được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân. b. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 1 – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. – GV tổ chức trò chơi “Những mảnh ghép diệu kì”. + Chuẩn bị: giấy, bìa màu, bút, bút màu, kéo, hồ dán,… + Cách chơi: GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và bầu ra một bạn nhóm trưởng. Mỗi bạn sử dụng một loại bút màu khác nhau và tạo các mảnh ghép theo ý thích. Từng bạn trong nhóm viết những đặc điểm tự hào về bản thân lên mỗi mảnh ghép. Trang trí tác phẩm của nhóm mình và chia sẻ trước lớp. – GV gợi ý cho HS trả lời: Em hãy nêu điểm tự hào theo 4 ý sau: + Về gương mặt: + Về mái tóc: + Về tính cách: + Về năng khiếu: – Sau khi các nhóm hoàn thành, GV mời lần lượt nhóm trưởng từng nhóm lên chia sẻ trước lớp về đặc điểm đáng tự hào của các bạn và ý nghĩa của tác phẩm Những mảnh ghép diệu kì. – Hoặc GV đóng vai phóng viên đi phỏng vấn một số bạn trong nhóm: Em tự hào về những điểm gì của bản thân? Nhờ đâu mà em xác định được đặc điểm đó? Em có thấy điểm tự hào của các bạn trong nhóm mình đúng không? – GV vẫn giữ nguyên nhóm (4HS) và cho HS chơi trò chơi “Tìm ô chữ”: + Chuẩn bị: 4 bút dạ khác màu nhau, bảng ô chữ trò chơi như sau: + Cách chơi: Mỗi bạn trong nhóm sử dụng một loại bút màu khác nhau và khoanh vào các điểm đáng tự hào trong bảng chữ đã cho. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ nhất sẽ dành chiến thắng. – GV gợi ý: Có tất cả 14 đặc điểm. – Sau khi các nhóm hoàn thành, GV đọc các từ xuất hiện trong ô chữ, nhóm nào khoanh được tất cả 14 ô chữ sẽ dành được phần quà từ GV. – GV đọc các từ có trong bảng: Các từ tìm được là: Lạc quan, Vui tính, Nấu ăn giỏi, Xinh xắn, Hòa đồng, Nhẹ nhàng, Cần cù, Dũng cảm, Hài hước, Dễ thương, Chăm chỉ, Tự tin, Tốt bụng, Hiền lành. – GV tổng kết lại một số điểm đáng tự hào của các nhóm và chuyển sang Hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Thể hiện niềm tự hào của bản thân trước lớp. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những việc làm đáng tự hào của bản thân b. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 2 – SGK tr.17 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. – GV yêu cầu: Mỗi nhóm hãy cử ra 1 bạn và chọn điểm tự hào về năng khiếu của mình để thể hiện trước lớp. – GV cho mỗi nhóm thời gian 5 phút chuẩn bị. – GV lần lượt cho các nhóm lên bốc thăm thứ tự tham gia và mời đại diện các nhóm lên thể hiện. GV có thể cung cấp tư liệu đa phương tiện để HS thể hiện sôi nổi hơn. – GV yêu cầu các bạn ngồi dưới lắng nghe và giơ tay bình chọn tiết mục mình yêu thích nhất. Tiết mục của bạn nào được nhiều bình chọn nhất sẽ được tặng một món quà (GV chuẩn bị). * CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Kể cho người thân nghe về đặc điểm đáng tự hào của em và các bạn. |
– HS xem video. – HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm đáng tự hào của các bạn Kiến là: + Chăm chỉ: Ngày nào cũng đi nhặt nhạnh những hạt lúa, hạt gạo trên cánh đồng. + Cẩn thận: Chuẩn bị nhiều thức ăn để dự trữ cho mùa đông. + Kiên nhẫn: Ngày nào cũng đi ra cánh đồng nhặt lúa, gạo để mang về tổ. + Tốt bụng: Trong lúc bác Ve sầu đang khó khăn vì mùa đông đến, trời mưa to, các bạn Kiến đã giúp đỡ bác Ve sầu lánh nạn. + Biết tiết kiệm, để dành: Dự trữ đồ ăn cho cả mùa đông. → Bác Ve sầu học được bài học: Nên chăm chỉ làm việc để dự trữ thức ăn cho mùa đông. – HS lắng nghe. – HS đọc hiểu nhiệm vụ. – Các nhóm tích cực tham gia trò chơi. – HS trả lời: + Về gương mặt: trái xoan, thanh tú, đầy đặn, mắt to tròn, mắt long lanh, mắt nâu, mũi cao, trán cao, má lúm đồng tiền, da trắng,… + Về mái tóc: tóc dài, tóc óng mượt, tóc xoăn độc đáo, tóc đen nhánh, … + Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,… + Về năng khiếu: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, viết chữ đẹp,… – HS trả lời câu hỏi: + Dựa vào lời nhận xét của bạn bè, người thân. + Dựa vào những thói quen hàng ngày của em trong cuộc sống. – HS tích cực tham gia trò chơi. – HS lắng nghe cách chơi và gợi ý: – HS kiểm tra ô chữ của nhóm mình. – HS lắng nghe và ghi nhớ – HS đọc hiểu nhiệm vụ. – HS lắng nghe yêu cầu và cử ra một bạn đại diện thể hiện năng khiếu của mình trước lớp. – Các nhóm chuẩn bị trong 5 phút. – Đại diện các nhóm lên bốc thăm và thể hiện tài năng của nhóm mình. – Các bạn khác bình chọn cho tiết mục mình ấn tượng. – HS lắng nghe và ghi nhớ. – HS tiếp thu và cố gắng hơn. – HS ghi chú. |
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP: TRÒ CHƠI CHUYẾN XE KÌ THÚ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Giúp HS tự tin chia sẻ những điểm đáng tự hào của bản thân cho bạn của mình. b. Cách tiến hành – GV ổn định trật tự lớp học và tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyến xe kì thú. – GV nêu thể lệ trò chơi để HS nắm rõ: + Chuẩn bị: xúc xắc, các quân cờ, bảng trò chơi. + Thể lệ: Chia lớp thành các đội chơi (3 HS). Từng bạn gieo xúc xắc và di chuyển số ô bằng số chấm trên xúc xắc. Thực hiện yêu cầu trên ô tương ứng bằng hành động hoặc mô tả cụ thể. Người về đích đầu tiên là người thắng cuộc. – GV chơi mẫu lượt đầu tiên để HS quan sát và hiểu rõ hơn về luật chơi. – GV quan sát HS chơi và hỗ trợ (nếu cần). – Sau khi kết lúc lượt 1 của tất cả các nhóm, GV có thể đặt câu hỏi để xem HS đã biết về điểm tự hào của bạn mình chưa: + Sở thích của bạn A là gì? + Bạn B hài lòng nhất về điểm gì của bản thân? + Đặc điểm bạn C tự hào nhất là gì? + Bạn D có điểm gì thú vị mà giờ em mới biết? – Sau khi HS chơi xong, GV nhận xét và tổng kết hoạt động. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Viết bức thư tham gia cuộc thi Viết thư cho tương lai. + Chuẩn bị trước Chủ đề 1 – Tuần 2. |
– HS trật tự và tích cực tham gia trò chơi. – HS lắng nghe và nắm rõ luật chơi. – HS quan sát GV chơi mẫu. – HS chơi trò chơi theo nhóm. – HS trả lời câu hỏi của GV. – HS lắng nghe và ghi nhớ. – HS lắng nghe và hoàn thành bài tập tại nhà. |
Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất lớp 4 sách Cánh diều
CHỦ ĐỀ 2: BÀI TẬP THỂ DỤC
BÀI 1: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, ĐỘNG TÁC LƯỜN, ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH VÀ ĐỘNG TÁC BỤNG VỚI GẬY
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo dục thể chất.
- Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập luyện động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy; quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện và tự sửa sai động tác.
- Thực hiện được các động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình, động tác bụng với gậy và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo nhóm, tổ.
- Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
2.2. Năng lực riêng:
- Bước đầu biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
- Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
- Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
3. Phẩm chất
- Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
- Còi, cờ, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,…
2.2. Đối với học sinh
- Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học. b. Cách tiến hành – GV cho HS thực hiện xoay các khớp, sau đó chạy tại chỗ, vỗ tay giúp các em làm nóng cơ thể. Xoay các khớp: Kéo dãn cơ: – GV tổ chức trò chơi Ai không có bóng: – GV chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi. – GV làm mẫu một lần với nhóm nhỏ. – GV yêu cầu cả lớp thực hiện theo lệnh của chỉ huy. – GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. – GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Trò chơi Ai không có bóng bước đầu đã giúp các em làm quen với các động tác khởi động. Để biết và thực hiện các động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình, động tác bụng với gậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên của môn Giáo dục thể chất 4 – Bài 1: Động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Động tác vươn thở với gậy. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở với gậy. b. Cách tiến hành – GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác vươn thở với gậy. – GV làm mẫu động tác vươn thở với gậy. – GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, gậy ở trên hay ở dưới vai? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó. – GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): + TTCB: Đứng thẳng, hai chân chụm. hai tay cầm gậy rộng hơn vai. + Nhịp 1: Từ từ hít vào, đồng thời chân kiễng gót, hai tay đưa gậy về trước. + Nhịp 2: Từ từ thở ra, đồng thời hạ gót chân, gối chùng, hai tay hạ gậy chạm gối, mắt nhìn theo gậy. + Nhịp 3: Từ từ hít vào, đồng thời chân kiễng gót, hai tay đưa gậy ra trước lên cao, tay thẳng, mắt nhìn theo gậy. + Nhịp 4: Từ từ thở ra, về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8: thực hiện như nhịp 1, 2, 3, 4. – GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. – GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. – GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. – GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. Hoạt động 2: Động tác lườn với gậy. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác lườn với gậy. b. Cách tiến hành – GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác lườn với gậy. – GV làm mẫu động tác lườn với gậy. – GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của tay hay chân, hướng đưa ra trước hay sau, gậy ở trên hay ở dưới vai? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác đó. – GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy rộng hơn vai. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa gậy ra trước lên cao, tay thẳng, mắt nhìn thẳng. + Nhịp 2: Nghiêng lườn sang trái. + Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên. – GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. – GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. – GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. – GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. Hoạt động 3: Động tác vặn mình với gậy. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vặn mình với gậy. b. Cách tiến hành – GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác vặn mình với gậy – GV làm mẫu động tác vặn mình với gậy. – GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của bộ phận nào, hướng đưa gậy như thế nào? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác. – GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy rộng hơn vai. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa gậy về trước. + Nhịp 2: Vặn mình sang trái; tay phải co, tay trái thẳng; mắt nhìn tay trái. + Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên. – GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. – GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. – GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. – GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. Hoạt động 4: Động tác bụng với gậy. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác bụng với gậy. b. Cách tiến hành – GV cho HS quan sát tranh ảnh, video cách thực hiện động tác bụng với gậy – GV làm mẫu động tác bụng với gậy. – GV đặt câu hỏi: + Động tác thầy/cô/các bạn trong tranh thực hiện là gì? Đó là hoạt động của bộ phận nào, hướng đưa gậy như thế nào? + Trong động tác thầy/cô vừa thực hiện, em thích động tác nào nhất? Em hãy thử thực hiện động tác. – GV mô tả động tác, phân tích và hướng dẫn cách thực hiện động tác (GV hô nhịp thật chậm để HS quan sát): + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm gậy rộng hơn vai. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa gậy lên cao, tay thẳng; mắt nhìn theo gậy. + Nhịp 2: Cúi gập bụng, gậy chạm bàn chân, gối thẳng. + Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8: thực hiện như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên. – GV gọi 2, 3 bạn HS xung phong tập động tác theo mẫu. – GV hô chậm và tập cùng cả lớp, chú ý quan sát sửa sai cho HS. – GV vừa hướng dẫn vừa cho HS tập với tần số nhịp nhanh hơn cho tới khi các em tập cơ bản đúng. – GV cũng HS nhận xét, đánh giá và có hình thức động viên, cổ vũ phù hợp đối với bạn tập theo mẫu giống nhất. Hoạt động 5: Thực hiện cả bốn động tác: a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước và thực hiện động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy. b. Cách tiến hành – GV vừa hô và tập cả bốn động tác cùng cả lớp. – GV gọi một số HS lên tập liên hoàn bốn động tác. – GV gọi một số bạn nhận xét. – GV cho tập theo tổ, sửa sai cho từng tổ. – GV gọi từng tổ lên thực hiện động tác. – GV biểu dương những tổ làm đúng và sửa động tác cho những tổ làm chưa đúng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện tập động tác a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nhuần nhuyễn các động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy b. Cách tiến hành – GV gọi một số HS lên thực hiện liên hoàn bốn động tác. – GV gọi 1, 2 bạn HS nhận xét. – GV yêu cầu hai bạn đứng cạnh nhau luyện tập theo nhóm và tự nhận xét. – GV yêu cầu luyện tập theo tổ, tổ trưởng vừa hô vừa tập cùng các bạn trong tổ. – GV quan sát, sửa lỗi và nhận xét chung. – Đối với những HS tiếp thu chưa tốt, GV hướng dẫn cho HS luyện tập với tốc độ chậm, kết hợp sửa động tác. – GV tổ chức cho từng tổ thi đua. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi bổ trợ khéo léo: Trò chơi “Chân ai khéo”. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện sự khéo léo, giáo dục tinh thần tập thể, tính đoàn kết. b. Cách tiến hành – GV chia lớp thành các đội chơi dựa trên sĩ số lớp. – GV cho lớp chuẩn bị và hướng dẫn HS cách chơi + Đội nào xong trước, thực hiện đúng cách chơi, thu được nhiều bóng nhất thì thắng cuộc. Hoạt động 3: Tập bài tập phát triển thể lực a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, rèn luyện và nâng cao thể lực. b. Cách tiến hành – GV cho HS tập một số bài tập sau: + Bài tập 1: Tại chỗ, bật trùng gối tách và chụm chân; thực hiện 20 – 25 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút. + Bài tập 2: Chạy tại chỗ gót chạm mông, hai tay chống hông; thực hiện 25 – 30 lần, lặp lại 2 lần; sau mỗi lần, cần đi lại vung tay thả lỏng người và hít thở sâu trong vòng 1 phút. – GV cần lưu ý một số trường hợp không nên tập thể lực: có bệnh về xương, về mạch máu, mới phục hồi sau chấn thương,… D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS làm bài tập trong SGK. b. Cách tiến hành – GV hướng dẫn HS làm các bài 1, 2 trong SGK tr.26. – GV nêu yêu cầu bài tập: Bài 1: Quan sát H.10, em hãy cho biết tên động tác và thực hiện toàn bộ động tác theo mỗi hình. Bài 2: Em cùng các bạn tập bài thể dục với gậy khi tập thể dục giữa giờ. * CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát: + Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả bốn động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy; biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được lỗi đó trong quá trình luyện tập. + Hoàn thành: Thực hiện được hai hoặc bốn động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy; biết được lỗi sai trong quá trình luyện tập. + Chưa hoàn thành: Thực hiện được một trong bốn động tác vươn thở, động tác lườn, động tác vặn mình và động tác bụng với gậy hoặc không thực hiện được động tác nào. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các động tác đã học hôm nay trong giờ giải lao, hoặc giờ nghỉ ở nhà. + Tích cực rèn luyện thể dục thể thao tại nhà. + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Động tác lưng, động tác chân, động tác nhảy và động tác điều hoà với gậy. |
– HS thực hiện vận động. – HS tích cực tham gia trò chơi. – HS lắng nghe GV hướng dẫn. – HS quan sát GV làm mẫu. – HS tham gia trò chơi – HS lắng nghe. – HS quan sát tranh. – HS quan sát GV làm mẫu. – HS trả lời: + Động tác thầy cô thực hiện là động tác vươn thở với gậy. – HS lắng nghe và quan sát. – HS thực hiện theo mẫu. – Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp – HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. – HS lắng nghe và vỗ tay. – HS quan sát tranh. – HS quan sát GV làm mẫu. – HS trả lời: + Động tác thầy cô thực hiện là động tác lườn với gậy. + Đó là hoạt động của tay, hướng đưa ra trước và gậy ở nhịp 1 và nhịp đưa lên cao (trên vai), nhịp 2 gậy nghiêng sang trái/sang phải, gậy ở nhịp 4 ở vị trí ngang hông. – HS lắng nghe và quan sát. – HS thực hiện theo mẫu. – Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp – HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. – HS lắng nghe và vỗ tay. – HS quan sát tranh. – HS quan sát GV làm mẫu. – HS trả lời: + Động tác thầy cô thực hiện là động tác vặn lườn với gậy. + Đó là hoạt động của lườn. + Ở nhịp 1 và nhịp 3 hướng đưa gậy ra trước vai. + Ở nhịp 2, hướng đưa gậy hướng sang phải/trái + Ở nhịp 4, hướng đưa gậy ra trước hông. – HS lắng nghe và quan sát. – HS thực hiện theo mẫu. – Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp – HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. – HS lắng nghe và vỗ tay. – HS quan sát tranh. – HS quan sát GV làm mẫu. – HS trả lời: + Động tác thầy cô thực hiện là động tác bụng với gậy. + Đó là hoạt động của bụng. + Ở nhịp 1 và nhịp 3 hướng đưa gậy lên cao (trên vai) + Ở nhịp 2, gập người,hướng đưa gậy xuống dưới chân. + Ở nhịp 4, hướng đưa gậy ra trước hông. – HS lắng nghe và quan sát. – HS thực hiện theo mẫu. – Cả lớp tập động tác 2 lần 8 nhịp – HS tập 2 – 3 lần 8 nhịp. – HS lắng nghe và vỗ tay. – HS thực hiện. – HS tập 1 lần 8 nhịp. – HS quan sát và nhận xét. – Cả lớp chú ý quan sát để ghi nhớ. – HS thực hiện động tác theo nhịp hô của GV. – HS thực hiện theo cặp. – HS thực hiện theo nhịp hô của tổ trưởng. – HS lắng nghe và ghi nhớ. – HS tham gia thi đua. – HS chú ý nghe để hiểu rõ luật chơi và tham gia trò chơi. – HS tập bài tập thể lực theo hướng dẫn của GV. – HS trả lời: Bài 1: (a) Động tác vặn mình với gậy (b) Động tác lườn với gậy (c) Động tác vươn thở với gậy (d) Động tác bụng với gậy. Bài 2: HS thực hiện – HS lắng nghe và chú ý – HS ghi nhớ. – HS ghi chú. |
Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 4 sách Cánh diều
BÀI 1: LỢI ÍCH CỦA HOA VÀ CÂY CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
2. Năng lực
1. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi tìm đúng lợi ích của hoa, cây cảnh dựa vào các thông tin gợi ý.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đề xuất cách để hoa và cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống.
2. Năng lực riêng:
- Nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
3. Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.2. Đối với học sinh
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. b. Cách tiến hành – GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh ngày Tết và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em được bố mẹ cho đi chợ hoa ngày Tết. Em thích loại hoa, cây cảnh nào? Vì sao? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoa và cây cảnh có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Lợi ích của hoa và cây cảnh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1 – 6 SHS tr.5 – 6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình dưới đây và nêu lợi ích của hoa, cây cảnh. – GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
– GV kết luận: Hoa, cây cảnh có nhiều lợi ích: làm sạch không khí, trang trí cảnh quan, làm hương liệu, làm thực phẩm, thể hiện tình cảm,… – GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh và một số loại cây có khả năng làm sạch không khí:
Hoạt động thảo luận – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Câu hỏi SHS tr.6: Vào các ngày lễ, tết, hoa và cây cảnh thường được dùng để làm gì? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án: Vào các ngày lễ, tết, hoa và cây cảnh thường được dùng để làm: + Trang trí lễ hội + Trang trí không gian nhà ở + Làm đẹp cảnh quan Trò chơi: Ai tìm đúng? – GV tổ chức cho HS chơi trò Ai tìm đúng? theo cặp đôi: Cùng bạn tìm đúng lợi ích của hoa, cây cảnh dựa vào thông tin gợi ý dưới đây – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm thực hành trước lớp. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét. – GV đánh giá, nhận xét, tổng kết lại lợi ích của hoa, cây cảnh: Trang trí lễ hội, Làm hương liệu, Làm thực phẩm, Làm sạch không khí, Thể hiện tình cảm, Làm đẹp cảnh quan. Hoạt động 2: Khơi gợi sự hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. b.Cách tiến hành Hoạt động khám phá – GV hướng dẫn HS quan sát Hình ảnh SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả hành động của các bạn trong hình dưới đây. – GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi mô tả các hành động trong hình với bạn bên cạnh. – GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả tranh trước lớp, các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. – GV đánh giá, chốt lại đáp án: Các bạn trong hình đang tưới cây, nhặt lá héo, bón phân cho cây. Hoạt động thảo luận – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn trả lời Câu hỏi SHS tr.7: Để hoa và cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, em cần làm gì? – GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án: Để hoa và cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, em cần: + Không bẻ cành cây, hái lá + Tưới cây thường xuyên + Tỉa cành, bón phân + Không để cây bị sâu bệnh + ….. Hoạt động vận dụng – GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ với các bạn về lợi ích của hoa, cây cảnh ở gia đình, trường học của em – GV yêu cầu HS: + Nêu cụ thể tên loại hoa/cây cảnh ở gia đình/trường học của em + Nêu lợi ích của loại hoa/cây cảnh đó. – GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. – GV nhận xét, đánh giá và nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí có thể trồng trong khuôn viên trường học:
* CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học: Hoa, cây cảnh có nhiều lợi ích: làm sạch không khí, trang trí cảnh quan, làm hương liệu, làm thực phẩm, thể hiện tình cảm,… Do đó, em hãy tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Lợi ích của hoa và cây cảnh. + Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở. + Đọc trước Bài2 – Một số loại hoa phổ biến (SHS tr.8). |
– HS thảo luận nhóm đôi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. – HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. – HS trả lời. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, quan sát hình ảnh. – HS thảo luận nhóm. – HS lắng nghe, nhận xét. – HS lắng nghe, chữa bài. – HS (nhóm đôi) tích cực tham gia trò chơi. – Các nhóm thực hành. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. – HS thực hiện theo yêu cầu GV. – HS mô tả hành động trong tranh. – HS lắng nghe, chữa bài. – HS thảo luận nhóm. – HS lắng nghe, nhận xét. – HS lắng nghe, chữa bài. – HS hoạt động nhóm. – HS lắng nghe, thực hiện. – HS trình bày. – HS quan sát hình ảnh, lắng nghe, tiếp thu – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, tiếp thu. – HS lắng nghe, tiếp thu. |
Kế hoạch bài dạy Lịch sử – Địa lí lớp 4 sách Cánh diều
BÀI 4: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hiểu và nhận xét được sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.
- Nêu được một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Mô tả được một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (chợ phiên vùng cao, lễ hội Tồng Ngồng, múa Xòe Thái).
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp hợp tác: bước đầu sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; trao đổi tích cực, có hiệu quả với thầy cô và bạn bè.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khả năng giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập và theo nhóm; tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực riêng:
- Năng lực đọc hiểu và tự tìm kiếm được những thông tin về dân cư, hoạt động sản xuất, văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Từ những nguồn tư liệu, nêu được nhận xét về đặc điểm, ý nghĩa của các nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với dân tộc đó nói riêng và đối với đất nước nói chung.
- Khả năng sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: tôn trọng văn hóa của các dân tộc của đất nước.
- Trách nhiệm: giữ gìn, phát huy, nhân rộng những giá trị văn hóa các dân tộc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.2. Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành – GV yêu cầu HS xem video về ruộng bậc thang ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và chia sẻ: Nếu được đi du lịch đến vùng này, em mong muốn được chiêm ngưỡng cảnh vật và nét văn hóa nào nơi đây? – GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. – GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Hiểu và nhận xét được sự phân bố dân cư thông qua việc quan sát lược đồ phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành – GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận nhóm (4HS/nhóm). – GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và thực hiện yêu cầu: + Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Nêu tên những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km 2 và từ 100 đến 500 người/km 2 . + Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao… + Những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km 2 : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Những tỉnh có mật độ dân số từ 100 đến 500 người/km 2 : Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh. + Nhận xét về sự phân bố dân cư: · Dân cư thưa thớt · Phân bố có sự khác nhau giữa miền núi và trung du. Ở những vùng cao thì dân cư thưa hơn các vùng thấp và đô thị. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: – Nêu được một số cách thức sản xuất và khai thác tự nhiên của dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Lí giải được vì sao ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có những cách thức sản xuất và khai thác tự nhiên đó. b. Cách tiến hành – GV chia lớp làm 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập). – GV phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về hoạt động làm ruộng bậc thang. · Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Người dân làm ruộng bậc thang như thế nào? · Người dân thường trồng cây gì trên ruộng bậc thang? + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng các công trình thủy điện. · Nêu cách khai thác sức nước để sản xuất điện. · Tìm và chỉ hai nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La trên hình 1 bài 3. Chia sẻ những thông tin em biết về hai nhà máy thủy điện này. + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về hoạt động khai thác khoáng sản. · Tìm và chỉ vị trí các mỏ: than đá, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit trên hình 1 bài 3. · Khai thác khoáng sản ở mỏ lộ thiên khác với khai thác khoáng sản trong hầm lò như thế nào? – GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm làm cùng nội dung nhận xét, bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Làm ruộng bậc thang + Ruộng bậc thang thường được làm ở sườn núi, sườn đồi có nguồn nước từ khe suối, có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá. + Người dân làm ruộng bậc thang bằng cách san thành các mặt bằng ruộng nối tiếp nhau như bậc thang và làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn. + Người dân thường trồng lúa nước trên ruộng bậc thang. b. Xây dựng các công trình thủy điện + Cách khai thác sức nước để sản xuất điện: đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua-bin sản xuất điện. + GV mở rộng kiến thức: · Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà, được khánh thành vào năm 1994; có công dụng: phòng chống lũ lụt, phát điện, cung cấp nước tưới tiêu, phục vụ giao thông vận tải. · Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại tỉnh Sơn La, trên dòng sông Đà, được khánh thành vào năm 2012, là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam. c. Khai thác khoáng sản + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều loại khoáng sản nhất nước ta. + Các hình thức khai thác: · Với mỏ lộ thiên: chỉ cần bóc đi lớp đất, đá bên trên là lấy được khoáng sản. · Với khai thác khoáng sản trong hầm lò: rất vất vả và nguy hiểm, cần có biện pháp để bảo đảm an toàn cho công nhân. – GV đặt tiếp câu hỏi cho chung cả lớp: Tại sao ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lại phát triển các hoạt động sản xuất như làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thủy điện và khai thác khoáng sản? – GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có). – GV nhận xét và kết luận: Vì vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình dốc, sông dốc và nhiều nước và là nơi có nhiều khoáng sản nhất nước ta nên có những điều kiện thuận lợi để hình thành nên các hoạt động sản xuất trên. Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số nét văn hóa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS – Kể được tên một số nét văn hóa đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa, giá trị của những nét văn hóa đó. – Mô tả được một nét văn hóa mà ấn tượng nhất với em. b. Cách tiến hành – GV tổ chức cho cả lớp thảo luận nhóm: + Chia lớp làm 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nội dung) + GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: · Nhóm 1, 6: Tìm hiểu về chợ phiên vùng cao. · Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về lễ hội Tồng Ngồng. · Nóm 3, 4: Tìm hiểu về nghệ thuật múa Xòe Thái. – GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm cùng nội dung lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Chợ phiên vùng cao + Thường họp vào những ngày nhất định. + Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hóa của người dân. + Chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục. GV cho HS xem video về chợ phiên vùng cao ngày Tết (lấy từ 1:22 đến 6:10) b. Lễ hội Lồng Tồng + Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,… để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. + Thường được tổ chức vào đầu mùa xuân. + Hoạt động chính của lễ hội là nghi thức xuống đồng. + Trong lễ hội có các trò chơi dân gian: kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đập trống,… GV cho HS xem video về lễ hội Lồng Tồng: GV cho HS xem thêm video về một số lễ hội khác: + Lễ hội Xương Giang (Bắc Giang): + Lễ hội Hoa Ban (Điện Biên): lấy từ 1:25 đến 7:30 c. Xòe Thái + Là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người Thái. + Có nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. + Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. GV cho HS xem video về điệu múa xòe Thái: lấy từ 0:12 đến 1:00. https://www.youtube.com/watch?v=LHDcW2BBkRs C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về đặc điểm dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành GV tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh hơn? – GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. – GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng. – GV đọc câu hỏi: Câu 1: Chợ phiên vùng cao có điểm khác biệt nào so với các chợ ở vùng đồng bằng? A. Hàng hóa bày bán mộc mạc, không cầu kì. B. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. C. Được tổ chức mỗi tuần một lần. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Đâu là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lễ hội Đua bò bảy núi. B. Lễ hội Lồng Tồng. C. Lễ hội Bà chúa xứ núi Sam. D. Lễ hội Tống Ôn. Câu 3: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Múa xòe Thái? A. Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Múa xoè Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái. C. Nghệ thuật xoè Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Đặc điểm trang phục của con trai các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì? A. Trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ. B. Trang trí công phu, màu sắc đơn giản. C. Đơn giản, có màu sẫm. D. Đơn giản, màu sắc sặc sỡ. Câu 5: Nhà máy thủy điện nào dưới đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay? A. Nhà máy thủy điện Sơn La. B. Nhà máy thủy điện Lai Châu. C. Nhà máy thủy điện Hòa Bình. D. Nhà máy thủy điện Na Hang. – GV mời các đội xung phong trả lời. – GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. – GV chốt đáp án:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. b. Cách tiến hành Lựa chọn 1 trong 2 bài tập sau: + Bài 1: Bạn Hoa và bạn Minh đang tranh luận về ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình thủy điện đối với đời sống và sản xuất. Bạn Hoa nói: “Đắp đập ngăn sông để làm thủy điện đem lại nhiều lợi ích cho đời sống và sản xuất”. Bạn Minh nói: “Tớ lại nghĩ, làm thủy điện không chỉ mang lại lợi ích mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh”. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Hãy nêu ví dụ để bảo vệ ý kiến của mình. + Bài 2: Tìm hiểu và giới thiệu về một lễ hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. – GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). – Các nhóm sẽ bốc thăm lựa chọn bài tập và thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà, tiết sau sẽ trình bày sản phẩm trước lớp. – GV gợi ý cho các nhóm trình bày các thông tin theo gợi ý + Bài 1: · Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của bạn nào? · Giải thích cho sự lựa chọn của em: sưu tầm những hình ảnh, sự kiện thể hiện lợi ích hoặc ảnh hưởng tiêu cực của việc xây dựng nhà máy thủy điện tới đời sống và sản xuất. + Bài 2: Vẽ sơ đồ tư duy trình bày thông tin về lễ hội mà nhóm HS tìm hiểu. · Tên lễ hội. · Thời gian diễn ra lễ hội. · Hoạt động trong lễ hội. · Ý nghĩa của lễ hội. * CỦNG CỐ – GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. – GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ – GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Hoàn thành bài tập phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 5 – Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương (SHS tr.25). |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án lớp 4 sách Cánh diều – Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 4 năm 2023 – 2024 (11 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.