Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà (5 mẫu + Sơ đồ tư duy) Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân tổng hợp sơ đồ tư duy kèm theo 5 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ, dễ hiểu nhất. Qua dàn ý phân tích vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập, nhanh chóng nắm được các luận điểm luận cứ để biết cách phân bổ thời gian viết văn hay đầy đủ các ý.

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà mang nét đẹp đầy thơ mộng, nhẹ nhàng. Hình ảnh sông Đà là một trong những sáng tạo thể hiện phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân. Vậy sau đây là 5 dàn ý vẻ đẹp trữ tình của sông Đà mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm một số bài văn mẫu như: dàn ý phân tích Người lái đò sông Đà, Dàn ý hình tượng người lái đò sông Đà, phân tích cảnh vượt thác sông Đà, phân tích hình tượng người lái đò.

Sơ đồ tư duy vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

Dàn ý vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà

I. Mở bài

– “Người lái đò sông Đà” là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập Sông Đà.

– Hình ảnh con sông Đà với hai đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình được tác giả khắc họa đậm nét trong tùy bút. Nổi bật lên là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà.

II. Thân bài

* Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà

– Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” – câu văn mở đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; ý lặng tờ nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ.

– Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kỳ thú: Cỏ gianh đồi núi đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương.

– So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực của dòng sông.

– Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà. Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.

* Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế. Nhà văn hiến cho độc giả hình ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:

– Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.

– Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trôi, con hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy vọt. Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép mình và đều mang hơi thở vận động của cuộc sống nhiều chiều

Tham khảo thêm:   Thông tư số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg

* Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương đất nước:

– Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà, lòng ông dậy lên cảm giác liên tưởng về lịch sử, về tình cảm đối với cố nhân: nhắc tới đời Lí đời Trần.

– Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống hiện đại.

– Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông đất nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con đò mình nở.

III. Kết bài

Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ; thấy những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân. Đọc “Sông Đà” người đọc càng thêm quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.

Dàn ý sông Đà thơ mộng, trữ tình

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà. (Nguyễn Tuân là một tác giả lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học của Việt Nam).

2. Thân bài

Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”

“Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”. Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

→ Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.

Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa.

→ Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Dàn ý sông Đà trữ tình

1. Mở bài

– Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà.

– Khái quát vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thơ mộng được thể hiện qua dáng vẻ của dòng sông

– Dòng sông như người thiếu nữ với vẻ đẹp kiều diễm: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”

– Những gì thuộc về sông Đà đều mang một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:

+ Nước sông Đà đa dạng về màu sắc: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

Tham khảo thêm:   Công nghệ 6 Bài 6: Dự án: Bữa ăn kết nối yêu thương Giải Công nghệ lớp 6 Bài 6 trang 33 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Đôi bờ dòng sông mang vẻ đẹp “hoang dại như một bờ tiền sử”

+ Trên mặt nước sông Đà, những đàn cá quẫy vọt lên dòng sông như đàn thoi đang rơi

b. Vẻ đẹp thơ mộng được thể hiện qua tâm hồn của dòng sông

– Sông Đà giống như một cố nhân thân quen.

– Nhà văn cảm nhận sâu sắc chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông.

c. Ý nghĩa của hình tượng sông Đà

– Góp phần làm nổi bật hình tượng người lái đò

– Thấy được tình yêu thiên nhiên, sự tự hào, gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên và lòng yêu nước của Nguyễn Tuân

– Thể hiện nét phong cách nghệ thuật cùng quan điểm của ông về nghệ thuật, cái đẹp.

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của hình tượng sông Đà

Dàn ý vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà

I. Mở bài

– Giới thiệu nói chung về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà.

– Nêu vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp nên thơ được trình bày qua hình dáng của dòng sông

– Nước sông như người con gái, thướt tha, duyên dáng: “Dòng sông chảy như sợi tóc trữ tình Sợi tóc rễ tơ ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc Hoa nở tháng hai lăn tăn. linh miêu mù sương cháy trên cánh đồng mùa xuân “

– Có vẻ đẹp trữ tình thuộc về sông lớn:

+ Nước sông lớn muôn màu muôn vẻ: “Mùa xuân nước suối trong xanh… mùa thu nước sông lớn đỏ như mặt người bầm dập vì men rượu”.

+ Bờ sông mang vẻ đẹp “hoang vu thời tiền sử”.

+ Trên sông lớn từng đàn cá nhảy xuống sông như đánh cầu lông.

2. Vẻ đẹp nên thơ được trình bày qua hồn sông

– Sông Đà như một cố tri thân quen.

– Tác giả cảm nhận thâm thúy cái chất “ấm êm” thân thuộc của dòng sông.

3.Ý nghĩa của hình ảnh dòng sông

– Giúp làm nổi trội hình ảnh người lái đò

– Thấy được tình yêu, niềm tự hào, gắn bó với tự nhiên và lòng yêu nước đối với tự nhiên của Nguyễn Tuân

– Trình bày phong cách nghệ thuật và ý kiến của mình về nghệ thuật và cái đẹp.

III. Kết luận

Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa của hình ảnh sông Đà

Dàn ý vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà

I. Mở bài

– Giới thiệu nói chung về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà.

– Nêu vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông.

II. Thân bài

1. Trữ tình ở dòng chảy

– Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”

– Ở những quãng yên thì như thiếu nữ kiều diễm “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo.”

– Điệp ngữ “tuôn dài” cùng nhịp văn mềm mại như ru tạo nên vẻ đẹp uyển chuyển, thướt tha của dòng sông. Phép so sánh dòng sông như một “áng tóc trữ tình” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

– Như người cố nhân lắm bệnh lắm chứng, “chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bản tính và gắt gỏng ngay”.

2. Trữ tình ở màu nước

– Mùa xuân, nước sông Đà “xanh ngọc bích” chứ không “xanh màu xanh canh hến như màu của sông Gâm, sông Lô”.

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam

– Mùa thu, nước “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

Liên hệ: màu nước sông Hương “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.

Hoặc màu nước đỏ nặng phù sa của sông Hồng.

– Chưa bao giờ màu đen như “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào rồi gọi bằng một cái tên láo lếu’.

3. Trữ tình ở đôi bờ sông

– Đôi bờ sông lặng như tờ: “từ đời Lý, Trần, Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”.

– “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

– “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà”, đẹp thơ mộng “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

– Dọc bờ sông: “tịnh không một bóng người; cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”.

– Trên mặt nước “con cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập sông đuổi mất đàn hươu vụt mất”.

– Sông Đà trong sự liên tưởng đến thơ Tản Đà “dải Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của một người tình nhân chưa quen biết.

III. Kết luận

Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa của hình ảnh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

Cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu và vang danh bao nhà văn, nhà thơ tài năng. Một trong số đó phải kể đến Nguyễn Tuân – một cây bút tài hoa với những sáng tác nổi bật. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất ở mảng tùy bút. Tiêu biểu trong những sáng tác của ông phải kể đến là tùy bút Người lái đò Sông Đà. Con sông Đà không chỉ đẹp bởi vẻ hung bạo, dữ dội mà còn vô cùng thơ mộng, trữ tình.

Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo” “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”. Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa” là những vẻ đẹp thơ mộng mà tác giả cảm nhận được từ con sông Đà. Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ. Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa. Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng vẻ đẹp của dòng sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng như vẻ đẹp của sông Đà nói chung vẫn còn nguyên vẹn và sống mãi trong lòng bạn đọc với một dấu ấn riêng biệt không gì sánh bằng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà (5 mẫu + Sơ đồ tư duy) Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *