Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 11. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cạnh tranh.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  • Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  • Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyệ, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong kinh tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được kiến thức về cạnh tranh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cạnh tranh; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến cạnh tranh.

3. Phẩm chất:

  • Trung thực và có trách nhiệm trong các mối quan hệ cạnh tranh.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
Tham khảo thêm:   Công thức điện dung của tụ điện Công thức tụ điện

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,… về cạnh tranh;
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,…(nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc to nội dung phần Mở đầu trong SGK, tr.6: Trên thị trường, một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể cùng sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó.

+ Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Mặt hàng quần áo có thể được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt về chất lượng, màu sắc, giá cả,… Các chủ thể sản xuất tạo ra sự khác biệt như vậy là để tăng giá trị cho sản phẩm.

– Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Hiểu rõ về cạnh tranh giúp chúng ta tham gia các hoạt động kinh tế tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng kinh tế xã hội văn minh, giàu đẹp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.

b. Nội dung: Đọc trường hợp mục 1 – SGK tr.6, thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu khái niệm cạnh tranh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh không? Vì sao?

– Từ đó, GV yêu cầu HS: Hãy nêu khái niệm về cạnh tranh.

– GV có thể lấy thêm một số ví dụ về những sự cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.

+ Cạnh tranh giữa Apple và Samsung.

+ Cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ ăn nhanh: KFC, Lotteria, McDonald’s,…

– GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi:

https://youtu.be/Del3_UGkBz8(0:05 – 2:24)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp SGK tr.6 và trả lời câu hỏi.

– HS theo dõi video.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

– Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

– HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm cạnh tranh

– Câu a: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động sau để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình:

+ Tìm hiểu văn hóa, khẩu vị người Việt Nam để quảng bá sản phẩm.

+ Quảng cáo phù hợp với văn hóa, truyền thống của Việt Nam.

+ Tạo hương vị đặc trưng, hình ảnh sản phẩm độc đáo,…

– Câu b: Hoạt động đó là cạnh tranh vì:

Các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát luôn tranh đua nhau trong việc lựa chọn và phát triển sản phẩm để nhằm giảm chi phí sản xuất, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và thu lại lợi nhuận cao.

– Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022 - 2023

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu 2 trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp làm 4 nhóm (2 nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập).

– GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 7 và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 3: Trường hợp 1.

+ Nhóm 2, 4: Trường hợp 2.

Câu hỏi:

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc các trường hợp trong mục 2 SGK.

– Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi số 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV tiếp tục mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi số 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

– Câu a:

+ Trường hợp 1:

· Các chủ thể sản xuất được nhắc đến: hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại.

· Các chủ thể đó có sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,…

+ Trường hợp 2:

· Các chủ thể sản xuất được nhắc đến: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam.

· Các chủ thể đó có sự khác biệt về nguồn vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp, nhu cầu đáp ứng.

– Câu b:

+ Các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng vì để thu hút người tiêu dùng với những sản phẩm do mình tạo ra, từ đó có thể thu về lợi nhuận tốt.

+ Những yếu tố giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng:

· Chất lượng

· Mẫu mã

· Giá cả

· ……

– Kết luận nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh:

+ Các chủ thể kinh tế có sự khác biệt về hình thức sở hữu nguồn lực.

+ Các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập với nhau.

+ Các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích của mình.

à Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.

+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.

Tham khảo thêm:   Công văn 1557/TCHQ-TXNK Xác định mã HS hàng nhập khẩu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *